Bất động sản
Hai thách thức với môi giới bất động sản
Làn sóng công nghệ và sự ảm đạm của thị trường đặt ra yêu cầu chuyên nghiệp hóa, nâng cao năng lực của các môi giới bất động sản.

Sự phát triển của công nghệ, của Internet đã len lỏi và làm thay đổi nhiều khía cạnh của nền kinh tế, trong đó có cả bất động sản. Những công cụ mới đã giúp con người tiếp cận dễ dàng hơn với thông tin trên thị trường nhờ các trang web hay các mạng xã hội trực tuyến, các diễn đàn.
Giữa năm 2019, Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CenLand) tung ra nền tảng công nghệ bất động sản CenHomes với ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như công nghệ thực tế ảo (VR).
Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng mua bán nhà đất cũng ra đời. Công việc môi giới vốn quen thuộc trên thị trường bất động sản nay càng nhiều thách thức trước làn sóng công nghệ mới.
Không chỉ vậy, nguồn cung trên thị trường khan hiếm càng khiến việc môi giới trở nên khó khăn hơn.
Theo báo cáo mới đây của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), lượng cung nhà ở năm 2019 đạt 107.284 sản phẩm, chỉ gần bằng 62% so với năm 2018. Lượng giao dịch đạt 72.828 sản phẩm, chỉ đạt 64,7% so với năm kia.
Cụ thể, Hà Nội năm ngoái có 58 dự án với gần 27.000 sản phẩm đủ điều kiện bán hàng, giảm hơn 3.000 sản phẩm so với năm trước đó. Tại TP. HCM, có 47 dự án với 24.804 sản phẩm đủ điều kiện bán hàng và lượng cung chào bán là 27.243 sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch VARS nhận định, thực tế trên làm gia tăng tính cạnh tranh, khốc liệt của thị trường và “nhiều môi giới không trụ được là điều chắc chắn”. Dù vậy, đây là cơ hội để gia tăng tính chuyên nghiệp của thị trường trong bối cảnh thanh lọc cao hơn. Nhiều đơn vị môi giới đã bắt đầu có sự chuyển hướng, tìm kiếm các giải pháp.
Trong thời đại 4.0, bán hàng trực tuyến, bán hàng bằng công nghệ sẽ ngày càng phổ biến hơn vì tiện ích hơn, hiệu quả hơn, nhanh hơn, giúp người mua lẫn người bán dễ hiểu vấn đề hơn.
“Tuy nhiên, công nghệ cũng đòi hỏi nhiều vấn đề, nhanh hơn, tốt hơn nhưng rủi ro cũng cao hơn, có khả năng bị mất thông tin vì công nghệ mà đối với người môi giới, thông tin lại là thứ quý nhất”, ông Đính phân tích.
Không chỉ có thể áp dụng công nghệ, chủ đầu tư hiện nay cũng có thể tự bán, không cần thuê các môi giới từ các sàn giao dịch nhằm tiết kiệm chi phí để tránh đẩy giá bán lên cao. Tuy nhiên, rủi ro về hiệu quả bán hàng thấp dẫn tới thu hồi vốn chậm có khả năng xảy ra. Đi cùng với đó là rủi ro về thông tin sai thật và không có sự kiểm chứng khi chủ đầu tư tự đứng ra bán sản phẩm.
Trước sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, ông Đính cho rằng bản thân những người môi giới, các sàn giao dịch phải nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lực cũng như hiệu quả. “Tôi cho rằng cần quay trở lại việc bắt buộc bán hàng qua các sàn giao dịch và các quốc gia khác họ cũng làm như vậy”, ông kiến nghị.
Theo ông, việc bán hàng qua sàn không phải nhằm nâng vị thế của những người môi giới mà để minh bạch hóa và kiểm soát thị trường hơn. Tuy nhiên, bản thân các sàn giao dịch cũng phải chuyên nghiệp hóa, có quy định hoạt động tốt hơn, có kiểm chứng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng, tránh những sự vụ như Alibaba tiếp diễn.
Vì sao môi giới bất động sản bị gọi là cò nhà đất?
Môi giới nhiễu loạn thông tin để trục lợi đất vùng ven Đà Nẵng
Tung tin thất thiệt, làm giả văn bản chính quyền ... là những chiêu thức phổ biến của giới cò đất để thổi giá đất nền Đà Nẵng và Quảng Nam.
Đại gia môi giới bất động sản Singapore vào Việt Nam
Theo thỏa thuận, Propnex Singapore sẽ mua 25% vốn cổ phần của PropNex Realty Việt Nam với chi phí danh nghĩa là 1 USD.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.