Harley Davidson ‘dứt áo ra đi’ vì cuộc chiến thương mại của nước Mỹ
Thứ ba, 26/06/2018 - 10:09
Những động thái đáp trả thuế giữa Mỹ và đối tác thương mại khiến hãng mô tô hàng đầu thế giới Harley Davidson có thể mất 15% lợi nhuận hàng năm.
Cổ phiếu của Harley-Davidson đã lao dốc sau khi nhà sản xuất xe máy huyền thoại của nước Mỹ tiết lộ sẽ chuyển một số công đoạn sản xuất ra nước ngoài nhằm bù đắp sự ảnh hưởng từ việc Liên minh châu Âu (EU) trả đũa Mỹ.
Đây là một trong những tuyên bố đầu tiên được đưa ra bởi doanh nghiệp có tên tuổi lớn tại Mỹ, cho thấy những mức thuế đáp trả thời gian gần đây buộc công ty phải chuyển dần ra nước ngoài. Điều này dường như đi ngược lại nỗ lực bảo vệ công việc cho nước Mỹ của ông Donald Trump.
Ủy ban châu Âu sau cuộc họp cách đây không lâu đã chính thức thông qua đạo luật áp dụng mức thuế mới với 3,2 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm thép, nhôm, sản phẩm nông nghiệp như ngô ngọt, đậu phộng cũng như sản phẩm jeans, xe máy.
Riêng về xe máy sản xuất tại Mỹ, mức thuế đã tăng tới hơn 5 lần, đạt 31% từ mức 6% trước đó, CNBC đưa tin.
EU hiện là thị trường nước ngoài lớn nhất của Harley khi chiếm khoảng 16% doanh thu bán hàng. Theo dự kiến, việc đầu tư thêm vào các công ty nước ngoài sẽ mất ít nhất 9 tới 18 tháng.
Mức thuế từ EU dự kiến sẽ giảm lợi nhuận năm 2018 của Harley từ 5-8%, theo phân tích của CNBC. Tác động từ những hành động trả đũa này có thể khiến Harley mất từ 90-100 triệu USD,theo Financial Times, ước tính 15% lợi nhuận hàng năm của công ty.
Các công ty sản xuất của Harley hiện được đặt tại Brazil, Ấn Độ, Úc và Thái Lan. Doanh nghiệp này cho biết họ sẽ không tăng mức giá bán lẻ và bán buôn nhưng mỗi chiếc xe máy sẽ phải gánh thêm 2.200 USD nếu xuất khẩu sang EU từ Mỹ.
Chín ngày trước cuộc họp lớn của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tham gia vào cuộc khủng khoảng của thị trường này khi đổ lỗi cho OPEC vì mức giá cao.
Sự tăng trưởng của các trung tâm sản xuất chính tại châu Á đang cho thấy dấu hiệu dừng lại trước căng thẳng thương mại toàn cầu cũng như lạm phát gia tăng và đồng USD mạnh lên.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.