Khởi nghiệp

Hành trình khởi nghiệp với con cua lột

Đặng Hoa Thứ ba, 20/10/2020 - 08:58

Các nhà sáng lập của dự án sản xuất cua lột theo mô hình liên kết chuỗi bền vững của Công ty CP VinaCrab (Phú Yên) đang từng ngày nỗ lực để thực hiện giấc mơ mang con cua lột đến với thị trường quốc tế.

Anh Nguyễn Văn Nghĩa và chị Nguyễn Thị Sơn Hải, đồng sáng lập Công ty CP VinaCrab

Vào một ngày, chị Nguyễn Thị Sơn Hải, đồng sáng lập VinaCrab nhận được một cuộc gọi từ một người làm xuất nhập khẩu hải sản ở TP. HCM sau khi người này nhìn thấy hình ảnh những con cua lột màu xanh rất đẹp mắt của VinaCrab. 

Trong cuộc gọi, người này tỏ vẻ đầy ngạc nhiên, đi kèm với một chút nghi hoặc liệu rằng đó có phải là tấm hình được photoshop hay không vì theo người này “ở Việt Nam làm sao có con cua lột màu xanh đẹp như vậy”.

Ngoài VinaCrab, trên thế giới hiện nay mới chỉ có hai mô hình nuôi cua lột tại Myanmar và Thái Lan. Tuy nhiên, hai mô hình này vẫn còn nhiều khuyết điểm như: Phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, nhiễm kháng sinh, bề ngoài trông không được đẹp, chất lượng cua lột không đồng đều, thời gian nuôi lột dài (25 - 30 ngày) trong khi tỷ lệ lột xác thấp (15 – 30%).

Dù là một cuộc gọi đầy nghi hoặc nhưng lại khiến chị Hải cảm thấy rất tự hào. Những con cua lột của VinaCrab được nuôi trong nhà nên không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nguồn nước bơm vào nhà qua hệ thống xử lý nên hoàn toàn được kiểm soát, thời gian nuôi lột chỉ mất khoảng 10 ngày với tỷ lệ lột xác cao và đặc biệt là mang màu sắc rất đẹp.

Năm 2019, Công ty CP VinaCrab đạt giải nhất cuộc thi cuộc thi khởi nghiệp quốc gia. Mới đây, dự án này cũng nhận được giải đột phá sáng tạo tại cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020.

Chủ tịch Deloitte Việt Nam Hà Thu Thanh, thành viên ban giám khảo cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp đánh giá, khi chấm các dự án, yếu tố quan trọng hàng đầu là tính sáng tạo. 

Ở VinaCrab, bà Thanh thấy được tinh thần dám nghĩ dám làm của những người đồng sáng lập, đó là việc họ dám làm những thứ chưa ai làm nhờ công nghệ mới để tạo ra sản phẩm mới với tinh thần sáng tạo, đồng thời có định hướng xuất khẩu. Nhờ đó, tạo được giá trị kinh tế cao hơn cho vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Kiên trì từng bước chậm mà chắc

Trong một lần ăn hải sản, cầm trên tay con tôm, chị Tạ Thị Phượng (đồng sáng lập VinaCrab) chợt nghĩ nếu ăn cua, ăn tôm không phải lột vỏ thì tốt. Chồng chị Phượng là anh Nguyễn Văn Nghĩa, đồng sáng lập VinaCrab vốn là người làm trong ngành thuỷ sản cho biết, với con cua ở Việt Nam, chỉ có sản phẩm cua lột ngoài tự nhiên, còn để tạo ra công nghệ thì phải nghiên cứu.

Cái khó là phải bắt đúng thời điểm con cua lột xác vì quá trình lột xác chỉ diễn ra trong vòng 20 đến 30 phút, nếu để quá thì vỏ cua sẽ cứng lại và trở thành một con cua bình thường. Sau nhiều năm theo đuổi, đến 2018, anh Nghĩa tạo ra công nghệ thử nghiệm trong mô hình gia đình, thành công với tỷ lệ lột cao.

Chị Phượng vốn làm quản lý công tác Đảng ở một huyện miền núi cũng quyết định nghỉ việc và theo chồng về dưới biển lập nghiệp. Còn chị Hải vốn làm cán bộ ngân hàng có thâm niên 10 năm ở Agribank qua thời gian tiếp xúc với chị Phượng ở ngân hàng được chị Phượng chia sẻ về dự án, cũng quyết định từ bỏ công việc lương cao ở ngân hàng lúc đó để làm khởi nghiệp.

“Ban đầu tôi thấy sản phẩm lạ mà xét giá trị kinh tế cao nên muốn tham gia. Hơn nữa lúc đó tôi rất thích thú với không khí khởi nghiệp. Về sau, khi tham gia sâu hơn, tôi thấy dự án mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và tạo tác động xã hội, tình yêu và niềm đam mê của tôi với dự án này ngày càng lớn lên”, chị Hải chia sẻ.

