Doanh nghiệp
Grab lỗ hơn 1.700 tỷ đồng tại Việt Nam
Không chỉ chịu áp lực tài chính lớn do kinh doanh không có lãi, Grab đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các ứng dụng gọi xe mới xuất hiện tại Việt Nam như Go-Viet, Fastgo.
Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2014, Grab là một trong số những ứng dụng gọi xe có mặt sớm nhất tại thị trường Việt Nam cùng với Uber.
Bằng cách liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá trên mỗi cuốc xe, Grab nhanh chóng thu hút được một lượng người dùng, lẫn tài xế đông đảo.
Trước sức ép từ Uber và Grab, tình hình kinh doanh của một loạt các hãng taxi truyền thống trở nên lao đao. Taxi Vinasun liên tiếp báo lỗ trong hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách, và chỉ có lãi nhờ thanh lý xe cũ. Trong khi Mai Linh đã phải cắt giảm hơn 3.000 nhân sự trong năm 2017.
Không dừng lại ở đó, đối thủ lớn nhất trong lĩnh vực gọi xe tại Việt Nam là Uber cũng bị Grab thâu tóm vào tháng 4/2018. Lúc này Grab trở thành "ông chủ" trên thị trường gọi xe Việt Nam.
Tại một sự kiện diễn ra mới đây, bà Tan Hooi Ling - đồng sáng lập Grab cho biết, hiện hãng này có 175.000 đối tác tại Việt Nam. Cứ 10 người dân Việt Nam thì có 2 người dùng dịch vụ của Grab. Mục tiêu của công ty này là đến năm 2020, tỷ lệ trên sẽ tăng lên 50%.
Thế nhưng kết quả kinh doanh của Grab tại Việt Nam là "một bức tranh màu tối". Một nguồn tin cho biết Công ty TNHH Grab - đơn vị vận hành Grab Việt Nam đã lỗ lũy kế hơn 1.700 tỷ đồng, tính đến cuối năm ngoái.
Trước đó, theo thông tin từ Bộ Tài Chính, trong 3 năm đầu hoạt động ở Việt Nam,Grab lỗ 938 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong vòng một năm, số lỗ lũy kế của Grab đã tăng gần gấp đôi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hoạt động kinh doanh lỗ là do chi phí bán hàng của Grab luôn chiếm tỷ trọng lớn. Riêng năm 2017, công ty đã chi gần 600 tỷ đồng chi phí này, gấp 4 lần so với các năm trước đó. Con số này phản ánh việc Grab đã phải chi rất nhiều cho các chương trình quảng bá, tiếp thị để thu hút đối tác và khách hàng.
Việc mở rộng quy mô nhanh cũng khiến chi phí quản lý của doanh nghiệp này tăng chóng mặt trong năm ngoái, lên hơn 200 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2015.
Chi phí hoạt động lớn trong khi doanh thu chưa đủ bù đắp, Grab phải vay nợ để duy trì hoạt động. Đến cuối năm 2017, khoản nợ ngắn hạn của công ty là hơn 1.500 tỷ đồng. Trước đó, Grab Việt Nam từng vay công ty mẹ tại Malaysia 50 triệu USD.
Áp lực tài chính không phải là vấn đề lớn nhất của Grab, tại thị trường Việt Nam một loạt ứng dụng gọi xe xuất hiện gần đây tạo ra áp lực cạnh tranh thị phần gay gắt với Grab, trong đó nổi bật nhất là Go-Viet - công ty được hậu thuẫn bởi Go-Jek Indonesia.
Các ứng dụng gọi xe trong nước cũng thể hiện tham vọng giành thị phần với Grab như FastGo của Tập đoàn Nexttech, hay Zalo của ông lớn VNG.
Trước sức ép cạnh tranh, Grab Việt Nam đã liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi giá cước nhằm giữ vững thị phần. Đơn cử là chương trình đồng giá cước 5.000 đồng/chuyến đi Grabbike có chiều dài dưới 8 km.
Nhằm đối phó với việc bị các ứng dụng khác thu hút tài xế, công ty này còn đưa ra quy định: tài xế không được cài đặt các ứng dụng gọi xe tương tự Grab, nếu không sẽ bị cắt thưởng.
Một số tài xế của Grab Việt Nam cho biết, vài tháng trở lại đây, số cuốc xe mỗi ngày giảm nên thu nhập của họ giảm. Trong khi nhu cầu gọi xe qua ứng dụng không tăng, số lượng tài xế lại ngày một nhiều lên đã dẫn tới tình trạng nói trên.
Grab Việt Nam đã trình lên Bộ GTVT đề xuất mở rộng ứng dụng tại các tỉnh như Ninh Thuận, Đồng Tháp, Gia Lai... Nhưng phía Bộ GTVT đã bác bỏ đề xuất, đồng thời yêu cầu Grab triển khai dịch vụ đúng theo đề án thí điểm tại 5 tỉnh thành là Hà Nội, TP. HCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Quảng Ninh.
Uber, Grab nhận ‘trái đắng’ vì sáp nhập tại Singapore
Uber, Grab nhận ‘trái đắng’ vì sáp nhập tại Singapore
Singapore mới đây đã tuyên phạt Grab và Uber 9,5 triệu USD sau khi kết luận về vụ sáp nhập của hai ứng dụng gọi xe này vào hồi tháng 3.
GO-VIET đã có cả ngàn tài xế đối đầu Grab sau một tháng ra mắt
Với đội ngũ hàng ngàn tài xế, GO-VIET sẽ mở rộng hoạt động trên 12 quận tại TP. HCM từ đầu tháng 8.
Vinasun tiếp tục kéo dài thua lỗ trước sức ép từ Grab
Quý thứ 3 liên tiếp Vinasun báo lỗ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách và chỉ có lãi nhờ thanh lý xe cũ.
Grab nhận khoản đầu tư 1 tỷ USD từ Toyota
Thương vụ này sẽ đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất của một nhà sản xuất ô tô vào thị trường gọi xe.
UBND TP. Hà Nội lập Ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí
Ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội do ông Trần Sỹ Thanh, Phó bí thư thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban.
Giá tốt, căn 3 phòng ngủ Hanoi Melody Residences tăng mạnh sức nóng
Với mức giá rumor chỉ từ mức 58 triệu đồng/m2, mức quan tâm dành cho căn 3 phòng ngủ tại tổ hợp Hanoi Melody Residences tăng mạnh.
Cách làm việc sâu trong thời đại có quá nhiều xao nhãng
Làm việc sâu là kỹ năng tập trung cao độ, không bị phân tâm, giúp nâng cao hiệu suất và đạt thành tựu vượt trội trong thời đại có quá nhiều xao nhãng.
Cuộc sống trọn vẹn, cộng đồng gắn kết tại Vincom Shophouse Royal Park
Vincom Shophouse Royal Park kiến tạo không gian sống đẳng cấp, hiện đại, đồng thời nâng tầm chuẩn sống và xây dựng cộng đồng gắn kết tại Quảng Trị.
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp
Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống ngân hàng điện tử tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng.
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh 20ha rừng tại Lào Cai
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.
Thương mại Việt Nam - Brazil: Rào cản cũ và cơ hội mới
Brazil là thị trường dễ tính với những rào cản cũ, nhưng cơ hội từ FTA sắp tới, thúc đẩy thương mại Việt Nam và Brazil, mở ra hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt.