Trung du miền núi Bắc Bộ sẽ có hội đồng điều phối vùng
Sau Đồng bằng sông Cửu Long, cơ chế hội đồng điều phối vùng cho vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đang được Bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ.
Nông nghiệp an toàn, sạch, hữu cơ, xanh và đặc sản; nông nghiệp gắn với văn hóa, lấy cộng đồng làm trung tâm là những hướng đi mới cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Đến với Trung du và miền núi phía Bắc, không thể không nhắc tới những loại nông sản mang tính thương hiệu của vùng như cam canh, mật ong, gạo nếp nương, na hậu hoàng… Những sản phẩm này, không chỉ được đón nhận bởi thị trường trong nước mà còn có nhiều thế mạnh xuất khẩu.
Bên cạnh việc được thiên nhiên ưu đãi, do ảnh hưởng từ sự đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc, nhiều loại nông sản được chế biến theo những phương pháp đặc biệt như măng chua, trâu gác bếp, thịt chua, miến dong… tạo ra sự đa dạng và độc đáo.
Có thể thấy, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có rất nhiều tiềm năng phát triển một nền nông nghiệp chất lượng, từ đó tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế và duy trì sinh kế bền vững cho bà con nông dân.
Tuy nhiên, những tiềm năng ấy không thể trở thành hiện thực, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, nếu nông nghiệp của vùng tiếp tục chạy theo chỉ tiêu về năng suất, sản lượng, quy mô, diện tích canh tác.
Không những không khai thác được tiềm năng, nền nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc sẽ tiếp tục manh mún và tụt hậu, khó theo kịp các địa phương khác. Do đó, cần phải có một hướng đi khác cho nông nghiệp vùng này.
Hướng đi này, theo Bộ trưởng, là phải biết cách khai thác để giới thiệu nét đặc sắc, những nét văn hóa tinh hoa của đồng bào dân tộc thiểu số, kể những câu chuyện, thổi hồn vào từng sản phẩm, từ đó tạo ra giá trị đa tầng, lan tỏa và lan tỏa.
Bộ trưởng Hoan cũng nhấn mạnh, hoạt động sản xuất nông nghiệp, trước triên cần phải xoay quanh chính những người nông dân, cộng đồng nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, tạo ra mối liên kết gần gũi tới du khách và người tiêu dùng.
Thực tế, bản sắc văn hóa, cộng đồng dân cư chính là những nguồn vốn văn hóa, nguồn vốn xã hội vô hạn, tạo điểm nhấn cho nông nghiệp vùng. Tận dụng được những nguồn vốn này là “góc nhìn mở”, tháo gỡ và chuyển biến những khó khăn về dân cư, hạ tầng thành những thế mạnh riêng.
“Nếu nhìn theo góc mở, nguồn lực của Trung du và miền núi Bắc Bộ không hề bị giới hạn”, lãnh đạo ngành nông nghiệp nhấn mạnh.
Nếu nhìn theo góc mở, nguồn lực của Trung du và miền núi Bắc Bộ không hề bị giới hạn!
Bộ trưởng Lê Minh Hoan
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường nông sản thế giới có nhiều biến động như lãnh đạo ngành nông nghiệp đã nói tại nhiều hội nghị, diễn đàn, nông nghiệp Trung du và miền núi phía Bắc cũng cần có những bước chuyển mình phù hợp. Đó chính là quan điểm “phát triển nông nghiệp vùng theo hướng nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, xanh, sạch, đặc sản” được đưa ra tại Nghị quyết số 11-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị.
Đây cũng là một trong những hướng đi đang được các địa phương quan tâm và tích cực theo đuổi. Từ những gợi ý của các tổ chức phát triển, lãnh đạo ngành nông nghiệp đề nghị cần có sự đồng hành từ chính những người dân địa phương, người nông dân, đồng bào dân tộc với cơ quan quản lý để chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm.
Thực tế, nhiều mô hình dựa trên quan điểm này đã được triển khai, ví dụ như phát triển dược liệu đi kèm bảo tồn rừng, liên kết doanh nghiệp với cộng đồng phát triển lá khôi tía dưới tán rừng ở Lào Cai.
Từ những quan điểm mới này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan kỳ vọng, nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng đất “phên dậu” và “lá phổi xanh” của tổ quốc, sẽ phát triển tương xứng với tiềm năng.
“Tôi nhìn thấy thấp thoáng những vùng kinh tế nông - lâm - du lịch, những khu bảo tồn sinh cảnh, những vùng nông nghiệp công nghệ cao, dược liệu, dược phẩm, những thung lũng đầy hoa, những điểm du lịch cộng đồng trải đều khắp vùng”, Bộ trưởng nói.
Sau Đồng bằng sông Cửu Long, cơ chế hội đồng điều phối vùng cho vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đang được Bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ.
Địa danh Tủa Chùa hoàn toàn lạ lẫm khi chúng tôi xách ba lô lên đường chỉ vì nghe nói “có một nơi ở Điện Biên mà mọi nét hùng vĩ và vẻ đẹp của Tây Bắc như thu cả về đó”.
Ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam đánh giá, phát triển du lịch sẽ là một con đường nhanh nhất tạo động lực phát triển cho vùng Tây Bắc.
Hội nghị "Quảng bá, xúc tiến, liên kết phát triển các sản phẩm du lịch vùng Tây Bắc" đã diễn ra sáng nay (16/12) tại Lào Cai.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.