Doanh nghiệp
Go-Viet tham vọng xây dựng nền tảng đa dịch vụ từ ứng dụng gọi xe
Sau 6 tuần thử nghiệm, Go-Viet tuyên bố nắm giữ 35% thị phần xe ôm công nghệ và đang chuẩn bị tung ra dịch vụ Go-Car (gọi xe 4 bánh), làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tại nhà, ví điện tử.
Chiều 12/9, Go-Viet, ứng dụng được công ty công nghệ Go-Jek của Indonesia hậu thuẫn đã chính thức ra mắt thị trường Hà Nội. Thời gian đầu, 2 dịch vụ được triển khai là Go-Bike (dịch vụ gọi xe công nghệ 2 bánh) và Go-Send (dịch vụ chuyển phát nhanh).
Trước đó, ứng dụng Go-Viet đã được triển khai thử nghiệm từ hồi giữa tháng 7/2018. Đại diện công ty cho biết, sau 6 tuần, Go-Viet thu hút hơn 25.000 tài xế và đạt hơn 1,5 triệu lượt tải về ở Việt Nam.
"Chúng tôi tràn đầy hy vọng về tương lai của Go-Viet tại thị trường Việt Nam. Bởi tính cho tới thời điểm hiện tại, Go-Viet đã nắm giữ tới 35% thị phần xe ôm công nghệ tại TP. HCM sau thời gian rất ngắn triển khai”, ông Nadiem Makarim, CEO Go-Jek nói.
Ông không phủ nhận, đây chỉ là những hiệu ứng mang tính ngắn hạn, khi Go-Viet liên tục tung ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi "sập sàn" nhằm giành giật thị phần cũng như thu hút các tài xế.
Nhưng vị CEO này vẫn tin tưởng: "Tiềm năng của Go-Viet là rất lớn, nhờ sở hữu nguồn lực tài chính dồi dào, nền tảng công nghệ hiện tại và nhân sự bản địa giàu kinh nghiệm".
Bên cạnh đó, phía Go-Viet cho biết, đang gấp rút tung ra dịch vụ Go-Car (dịch vụ gọi xe công nghệ 4 bánh) cạnh tranh với Grab Car, sớm nhất là 4 tháng nữa. Đồng nghĩa, mảng kinh doanh béo bở nhất của Grab tại Việt Nam đang bị đe dọa.
Ngoài ra, động thái này được cho là sẽ thay đổi đáng kể cục diện thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam, khi người tiêu dùng trong nước có thêm sự lựa chọn.
Thực tế tại thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam, Go-Viet được Go-Jek hậu thuẫn là một trong số ít các ứng dụng có khả năng đối đầu trực tiếp với Grab ở thời điểm này.
Go-Jek đang định giá 5 tỷ USD, còn Grab nhỉnh hơn với 6 tỷ USD. Go-Jek tuyên bố dành 500 triệu USD để mở rộng sang các thị trường thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.
Ông Nadiem Makarim tiết lộ, Việt Nam là thị trường quốc tế đầu tiên được Go-Jek chọn để triển khai ngoài Indonesia. Ông nhận thấy, giữa 2 thị trường có nhiều điểm tương đồng, như dân số trẻ, hiểu biết nhiều về công nghệ và thói quen sử dụng điện thoại thường xuyên.
Về phía Grab - đơn vị được cho là đối đầu trực tiếp với Go-Viet ở Việt Nam, bà Tan Hooi Ling - đồng sáng lập Grab tuyên bố cách đây ít ngày: "50% người tiêu dùng ở Việt Nam sẽ dùng dịch vụ của công ty vào năm 2020".
Không xem đây là lời đe dọa, ông Nguyễn Vũ Đức - đồng sáng lập kiêm CEO Go-Viet nói với TheLEADER, công ty mong muốn có nhiều đối thủ cạnh tranh để có các bài học, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.
"Trước hết, chúng tôi luôn tôn trọng tất cả các đối thủ tham gia thị trường. Nhưng không phải vì thế, mà chúng tôi chùn tay, hay khoan nhượng với họ", ông Đức nói.
