Phát triển bền vững

Hậu dịch càng biết yêu cây và trân quý môi trường sống

Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours Thứ ba, 19/10/2021 - 11:44

Cây xanh là một phần tất yếu của môi trường sống. Cây tạo nên vườn, rừng, thành những lá phổi nhân loại. Rừng tự nhiên, cây tự mọc và trưởng thành. Rừng nhân tạo và vườn nhà, được con người ươm trồng, chăm sóc.

Vì chiến tranh, vì lợi ích nhóm, rừng thế giới và Việt Nam ngày càng bị tàn phá, thu hẹp. Rừng cực kỳ quan trọng, ai cũng biết. Những hiểm họa khi mất rừng chưa thể đong đếm. Có thứ nhãn tiền như lũ lụt, sạt lở, khí hậu thất thường. Có thứ chưa thể lường hết do môi trường sống thay đổi, phá vỡ cân bằng tự nhiên.

Để khắc phục hậu quả mất rừng, Việt Nam có phong trào trồng cây, gây rừng với Tết trồng cây từ 1959. Thành quả đạt được rất đáng khích lệ nhưng không thể bù đắp. Việc mất rừng ngày càng gay gắt.

Những con số báo động

Theo Tổng cục Lâm Nghiệp, năm 1943, diện tích rừng Việt Nam có 14,3 triệu ha (Maurand), độ che phủ 43,8% (mức an toàn sinh thái là 33%). Năm 1976 giảm còn 11 triệu ha, độ che phủ 34%. Năm 1985 còn 9,3 triệu ha, độ che phủ 30%. Năm 1995 còn 8 triệu ha, độ che phủ 28%. Năm 1999 cả nước có 10,88 triệu ha rừng và độ che phủ là 33% (Jyrki và cộng sự).

Từ 1945 - 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân 100.000 ha năm. Từ 1975 - 1990, 15 năm đất nước hòa bình, mất 2,8 triệu ha rừng, bình quân 140.000 ha mỗi năm.

Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi, diện tích rừng Việt Nam hiện có gần 14,7 triệu ha với hơn 4,8 triệu ha trồng mới; trong đó có gần 2.200 ha đặc dụng; hơn 4,6 triệu ha phòng hộ; hơn 7,8 triệu ha sản xuất; (số liệu ngày 13/4/2021, Bộ NN &PTNT).

Trong số rừng trồng mới, gần một nửa là cây keo tràm (khoảng gần 2,2 triệu ha) để khai thác gỗ, tuổi thọ chỉ mấy năm; chưa kể bạch đàn (195.000 ha), cao su (284.800 ha), điều (104.700 ha)…

Hậu dịch càng biết yêu cây và trân quý môi trường sống
Biểu đồ diện tích các loại cây rừng trồng mới năm 2019 – Tổng cục Lâm nghiệp

Theo moitruong.net.vn (13/11/2020), rừng nguyên sinh Việt Nam chỉ còn 0,25% (gần 367.000 ha). Rừng mất, toàn rừng già tự nhiên, hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi. Rừng trồng mới, chỉ mấy năm. Muốn thay thế, cần tối thiểu 50 năm. Chưa kể nhiều nơi phá rừng trồng cà phê, trà, cao su… rồi báo là trồng rừng. Rừng mới độc canh, giống các trại tập trung, khác xa những làng xã bao đời.

Lo nhất là việc trồng đại trà cây keo tràm, nguyên liệu làm bột giấy, ván ép, ván công nghiệp, gỗ gia dụng; chiếm hơn 70% cây trồng mới. Cả nước tràn ngập keo tràm vì dễ trồng, ít vốn; là cây “Xóa đói giảm nghèo”, không cần chăm sóc. Sau 4 năm, mỗi ha thu hoạch khoảng 50 - 60 triệu đồng. Nếu làm gỗ thì cần 7 năm và giá gấp dôi.

Cây keo tràm có mặt khắp nơi, từ Bắc chí Nam. Chỗ nào có đất trống là có keo tràm. Nhiều quả đồi bị cạo trọc, trồng keo tràm. Nhiều du khách nước ngoài tưởng đó là cây biểu tượng Việt Nam.

Cần cuộc cách mạng về trồng rừng

Keo tràm là cây “Xóa đói gỉảm nghèo”, trong buổi đầu khốn khó. Việt Nam đã thoát nghèo, cần trồng cây bảo vệ môi trường và “Làm giàu chính đáng”. Cây keo tràm, keo tai tượng, có nhiều bất cập.

Theo giáo sư Koutika, L.-S., & Richardson, D. M (Forest Ecosystem 2019): “Keo tai tượng làm tăng tỷ lệ luân chuyển nitơ trong lớp đất mặt, phát triển rất nhanh; được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp khai thác để phục hồi các bãi thải vì chịu hạn và kết dính chất thải mỏ, bao gồm các lớp đá ong ở Ấn Độ; phục hồi đất hoang do khai thác vàng lộ thiên ở Colombia.

Keo tai tượng nguy hại vì phát tán hạt giống rất mạnh, xâm lấn và từng bước xóa sổ các khu rừng tự nhiên bên cạnh. Có khả năng tổng hợp Nito ban đầu, nhưng về lâu dài, làm mất cân bằng hệ dinh dưỡng đất, gây ức chế sinh trưởng với cây bản địa. Rừng keo thường nghèo kiệt, không đa dạng loài, tiêu thụ nước cao hơn nhiều so với các loại rừng khác”.

