Doanh nghiệp
Hậu Uber và Grab, dịch vụ chia sẻ chỗ ở tại Việt Nam lên ngôi
Kinh tế chia sẻ (sharing economy) là mô hình đã phát triển từ rất lâu trên thế giới, tại Việt Nam hình thức này mới chỉ phát triển trong vòng 5 năm trở lại đây nhưng đã mang lại những dấu ấn đáng nể. Phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến loại hình “ride sharing” với những cái tên máu mặt như Grab, Uber, manh nha gần đây có một thuật ngữ đang chuẩn bị “dậy sóng thị trường” đó chính là “home sharing” với gương mặt đại diện là Luxstay.
Nguồn gốc của “Sharing economy”
Thực tế thuật ngữ này chính là kinh doanh trên các tài sản dư thừa, trong đó mọi người có thể chia sẻ cho nhau dựa trên các nền tảng công nghệ thay vì sử dụng những dịch vụ, sản phẩm hoàn toàn mới.
Từ đó, người sở hữu có thể tạo ra những lợi ích hiệu quả, người sử dụng dịch vụ cũng được lợi từ mức giá và có nhiều lựa chọn hơn, nói vui thì đây gọi là mô hình “đôi bên cùng có lợi”.
Ban đầu khi mới thành lập, Uber cũng đẩy mạnh các thông điệp truyền thông hướng tới việc kinh doanh lúc nhàn rỗi hay là tạo giá trị trên các tài sản dư thừa của người chủ sở hữu. Dựa trên tiêu chí này, Uber đã trở thành một biểu tượng trong ngành kinh tế chia sẻ, vụt lên để chiếm thế thượng phong trong ngành kinh doanh vận tải và là đối thủ “gai mắt” nhất với các hãng taxi truyền thống lúc bấy giờ.
Trái ngược với sự dè chừng từ đối thủ, Uber được đón nhận, ủng hộ ngày càng lớn từ khách hàng, chẳng tội gì mà không gọi một chiếc xe vừa sang, mức giá đôi khi còn rẻ hơn taxi thường, đặc biệt rất nhiều khách hàng có tâm lý muốn được đi trên một chiếc xe không có “mào” hơn.
Khẩu vị của người dùng Việt Nam cũng không phải ngoại lệ: “Từ khi tôi biết đến những ứng dụng công nghệ để đặt xe thì tôi không còn thói quen gọi taxi qua tổng đài nữa, thực sự việc đặt xe được báo trước giá tiền làm tôi yên tâm hơn về quãng đường đi của mình, không lo sợ chặt chém, bên cạnh đó ngồi trên những chiếc xe này khiến tôi thoải mái và thích thú hơn, thật quá tuyệt vời và cảm ơn người đã nghĩ ra mô hình này” – Phương Vũ khách hàng quen thuộc của Uber trước chia sẻ.
Từ sự phấn khích của khách hàng đến niềm vui của những người “lái xe vì đam mê”: “Tôi vốn làm công việc khác vào ban ngày, đến đêm thời gian rảnh tôi đăng ký chạy xe vì muốn đi lòng vòng thành phố và nghe những câu chuyện tâm sự từ các vị khách”.
Từ sự phát triển của mô hình này, thật không thể phủ nhận “sharing economy” đã mang lại hạnh phúc cho hàng triệu người. Nhưng không dừng lại ở vận tải, tài sản của con người còn bao gồm nhiều hạng mục khác, giả dụ như bất động sản hay nhà cửa.
Home Sharing - Bước rẽ mới của nền kinh tế chia sẻ
Từ trước tới nay, việc tích luỹ tài sản qua bất động sản, nhà cửa vốn chẳng xa lạ gì với chúng ta. Nhu cầu chia sẻ nhà, nơi ở không sử dụng đến để tạo ra những gía trị thặng dư, tránh lãng phí ngày càng rầm rộ. Kết nối với nhu cầu đó, sharing economy đã tạo một bước ngoặt tiếp theo hướng đến kinh doanh lưu trú.
Trên thế giới, Airbnb bao phủ khắp ngõ ngách, còn ở Việt Nam, Luxstay đang từng bước chiếm lĩnh thị trường đặt phòng lưu trú, cho thuê chỗ nghỉ ngắn ngày. Theo Công ty nghiên cứu thị trường AirDNA, tính đến giữa năm 2018, nước ta có khoảng 35.000 chỗ ở dạng homestay, tốc độ tăng trưởng 150% mỗi năm.
Hai thế lực “kẻ trong người ngoài” này đang cùng nhau chiếm lĩnh thị trường và “phả hơi nóng” vào nền kinh doanh khách sạn truyền thống, một tín hiệu báo động cho những “biểu tượng lưu trú lâu năm”.
