Leader talk

GS.TSKH Nguyễn Mại: 'Làm luật theo kiểu chờ xếp hàng như hiện nay sẽ rất nguy hiểm'

An Chi Thứ hai, 26/08/2019 - 11:54

GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng, nếu không thay đổi cách làm luật thì sẽ rất nguy hiểm trong thu hút đầu tư nước ngoài.

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn thuế, đầu tư "chui"... ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị vừa ký ban hành về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Nghị quyết của Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng nâng lên thành luật. Ngăn chặn chuyển giá ngay từ khi thành lập và trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, theo GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư), với cách làm luật như hiện nay, nếu không thay đổi sẽ rất nguy hiểm trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Ông Mại dẫn chứng, vấn đề về chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI được đặt ra từ năm 2005 khi Coca-Cola bị phát hiện ra nhiều năm liền liên tiếp báo lỗ và không nộp thuế. Tuy nhiên, trong suốt 14 năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có giải pháp để xử lý dứt điểm thực trạng này. Phải đến Nghị quyết mới đây của Bộ Chính trị mới nói đến việc nâng lên thành luật chống chuyển giá.

Đằng sau niềm vui đón dòng FDI ‘sơ tán’ đến Việt Nam

"Rõ ràng, phản ứng về chính sách còn quá chậm trước những diễn biến thực tế trong thu hút đầu tư nước ngoài", ông Mại khẳng định.

Hay một ví dụ khác là những vướng mắc trong Luật Đầu tư hiện nay. Theo ông Mại, năm 2005, Luật Đầu tư ra đời được giới chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá cao vì lần đầu tiên có một luật chung cho các loại hình doanh nghiệp.

Song khi sửa luật năm 2014 thì năm 2015 phát hiện ra không biết bao nhiêu chuyện bất cập. Năm năm sau khi phát hiện ra những vấn đề đó, năm 2019, Chính phủ mới đặt ra vấn đề cần sửa lại Luật Đầu tư, dự kiến đến tháng 10/2020 mới trình Quốc hội, nếu Quốc hội chưa thông qua thì phải đến năm 2021. 

Trong khi đó, trong hai năm nữa chờ Quốc hội thông qua dự án luật sửa đổi, mọi vấn đề vướng mắc của các doanh nghiệp vẫn bế tắc, không được giải quyết.

Nhìn sang kinh nghiệm làm luật của các nước khác trên thế giới, ông Mại cho hay, Trung Quốc làm Luật Đầu tư chỉ trong vòng ba tháng. Tổng thống Mỹ có thể quyết định một chính sách quan trọng rất nhanh vì họ có cả hội đồng tham vấn.

"Nếu không thay đổi cách làm luật, vẫn làm luật theo kiểu chờ xếp hàng như hiện nay sẽ rất nguy hiểm. Các cơ quan quản lý nhà nước phải làm việc với tinh thần phải thay đổi thể chế, cách làm luật, có như vậy mới giải quyết được những nhu cầu bức thiết của nền kinh tế đang thay đổi rất nhanh", ông Mại khẳng định.

Thu hút FDI, quan trọng nhất là khâu lựa chọn đầu tư

Theo ông Mại, trong 30 năm thu hút FDI, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, song cũng còn tồn tại rất nhiều nhược điểm, khiếm khuyết chưa đạt được. Để khắc phục những hạn chế này, tính chọn lựa dự án đầu tư cần được đặt ra sâu sắc hơn.

Thực chất, ngay từ đầu Việt Nam đã rất coi trọng việc chọn lựa dự án đầu tư và thành công nhờ biết chọn lựa những đối tác, dự án có tiềm năng lớn về công nghệ, vốn, trình độ quản lý. 

Tuy vậy, từ năm 2006, khi Chính phủ phân cấp quản lý toàn diện cho các địa phương, UBND các tỉnh thành phố, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thẩm định cấp giấy phép, xúc tiến đầu tư, chọn lựa dự án đầu tư thì lại dẫn đến những tiêu cực không đáng có.

Cảnh báo rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2006 bắt đầu phân cấp quản lý cho địa phương thì đến năm 2008 vốn đầu tư nước ngoài tăng đột biến, trong đó gần 1/3 số vốn không thể thực hiện được. Nguyên nhân là do các địa phương không thực hiện quyền lựa chọn dự án của mình mà chỉ chăm chăm "trải chiếu hoa cho các nhà đầu tư". 

