Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021

Phương Linh Thứ sáu, 15/01/2021 - 17:17

Kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới bất định do rủi ro từ đại dịch Covid-19. Tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1 và 6,46% theo kịch bản 2.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ít nhiều được đánh giá khá tích cực

Theo báo cáo "Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố, tình hình kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2020 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của đại dịch. 

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, hoạt động thương mại và đầu tư bị “đứt gãy”, nền kinh tế Việt Nam vẫn có những bước chuyển phù hợp, linh hoạt, kiên định với “mục tiêu kép”. 

Nếu 6 tháng đầu năm, Chính phủ ưu tiên kiểm soát tốt dịch bệnh thì nửa cuối năm lại chứng kiến những thay đổi trong cách thức điều hành, hướng nhiều hơn tới chủ động quản trị bất định, tạo cơ sở cho khôi phục kinh tế.

Kết quả là tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 2,91% trong năm 2020. Báo cáo của CIEM nhận định, số liệu tăng trưởng 6 tháng cuối năm đã cho thấy sự phục hồi đáng kể so với 6 tháng đầu năm; tăng trưởng ít nhiều được đánh giá khá tích cực.

Tăng trưởng khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản đạt mức 2,68% trong cả năm 2020. Xuất khẩu nông sản được xem là điểm sáng trong 6 tháng cuối năm và trở thành dấu ấn của toàn khu vực nông lâm thuỷ sản. 

Đâu là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021?

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98% cho cả năm 2020. Ngành công nghiệp suy giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ giai đoạn 2011-2019. 

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực dịch vụ, tốc độ tăng trưởng cả năm chỉ đạt 2,34% - mức thấp nhất trong toàn nền kinh tế.

Khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo được từng bước hoàn thiện, tạo ra làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ. 

Lạm phát có xu hướng ổn định hơn trong 6 tháng cuối năm 2020. Lạm phát cơ bản bình quân đạt 2,31% trong năm 2020. Tốc độ tăng CPI bị kiềm chế chủ yếu bởi giảm cầu do đại dịch diễn biến phức tạp trong nhiều tháng liên tục và các chính sách hỗ trợ, ứng phó của Chính phủ. 

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực thi nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm chỉ đạo và điều chỉnh lãi suất chính sách nhằm hướng tới hạ mặt bằng lãi suất chung; hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy phát triển Fintech.

Một trong những điểm sáng trong năm 2020 là tổng đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 2.164,5 nghìn tỷ đồng năm 2020, tăng 5,7%. Tỷ lệ đầu tư/GDP có xu hướng tăng, đạt 33,6%; giải ngân đầu tư công ước đạt 82,8% kế hoạch. 

Đặc biệt, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%, phục hồi khá nhanh trong quý III và quý IV. Việt Nam đạt thặng dư thương mại hàng hóa, ước tính cả năm xuất siêu 19,1 tỷ USD. 

Con số này thể hiện phần nào hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành về xuất nhập khẩu, cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục tích cực trong năm 2021

Về triển vọng kinh tế Việt Nam 2021, báo cáo của CIEM dự báo 2 kịch bản cho tăng trưởng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1 và 6,46% theo kịch bản 2. 

Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong kịch bản 1 và tăng 5,06% trong kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 3,51% và 3,78%.

Theo báo cáo "Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng", diễn biến kinh tế Việt Nam trong năm 2021 có thể chịu ảnh hưởng của 7 yếu tố.

Thứ nhất là kinh tế thế giới còn bất định, rủi ro. Thứ hai, dịch Covid-19 và các biến thể diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo.

Thứ ba, việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu. 

Thứ tư, các mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước Việt Nam. 

Thứ năm, khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư – kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. 

Thứ sáu, nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước.

Thứ bảy, dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ,... không chỉ ở thị trường Mỹ.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế, báo cáo phân tích những đặc điểm chính của hoạt động đổi mới sáng tạo của khu vực doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất những kiến nghị chính sách hướng tới như mở rộng hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, phát triển tinh thần kinh doanh lấy văn hoá đổi mới sáng tạo là trọng tâm.

Mặt khác, Chính phủ cần đặt doanh nghiệp thực sự là trung tâm trong xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ; phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo. 

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các hiệp hội; thúc đẩy kết nối, phát triển các thành tố của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia và đẩy mạnh việc triển khai chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0 và các mô hình kinh doanh mới. 

Điểm tựa phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh mới

Điểm tựa phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh mới

Tiêu điểm -  3 năm
Sáu vấn đề cần lưu ý trong bối cảnh mới gồm: Tác động không đồng đều của đại dịch, những cơ hội mới từ các nền tảng số, phát triển hạ tầng năng lượng, đầu tư vào ngành chăm sóc sức khoẻ, xu hướng sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất hàng xuất khẩu tận dụng EVFTA và RCEP.
Điểm tựa phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh mới

Điểm tựa phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh mới

Tiêu điểm -  3 năm
Sáu vấn đề cần lưu ý trong bối cảnh mới gồm: Tác động không đồng đều của đại dịch, những cơ hội mới từ các nền tảng số, phát triển hạ tầng năng lượng, đầu tư vào ngành chăm sóc sức khoẻ, xu hướng sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất hàng xuất khẩu tận dụng EVFTA và RCEP.
Những tác động lâu dài của Covid-19 tới phát triển kinh tế Việt Nam

Những tác động lâu dài của Covid-19 tới phát triển kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, mục tiêu năm 2021 đạt 6,5%, nền kinh tế Việt Nam đang chứng minh sức chống chịu phi thường trước cơn biến động. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn còn đang chờ đợi trên hành trình phục hồi và phát triển.

Đâu là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021?

Đâu là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021?

Tiêu điểm -  3 năm

Theo báo cáo của Fiin Group, đầu tư công, sự phục hồi tiêu dùng trong nước và đầu tư nước ngoài sẽ là những động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Năm 2021.

[Infographics] Bức tranh kinh tế Việt Nam 2020 qua các chỉ số

[Infographics] Bức tranh kinh tế Việt Nam 2020 qua các chỉ số

Tiêu điểm -  3 năm

Năm 2020, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rơi vào suy thoái dưới tác động của đại dịch Covid-19, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng dương xấp xỉ gần 3%. Hãy cùng nhìn lại các chỉ số phản ánh bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2020.

Việt Nam không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế

Việt Nam không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế

Phát triển bền vững -  3 năm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, quan điểm của Việt Nam là phát triển kinh tế luôn đi kèm với bảo vệ môi trường, tuyệt đối không có sự đánh đổi.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  36 phút

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  1 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  2 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  4 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.