“Khi trở thành một nền tảng kinh tế, nghĩa là Luxstay đang tạo ra một sân chơi đóng góp vào sự phát triển cho hệ sinh thái bất động sản, dịch vụ liên quan đến du lịch của Việt Nam. Cụ thể là Luxstay trở thành kênh khai thác, tạo thu nhập cho chủ nhà, những người đầu tư vào bất động sản dài hạn. Điều này sẽ giúp cho ngành bất động sản phát triển bền vững hơn. Ngoài ra, những dịch vụ lưu trú cũng giúp giảm gánh nặng cho ngành khách sạn khi số khách du lịch tăng trưởng nhanh và giúp cho khách nước ngoài có những trải nghiệm văn hoá Việt Nam, gần gũi và hiểu Việt Nam hơn khi trải nghiệm dịch vụ homestay đúng nghĩa khắp mọi nơi trên Việt Nam” - Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc quỹ đầu tư Cyber Agent Venture - nhà đầu tư của Luxstay chia sẻ về sự đóng góp của Home Sharing tại Việt Nam.
Giá trị thực bao giờ cũng mang lại những lợi ích lớn hơn
Quay trở lại với lợi ích dành cho những nhà đầu tư kinh doanh loại hình này, phải kể đến những giá trị vô hình mà nó mang lại. Nhiều chủ nhà cho biết việc kinh doanh homestay, căn hộ trên tài sản của mình trước tiên là để thoả mãn đam mê được chia sẻ, phục vụ lợi ích cho khách hàng sau đó mới đến giá trị lợi nhuận.
“Khi bạn đầu tư, chăm chút cho căn nhà bạn kinh doanh như chính nhà mình ở, khách hàng sẽ hài lòng và gắn bó với nó hơn, từ đó lan truyền cảm hứng với những người khác, đó là một kênh quảng cáo hữu ích nhất mọi thời đại” – Anh Nam chủ một chuỗi Homestay trên Luxstay chia sẻ.
Anh Việt Toàn, người kinh doanh khách sạn 30 năm cũng phải thừa nhận rằng từ khi có sự xuất hiện của các “nhà ở công nghệ” đã tác động không nhỏ tới doanh thu của khách sạn.
Trong nửa đầu năm 2018, doanh thu của khách sạn bị giảm sút 1/3 so với năm 2017. “Khách hàng có thiên hướng muốn được trải nghiệm tại các căn hộ của người dân hơn là việc thuê một chỗ nghỉ đơn thuần. Đây chính là động lực khiến chúng tôi bắt buộc phải tái cơ cấu, định hướng lại chiến lược kinh doanh nếu không muốn tiếp tục thụt lùi.”
Thực tế, cạnh tranh không chỉ đến từ những đối thủ trái tuyến mà còn từ những kẻ cùng chiến tuyến. Nhiều nhà đầu tư nói rằng việc kinh doanh homestay tưởng chừng là “ quả ngọt” nhưng thực ra lại là “trái đắng”, không sinh lời như mong đợi khiến họ không thể trụ được lâu.
Từ góc độ này nhìn lại các bài học về việc kinh doanh, những nhà đầu tư ấy trong ngành xếp loại thuộc top 2 – “những người kinh doanh đúng nghĩa”, họ thuê dài hạn các căn nhà của người khác để sinh lời vòng hai.
Họ cắt giảm các chi phí thiết kế, trang trí, phục vụ vì nghĩ đó không phải nhà mình, để làm sao có được lợi nhuận lớn nhất mà quên mất rằng “home sharing” là chia sẻ những giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng. Chỉ cần khách hàng không hài lòng, sẽ không có sự lựa chọn lần hai, sự lan truyền tiêu cực sẽ đến tai người khác, hoặc đơn giản chỉ cần một cái review xấu cũng sẽ mang đến thiệt hại về uy tín.
Thực tế rằng, vẫn có rất nhiều những chủ nhà kinh doanh vì đam mê và rất thành công, bởi họ quan niệm tạo ra lợi ích cho người khác sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mình hơn. Làm để vui, mà vui nhưng kiếm ra được nhiều tiền, đó mới là thành công thực sự. Chính vì vậy, các nhà đầu tư hãy cân nhắc thật kỹ cho chiến lược kinh doanh của mình để “hoặc là tạo ra lợi ích lớn hoặc là sớm lụi tàn”.
Thị trường homestay Việt Nam liên tục tăng trưởng 2 chữ số
Thị trường homestay Việt Nam liên tục tăng trưởng 2 chữ số
Ông Nguyễn Văn Dũng - CEO Luxstay tỏ ra lạc quan: "Homestay đang là xu hướng trên thế giới. Tại một số quốc gia, thị phần của loại hình homestay còn vượt qua cả khách sạn truyền thống. Do đó, Việt Nam chắc chắn không nằm ngoài xu thế này".
Đi tìm công thức cho mô hình kinh doanh homestay
Với việc tạo ra nhiều nguồn giá trị cho chủ sở hữu cùng với nguồn thu đáng kể, không khó hiểu khi kinh doanh homestay trở thành trào lưu của giới kinh doanh bất động sản sinh lời vài năm trở lại đây.
Ecohost: Hành trình nâng tầm homestay Việt
Mặc dù nở rộ thành trào lưu du lịch và lưu trú thời gian gần đây, hình thức homestay vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng do chất lượng và cơ sở vật chất còn hạn chế.
Nở rộ homestay: Có dễ hốt bạc?
Mặc dù kinh doanh homestay đang ngày càng nổi lên là loại hình đầu tư hấp dẫn, đây vẫn là mảnh đất mới còn nhiều rủi ro, cần những nhà đầu tư tỉnh táo và chắc chắn.
Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?