Hành trình khởi nghiệp với con cua lột: chậm mà chắc
Dự án của VinaCrab mở ra một mô hình kinh tế mới thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời giải được bài toán xử lý môi trường nước thải trong nuôi trồng thủy sản

Năm 2018, VinaCrab được thành lập nhưng đến tháng 2/2019 mới chính thức đi vào hoạt động và tạo dấu ấn với việc xây dựng mô hình nuôi cua nguyên liệu theo hướng công nghiệp để sản xuất cua lột tại địa phương. Mô hình này được hình thành xuất phát từ việc người dân nuôi tôm, cua thịt ở khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch (Phú Yên) nhiều năm gần đây bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh.

Đến tháng 4/2019, VinaCrab có sản phẩm bán ra thị trường, chuyên cung cấp cho các nhà hàng. Chị Hải cho biết, trong năm 2019, công ty này sản xuất 6 tấn cua lột, bán ra với mức giá 530kg/kg. 

Trong năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đến tháng 3/2020, VinaCrab bán ra thị trường nội địa 3,5 tấn cua lột. Trong năm ngoái, có 5 hộ dân được hỗ trợ kỹ thuật và năm nay có thêm 6 hộ.

Kế hoạch của VinaCrab là tạo ra 3 tấn cua trong sáu tháng tới, kết nối 20 hộ dân hướng dẫn cách nuôi cua theo hướng công nghiệp. Do đang vào mùa lũ không nuôi được cua nên công ty này tận dụng thời điểm đi vận động tuyên truyền, khảo sát các hộ có vùng nước sạch nhất để tạo doanh thu, từ đó tìm cách nhân rộng. 

Công ty này cũng sẽ hướng dẫn cho khoảng 30 người dân cách trói cua và sơ chế con cua lột. Sau khi đã làm việc với 20 hộ, đến tháng 1/2021 sẽ thả cua giống. VinaCrab sẽ cung cấp 50% giống để họ mạnh dạn nuôi.

Với mục tiêu xây dựng vùng cua nguyên liệu bền vững nói không với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng, dự án đã góp phần cải thiện môi trường các vùng nuôi hạ lưu ven biển như hạ lưu sông Bàn Thạch, vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông.

Hành trình khởi nghiệp với con cua lột: chậm mà chắc 1
VinaCrab đồng hành với người dân trong quá trình nuôi trồng

Tuy nhiên, để đạt được những kết quả bước đầu này là một hành trình rất gian nan trong vòng hai năm qua. 

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng ba nhà sáng lập của VinaCrab vẫn luôn kiên định và cùng nhau đưa công ty bước từng bước thật chắc để một ngày đưa con cua lột chất lượng cao ở Phú Yên đến với các thị trường khó tính nhất nhì thế giới như Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Chị Hải cho biết, việc thu mua nguyên liệu ban đầu không hề đơn giản. Người dân lâu nay chỉ nuôi cua thịt, không quan tâm đến cua cỡ nhỏ. Cụ thể, người dân thấy chênh lệch quá lớn về giá bán ra, nuôi cua thịt bán ra hàng trăm nghìn mỗi con trong khi cua nhỏ chỉ 10 nghìn/con. Kích cỡ nhỏ thì số lượng nuôi phải nhiều nên có thể dẫn đến tỷ lệ sống sót thấp trong quá trình lột xác do ăn thịt lẫn nhau.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian nuôi cua nhỏ làm nguyên liệu cho cua lột thường ngắn hơn khoảng 3 lần so với nuôi cua thịt, sản lượng lớn. Sau khi đánh giá, chị Hải cho biết lợi nhuận mang về cao gấp hai lần so với cua thịt, nhưng với điều kiện phải nuôi theo quy trình mà VinaCrab đưa ra.

Dù kiến thức sẵn có nhưng khi áp dụng lại gặp khó do người dân không muốn đầu tư nhiều tiền để đáp ứng yêu cầu, từ con giống cho đến thức ăn là cám vi sinh. Hơn nữa, họ vẫn còn nghi ngờ về tính hiệu quả của dự án. Những người sáng lập VinaCrab phải loay hoay đi thuê hồ, tự nuôi để chứng minh tính hiệu quả cho người dân xung quanh bằng thực tế, rồi người dân bắt đầu tin tưởng và đi theo. Ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, VinaCrab còn hỗ trợ một nửa giống cho bà con và cam kết bao tiêu sản phẩm.