Nhà sáng lập Go-Viet khẳng định không hề lo ngại khi các đối thủ đưa ra các mục tiêu về thị phần. Ngược lại, ông xem đây là động lực để ứng dụng của mình vượt lên trên tất cả.
"Chúng tôi không đơn thuần là một ứng dụng riêng lẻ chỉ để gọi xe, hay giao hàng... Từ đầu, Go-Viet đã xác định là một nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu, với mục tiêu giúp cải thiện và nâng cao đời sống người Việt Nam. Do đó, thời gian tới, chúng tôi sẽ ra mắt thêm nhiều dịch vụ hơn nữa, như gọi xe 4 bánh, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe tại nhà, ví điện tử...", ông Nguyễn Vũ Đức chia sẻ.
Gần đây nhất, thị trường gọi xe Việt Nam đã đón nhận 2 cái tên mới. FastGo - ứng dụng gọi xe của Việt Nam, thuộc Tập đoàn NextTech công bố nhận vốn 3 triệu USD, đã thu hút được hơn 20.000 lái xe.
Trong khi đó, VNG cũng nhảy vào thị trường gọi xe và đặt món trực tuyến, bằng việc phát triển thêm tính năng gọi xe cho ứng dụng Zalo.
Ước tính, quy mô thị trường gọi xe Việt Nam là khoảng 1,7 tỷ USD. Ngoài Grab đang dẫn đầu thị trường, vần còn hơn 50% thị phần gọi xe vẫn dành cho các ứng dụng gọi xe khác và cả các hãng taxi truyền thống.
Dù đang chiếm thị phần lớn tại thị trường gọi xe Việt Nam, Grab đã liên tục tung ra các hoạt động giảm giá, khuyến mãi nhằm giữ vững thị phần. Bên cạnh đó, hãng này còn tung ra nhiều chương trình thu hút tài xế mới, cũng như từ các đối thủ.
Một số tài xế của Grab Việt Nam cho biết, vài tháng trở lại đây, số cuốc xe mỗi ngày có phần vơi đi, nên thu nhập của họ giảm. Trong khi nhu cầu gọi xe qua ứng dụng không tăng, số lượng tài xế lại ngày một nhiều lên đã dẫn tới tình trạng nói trên.
Nắm được điểm mấu chốt này, Grab Việt Nam đã trình lên Bộ GTVT đề xuất mở rộng ứng dụng tại các tỉnh như Ninh Thuận, Đồng Tháp, Gia Lai... Nhưng phía Bộ GTVT đã bác bỏ đề xuất, đồng thời yêu cầu Grab triển khai dịch vụ đúng theo đề án thí điểm tại 5 tỉnh thành là Hà Nội, TP. HCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Quảng Ninh.
GO-VIET đã có cả ngàn tài xế đối đầu Grab sau một tháng ra mắt
Ứng dụng gọi xe Việt Nam chiêu mộ 10.000 tài xế chỉ sau 2 tháng hoạt động
Ứng dụng gọi xe FastGo hiện không thu phí chiết khấu đối với tài xế lái xe theo tỷ lệ %, mà chỉ thu phí dịch vụ không quá 30.000 đồng/ngày.
Zalo nhảy vào thị trường gọi xe và đặt món trực tuyến
Với hơn 100 triệu người dùng sau gần 6 năm hoạt động, Zalo sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm dành cho Grab, GO-JEK khi bắt đầu thử nghiệm 2 dịch vụ mới là Zalo Taxi và Zalo Food tại Việt Nam.
Ứng dụng GO-VIET được GO-JEK hậu thuẫn bắt đầu thử nghiệm gọi xe tại TP. HCM
Sau lần thử nghiệm này, ứng dụng GO-VIET sẽ chính thức được ra mắt vào tháng 9 năm nay với kỳ vọng thay đổi thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam.
Ứng dụng gọi xe ngoại dần thâu tóm thị phần taxi tại Việt Nam
Taxi truyền thống ngày một xuống dốc, ứng dụng gọi xe nội vừa ra mắt đã liên tục bị phàn nàn tạo điều kiện cho kế hoạch đánh chiếm thị trường Việt Nam của Grab, hay sắp tới là Go-Jek trở nên thênh thang, rộng mở.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?