Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia cho biết, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và du lịch biển là những tác nhân gây ảnh hưởng lớn và trực tiếp nhất đối với môi trường biển.
Sự việc nhà máy Formosa xả thải trực tiếp ra biển năm 2016 đã dóng lên hồi chuông cảnh báo về môi trường biển và đại dương. Nhiều giải pháp khắc phục và duy trì bảo vệ môi trường biển đã được triển khai mạnh mẽ. Những giải pháp về huy động tài chính, nâng cao nhận thức, ban hành thể chế, chính sách… cho thấy hiệu quả tốt.
Theo kết quả quan trắc môi trường, chất lượng nước ven biển của Việt Nam còn khá tốt, với các giá trị thông số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép. Hiện tượng nguy cơ môi trường có xuất hiện nhưng chỉ mang tính thời điểm. Chất lượng môi trường nước biển tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.
Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học biển cao, với nhiều hệ sinh thái đặc trưng như vùng cửa biển, rừng ngập mặn, rặng san hô, đầm phá…
Tuy nhiên, hiện tượng ô nhiễm cục bộ vẫn tồn tại ở nhiều địa phương, đặc biệt là vùng nuôi trồng thủy sản, cửa sông, cảng biển. Mặt khác, những sự cố về môi trường như doanh nghiệp xả thải trái phép, vận tải biển làm tràn dầu cùng với tác động của biến đổi khí hậu cũng là những yếu tố đe dọa tới môi trường biển.
Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia 2016 – 2020 chỉ ra, đối với nguồn phát thải trên biển, nhiều hoạt động kinh tế biển bao gồm nuôi trồng thủy hải sản và du lịch gây ra mức độ tác động mạnh nhất tới môi trường biển.
Theo đó, có tới 70% các điểm du lịch trong nước tập trung ven biển, kéo theo sự phát triển của các loại hình dịch vụ lưu trú, ăn uống, nghỉ dưỡng, tắm biển, gây ra áp lực lớn lên hạ tầng đô thị, gia tăng sự phát sinh rác thải và làm thay đổi cảnh quan ven biển.
Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản là nguồn phát sinh của những chất thải hữu cơ và cả hóa chất dư thừa, đặc biệt đối với những cơ sở sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ, hộ gia đình. Điều này xuất phát từ sự thiếu sót về ý thức, kiến thức và nguồn lực về sử dụng hóa chất, kháng sinh, xử lý chất thải.
Ô nhiễm hữu cơ tuy chỉ mang tính cực bộ nhưng khá cao, vượt mức cho phép, ở những địa điểm tập trung đông dân cư, trải dài từ Bắc tới Nam.
Các nguồn phát thải trên đất liền, bao gồm nguồn thải từ sinh hoạt, hoạt động công nghiệp là tác nhân đe dọa đến môi trường biển, trong đó phải kể đến rác thải nhựa. Theo ước tính, Việt Nam đứng thứ 4 các quốc gia xả thải nhiều nhựa nhất ra đại dương, với khoảng hơn 700 nghìn tấn rác nhựa đổ ra biển mỗi năm.
Báo cáo nhận định, sự gia tăng các nguồn phát thải khiến môi trường biển có xu hướng giảm dần về chất lượng, gây thiệt hại tới sinh kế của người dân, phát triển kinh tế biển cũng như đa dạng sinh học.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà mới đây đã ký Công văn số 4944/BTNMT-TCBHĐVN công bố Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
Đây là báo cáo đầu tiên về hiện trạng môi trường biển quốc gia, được xây dựng sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2015 có hiệu lực.
Báo cáo được kỳ vọng sẽ là cơ sở giúp triển khai các nhóm giải pháp bảo vệ môi trường biển hiệu quả trong thời gian tới, hỗ trợ đắc lực thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự kiến có hiệu lực kể từ năm 2022.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.