Khi dịch Covid-19 diễn ra khiến các nhà hàng phải đóng cửa khiến VinaCrab cũng bị ảnh hưởng, không có doanh thu. Nhiều đơn vị chuyển đổi sang các kênh bán hàng trực tuyến nhưng chị Hải cho biết đối với sản phẩm đông lạnh thường bán hàng rất khó, phải 5-7kg mới vận chuyển nhưng hiếm có nhà nào bỏ ra hẳn 2-3 triệu trong mùa dịch để ăn cua.

Cua vẫn lớn, nhân công vẫn làm nên VinCrab vẫn phải đi vay vốn để bù đắp. Công ty quyết định gom nhỏ lại thay vì làm đại trà, có phương án cho nhân viên làm trực tuyến, nhận một nửa số lương. Có những khi phải nợ lương nhưng may mắn là nhân viên công ty thấy được nhiệt huyết của những người sáng lập nên thấu hiểu và cùng chia sẻ khó khăn. Cũng từ đó mà khiến những người sáng lập dự án càng cố gắng hơn.

Một khó khăn khác, theo chị Hải là vùng nuôi hiện nay đang bị ô nhiễm do thói quen nuôi trồng kiểu truyền thống của bà con. Nếu có dịp vào Phú Yên sẽ thấy hiện có tới 1.200ha đất dành cho nuôi cua bị bỏ hoang vì ô nhiễm môi trường. Do không có phương thức xử lý nước thải, người dân xả thẳng ra mương và khi nước triều lên lại bơm nước vào hồ, tạo một vòng luẩn quẩn. Dù con cua có thể chui xuống bùn nhưng cũng không tránh được ảnh hưởng.

Đó cũng là lý do VinaCrab đang đi từng bước thật chậm nhưng chắc chắn để hướng dẫn, đào tạo bà con theo quy trình chuẩn ngay từ đầu để có thể dần tiến tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các nhà nhập khẩu thế giới sau này về truy xuất nguồn gốc, môi trường…

Theo chị Hải, nhiều người ở nước ngoài đã hỏi chị về sản phẩm nhưng muốn nhập với số lượng hàng chục tấn, thậm chí là gần trăm tấn. Điều này vượt quá khả năng đáp ứng hiện tại của VinaCrab.

“Khi các bên khác trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp nói về chiến lược marketing cho đầu ra, tôi lại không nhắc đến kênh bán hàng và đối tượng khách hàng vì may mắn là chúng tôi chưa phải lo giai đoạn đó. Người Nhật cũng hỏi sản phẩm của chúng tôi nhưng họ chưa vào vì chúng tôi vẫn còn làm hơi thô sơ, họ cần có truy xuất nguồn gốc, nguồn nước sạch, phải rất chi tiết, nên thấy cơ hội nhiều mà sức không có”, chị Hải nói.

Để làm được điều đó thì chị Hải và các đồng sáng lập vẫn đang tìm kiếm và kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư, các tổ chức phi chính phủ…để cùng chung tay xây dựng vùng nguyên liệu sạch.

Cách đây một thời gian, VinaCrab may mắn tiếp cận được Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế quốc tế (PUM) của Hà Lan. Sau khi nghe trình bày về dự án, tổ chức này quyết định đồng hành và lên hồ sơ gửi chuyên gia qua khảo sát, hỗ trợ điều trị bệnh cho cua. Tháng 2/2020, VinaCrab nhận được email thông tin về chuyến đi của chuyên gia, nhưng do ảnh hưởng của Covid-19, cuộc hẹn vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Hành trình khởi nghiệp với con cua lột: chậm mà chắc 2
VinaCrab nhận giải đột phá sáng tạo tại cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020.

Vượt qua bài toán tâm lý

Hỏi chị Hải có bao giờ cảm thấy áp lực và tồn tại những cảm xúc tiêu cực sau rất nhiều khó khăn đã diễn ra, chị thừa nhận là có. Trong nhóm đăng ký các gói hỗ trợ trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp vừa qua, chỉ có dự án của VinaCrab đăng ký gói hỗ trợ về tâm lý.

Là quán quân của một số dự án khởi nghiệp cũng tạo nên áp lực khá lớn cho những người sáng lập VinaCrab vì có rất nhiều người đang dõi theo sự tiến bộ của họ từng ngày. Tất nhiên, đó cũng là động lực lớn để họ cố gắng.

Chị Hải nhớ lại những ngày cuối làm việc ở ngân hàng Agribank nhận mức lương cao so với một người làm việc ở một địa phương miền núi ở Phú Yên, chị phải cân nhắc rất nhiều để có thể đưa ra quyết định nghỉ việc. 

Ai cũng phản đối, chỉ có một mình chồng chị ủng hộ và đồng hành trước con mắt hoài nghi của nhiều người xung quanh. “Những bạn khác nếu muốn khởi nghiệp mà các ông xã đều không đồng ý thì sao?”, chị Hải đặt vấn đề.