Hậu dịch càng biết yêu cây và trân quý môi trường sống 1
Keo lá tràm, lợi trước mắt, hại lâu dài

Đặc điểm sinh học cây keo tràm là rễ ngang, cạn; ăn hết chất phù sa, chỉ còn đất sét, dễ gây lũ lụt vì nước không thấm đất. Khi đốn bỏ, rễ thối mục, tạo các ống thông đưa nước từ bề mặt xuống lòng đất, gây sạt lở. Lá keo chứa tinh dầu, rụng thường xuyên, làm khô đất, không cây nào mọc nổi. (nongnghiep.vn ngày 3/7/2020).

Đáng mừng, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thấy vấn đề và Quảng Nam tiên phong. Bí thư tỉnh ủy Phan Việt Cường chỉ đạo cấp sổ gạo để người dân đoạn tuyệt cây keo tràm, thay bằng cây lâu năm, có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường. Năm 2014, Quảng Nam có 20.000 ha keo tràm; năm 2019, tăng lên hơn 90.000 ha. Đó là một trong những nguyên nhân chính góp phần gây lũ lụt và sạt lở ngày càng kinh hoàng.

Đã đến lúc, cần cuộc cách mạng trồng cây. Không làm kiểu phong trào, năm mười năm ăn xổi. Trồng cây môi trường là hoạt động thường xuyên của người Việt. Bắt đầu từ công viên, khuôn viên cơ quan đến đường sá và vườn nhà; thiết thực hưởng ứng chủ trương “Trồng 1 tỷ cây xanh cho đất nước từ 2021 – 2025” của Thủ tướng Chính phủ.

Hậu dịch càng biết yêu cây và trân quý môi trường sống 2
Cây sao đen trên đường phía sau nhà thờ Đức Bà, TP.HCM

Cây môi trường là cây gì?

Người Việt thường nói Nuôi cá dưỡng tâm, nuôi chim dưỡng chí, trồng cây dưỡng thần”. Nhưng chỉ cây môi trường mới nuôi dưỡng tinh thần, khí khái con người.

Thạc sĩ tài nguyên môi trường Phạm Công Danh cho hay: Cây môi trường có tán lá rộng, xanh tươi quanh năm, quang hợp mạnh, giúp giảm nhiệt khi trời nóng và giữ ấm khi trời lạnh; không có mùi gây ảnh hưởng sức khỏe hoặc dụ côn trùng. Cây có thân thẳng, rễ cọc, ăn sâu lòng đất 2 - 5m, khó ngã đổ, không phá mặt đường, gây nứt công trình. Rễ cọc tạo kẽ hở, mạch ngầm, nước mưa thấm dễ, làm xốp đất. Cây càng cao, rễ càng sâu, lưu giữ lượng nước ngầm lớn; giúp giữ đất, giảm sạt lở, tạo thế giữ nhau trong quần thể”.

Hậu dịch càng biết yêu cây và trân quý môi trường sống 3
Cuối năm, bông sao bay khắp đường phố TP.HCM

Tiến sĩ lâm sinh Trần Văn Mùi, nguyên Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Chiến khu D), Trưởng Dự án “Trồng cây gỗ lớn bản địa thay cây tràm keo, cây ngoại lai, cây công nghiệp”, với dự án đã trồng gần 1.800 ha, được xem là điển hình cả nước.

Tiến sĩ Mùi giới thiệu “Sao đen là cây môi trường số 1, thuộc nhóm gỗ loại II, dùng đóng thuyền, làm nhà, làm vật dụng. Thân thẳng, sau 30 - 40 năm tuổi có thể cho 4 - 5m3 gỗ. Giá thị trường gỗ sấy khô từ 22 - 25 triệu đồng/khối. Sau sao đen là sao dầu, viết (bút), lồi (nhạc ngựa)… Đây là những loại cây được người Pháp chọn lọc và trồng nhiều ở Việt Nam, nhất là các đô thị.

Thời điểm xuống cây là đầu mùa mưa để bớt việc tưới thời gian đầu. Cây 1 năm tuổi là tốt nhất. Đào hố 40 x 40cm, khoảng cách 5m, bên dưới rải ít phân chuồng, trộn đất và trồng cây. Chừa 5 – 7 cm sâu để tưới. Trước khi thu hoạch 5 – 7 năm, trồng tiếp cây xen giữa kế thừa. Cây non nếu bị trâu bò ăn, dùng kéo cắt ngang gần nơi bị ăn, cây sẽ mọc ngọn khác”.

Những hàng cây môi trường hai bên đường phố, đường làng; quanh trường học, bệnh viện, chùa chiền, nhà thờ, khu di tích... tạo cảnh quan trữ tình, râm mát, hạ nhiệt dưới tán, cản gió mùa khắc nghiệt và lũ quét. Mùa hoa, rợp trời xoay tít, đẹp ngỡ ngàng.

Một số vùng quê, có tục trồng cây sao đen khi em bé chào đời. Đến tuổi lập gia đình, hạ vài cây đãi cả làng. Khi chết, chỉ cần một cây, đủ lo hậu sự. Mọi việc lớn nhỏ đều nhờ cây. Cây sao đen là gia tài bền vững. Tục ngữ “Trẻ cậy cha, già cậy con” được đổi là “Trẻ cậy cha, già cậy cây (môi trường)”.

Trồng cây môi trường là “Thuận thiên, phù nhân, hộ địa”.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  4 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  5 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Tiêu điểm -  10 giờ

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Leader talk -  11 giờ

Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Tài chính -  12 giờ

Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  12 giờ

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  13 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  13 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.