Dẫn đến địa phương thu hút phải nhiều dự án mỏng vốn, chủ đầu tư không có tiềm lực chỉ đăng ký đầu tư dự án để chờ bán, không bán được thì trả lại cho các tỉnh.

Điển hình như tại khu kinh tế Nhơn Hội có quy mô hàng chục nghìn ha, cả chục năm hy vọng vào dự án lọc dầu của Thái Lan 22 tỷ USD nhưng sau đó nhiều lý do khiến dự án không thực hiện được. Cả một khu đô thị rộng lớn hầu như không có nhiều dự án, bây giờ phải chuyển đổi thành đô thị du lịch.

Đây là điển hình để nói rằng, nếu không tăng cường lựa chọn đầu tư, đặc biệt là chọn nhà đầu tư, chọn dự án có chất lượng, Việt Nam sẽ không thể thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế theo mô hình mới. 

Trên cơ sở đó, ông Mại cho rằng, trong thu hút đầu tư, Việt Nam cần hướng tới các dự án chất lượng cao, công nghệ cao, thân thiện môi trường, công nghệ tương lai, không chấp thuận các dự án mỏng vốn, chuyển giá, trốn thuế.

Cũng theo vị chuyên gia này, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện rất lớn bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang dẫn đến một làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các nước lân cận. Vị thế của Việt Nam ở ASEAN ngày càng được nâng cao. Mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ thay đổi rất nhanh. 

Đặc biệt, tuy Mỹ không tham gia CPTPP nhưng hiện họ đang muốn đàm phán riêng về một hiệp định thương mại tự do song phương mới với Việt Nam thay BTA. Mỹ coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương.

"Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày càng được nâng cao. Nếu như những năm 90 thế kỷ trước, Việt Nam như một cô gái đẹp thì bây giờ Việt Nam là một ngôi sao đang lên, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài ở mức rất cao. Các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia đến đầu tư tại Việt Nam rất nhiều và không thiếu. Quan trọng là chúng ta phải khôn ngoan trong việc lựa chọn dự án đầu tư hiệu quả", ông Mại nhấn mạnh.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Tiêu điểm -  5 năm
Bộ Chính trị yêu cầu khắc phục tình trạng vốn mỏng, chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng của các dự án đầu tư nước ngoài. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.
Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Tiêu điểm -  5 năm
Bộ Chính trị yêu cầu khắc phục tình trạng vốn mỏng, chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng của các dự án đầu tư nước ngoài. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.
Đằng sau niềm vui đón dòng FDI ‘sơ tán’ đến Việt Nam

Đằng sau niềm vui đón dòng FDI ‘sơ tán’ đến Việt Nam

Quốc tế -  5 năm

Chiến tranh thương mại đang kéo không ít nhà đầu tư ngoại đến Việt Nam nhưng sự xuất hiện này không phải là niềm vui bất tận.

Sách trắng 2019: Doanh nghiệp FDI chiếm ngôi vương về lợi nhuận

Sách trắng 2019: Doanh nghiệp FDI chiếm ngôi vương về lợi nhuận

Tiêu điểm -  5 năm

Doanh nghiệp tư nhân có doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp nhưng lợi nhuận vẫn xếp sau khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Băn khoăn dòng FDI 'sơ tán' đến Việt Nam

Băn khoăn dòng FDI 'sơ tán' đến Việt Nam

Quốc tế -  5 năm

Chiến tranh thương mại có khả năng gia tăng dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng khả năng hấp thụ vẫn là vấn đề nan giải.

Hồng Kông dẫn đầu FDI vào Việt Nam nửa đầu 2019

Hồng Kông dẫn đầu FDI vào Việt Nam nửa đầu 2019

Tiêu điểm -  5 năm

Nhật Bản, Hàn Quốc không còn 'tranh giành' vị trí nhất nhì như năm trước. Thay vào đó, từ đầu năm 2019, Hồng Kông đã giữ vững vị trí đầu về số vốn FDI vào Việt Nam.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  10 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  12 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  12 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.