Đó cũng là lý do chị đăng ký lớp học về tâm lý để đặt vấn đề với các chuyên gia, mong muốn tìm một hướng tiếp cận thật khoa học. Từ đó giúp đỡ những người muốn khởi nghiệp nhưng không được may mắn như chị có thể vượt qua, thay vì chỉ biết đưa ra những câu động viên đơn thuần.

Theo đồng sáng lập VinaCrab, nói đến khởi nghiệp, nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là những ý tưởng to lớn nhưng với chị, một hộ nông dân muốn đồng hành với doanh nghiệp cũng là một sự khởi nghiệp khi họ phải chuyển đổi vật nuôi. Chắc chắn họ sẽ có nhiều lo lắng và trăn trở cần được đồng hành và hoá giải.

Có người cho rằng, khởi nghiệp là một trong những cách dễ dàng để đánh mất tiền bạc, thanh danh và hạnh phúc. Với chị Hải, chị cảm thấy may mắn vì chưa phải đánh đổi hạnh phúc vì luôn có ông xã đồng hành.

“Trước đây mỗi người một việc thì hai vợ chồng ít nói chuyện với nhau. Khi tìm được một mục tiêu chung thì bỗng nhiên có thể nói chuyện suốt đêm, tôi cảm thấy gần với gia đình hơn”, chị Hải chia sẻ.

Những khi gặp khó khăn hay áp lực, chị thường tìm đến sách và luôn suy nghĩ tích cực. Chẳng hạn, khi khách hàng cầm nhầm tiền lúc chị vẫn còn làm việc ở ngân hàng, chị nghĩ rằng họ tin mình nên không kiểm lại thay vì nghĩ xấu cho khách hàng.

Những lúc gặp sự cố, thay vì đổ cho số phận, chị nghĩ tích cực và xác định lỗi thuộc về mình để tìm cách xử lý. Chẳng hạn vào thời điểm cua bị bệnh chết, nhiều người cho là do thời tiết nhưng trong cuộc họp, chị cho rằng thời tiết có ảnh hưởng nhưng vấn đề là do quy trình, do doanh nghiệp chưa giám sát nghiêm ngặt. Phải sau nhiều ngày gặp vấn đề con cua mới chết chứ không thể hôm nay mưa ngày mai chết. Từ đó, công ty tìm hướng giải quyết.

Một điều đặc biệt khiến chị Hải cảm thấy may mắn là các đồng sáng lập rất sáng tạo, táo bạo và luôn giữ được tinh thần lạc quan và động viên đội ngũ của mình. 

Tinh thần khởi nghiệp giữa tâm dịch Covid-19

Tinh thần khởi nghiệp giữa tâm dịch Covid-19

Khởi nghiệp -  4 năm
Trong 10 ngày, với 4 kĩ sư, startup Got It đã đã xây dựng thành công COVID-19 Check - dịch vụ giúp người dùng kiểm tra khả năng bị lây nhiễm với Covid-19 phân loại từ F0 tới F5 của Bộ Y tế Việt Nam.
Tinh thần khởi nghiệp giữa tâm dịch Covid-19

Tinh thần khởi nghiệp giữa tâm dịch Covid-19

Khởi nghiệp -  4 năm
Trong 10 ngày, với 4 kĩ sư, startup Got It đã đã xây dựng thành công COVID-19 Check - dịch vụ giúp người dùng kiểm tra khả năng bị lây nhiễm với Covid-19 phân loại từ F0 tới F5 của Bộ Y tế Việt Nam.
Hai yếu tố cản trở hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Hai yếu tố cản trở hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm

Bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Giám đốc Quốc gia (Việt Nam, Lào và Campuchia) của Google nhận định Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng nhưng có nhiều thách thức đang làm chậm quá trình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

TP. HCM đang trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo

TP. HCM đang trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo

Khởi nghiệp -  4 năm

Từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều startup Việt Nam đã gọi vốn thành công với tổng giá trị hơn 670 triệu USD cho khoảng 50 thương vụ, trong đó TP. HCM chiếm gần một nửa với 23 thương vụ, tương ứng hơn 300 triệu USD gọi vốn.

Câu chuyện khởi nghiệp phi thường của những người đặc biệt

Câu chuyện khởi nghiệp phi thường của những người đặc biệt

Khởi nghiệp -  4 năm

Có những người sinh ra với một cơ thể đặc biệt, vươn lên với một ý chí đặc biệt nhằm lan tỏa những giá trị tích cực, có ích cho xã hội và giúp đỡ những hoàn cảnh cũng đặc biệt như họ.

Lan toả tinh thần phụ nữ khởi nghiệp

Lan toả tinh thần phụ nữ khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần lan tỏa mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong cả nước, trong đó có phụ nữ.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  6 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  7 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  7 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.