Tiêu điểm
Hoàng Gia Nhật Bản trao Huân chương Mặt trời Mọc cho TS. Phan Hữu Thắng
Ông Phan Hữu Thắng đã có nhiều đóng góp quan trọng nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Ngày 11/12, tại Văn phòng Đại sứ Nhật Bản diễn ra buổi lễ trao Huân chương Mặt trời mọc từ Hoàng gia và Chính phủ Nhật Bản dành cho TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (FDI) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Huân chương Mặt trời Mọc hạng Ba (tên tiếng Anh: The Order of the Rising Sun, Gold Rays with Neck Ribbon) được trao cho những người có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực quan hệ quốc tế, phát triển văn hoá Nhật Bản...
Theo ông Umeda Kunio - Đại sứ Nhật Bản, ông Phan Hữu Thắng đã có nhiều thành tích, cũng như có nhiều đóng góp quan trọng nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Trước hết, đó là đóng góp liên quan đến Sáng kiến chung Nhật - Việt nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Sáng kiến này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước đã được bắt đầu với sự thống nhất ý kiến tại Hội đàm thượng đỉnh giữa cố Thủ tướng Phan Văn Khải và người đồng cấp Koizumi vào tháng 4/2003.
Ông Thắng khi đó với cương vị Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài trong suốt thời gian từ 2003 - 2009 đã đảm nhận trọng trách chính trong việc thiết lập Sáng kiến chung và đưa nó đi vào hoạt động.
"Năm 2003, giai đoạn bắt đầu chương trình sáng kiến này, nội bộ Chính phủ Việt Nam có nhiều ý kiến phản đối việc thành lập chương trình. Ông Thắng là người đứng ra thuyết phục các cán bộ của các cơ quan liên quan về việc chương trình này quan trọng như thế nào và có ích thế nào với sự phát triển kinh tế Việt Nam", Đại sứ Nhật Bản nhấn mạnh.
Mặt khác, theo Đại sứ Umeda Kunio, ông Thắng cũng là người đứng đầu tổ công tác phía Việt Nam, phát huy vai trò lãnh đạo không chỉ trong công tác xây dựng kế hoạch hành động mà còn thể hiện trong việc thực hiện các kế hoạch đã được đề ra.
Điều này tiếp tục ngay cả khi ông Thắng kết thúc nhiệm kỳ tại Cục đầu tư nước ngoài, Đại sứ Nhật nói và nhấn mạnh ý nghĩa của Sáng kiến này. Bởi chương trình không chỉ hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam mà còn góp phần to lớn trong cải thiện môi trường đầu tư đối với tất cả doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng cho biết, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã không ngừng phát triển, trở thành đối tác chiến lược trên mọi lĩnh vực, đặc biệt nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư.
Tính đến tháng 10 năm 2018, Nhật Bản là nhà đầu tư đứng thứ 2 trên 129 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 3.931 dự án và 56,2 tỷ USD.
"Những con số này là bằng chứng cho thành quả to lớn của Sáng kiến chung Nhật Việt. Chương trình đã được bắt đầu bằng chính nhiệt huyết của ông Thắng", Đại sứ Umeda Kunio hào hứng nhận xét.
Cống hiến thứ hai được phía Nhật Bản ghi nhận là những đóng góp của ông Phan Hữu Thắng trong công tác hỗ trợ đầu tư với các doanh nghiệp Nhật.
Năm 2014, ông Thắng đã thành lập Japan Desk, đầu mối tiếp nhận thông tin và hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp đất nước mặt trời mọc, trong Cục đầu tư nước ngoài. Đây được xem là bộ phận tư vấn đầu tiên được thiết lập nhằm thúc đẩy đầu tư từ một đất nước cụ thể. Bộ phận này đã trở thành động lực to lớn thu hút dòng FDI từ Nhật.
"Thành quả của những điều này là số lượng doanh nghiệp Nhật trở thành hội viên hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ ông Thắng tăng mạnh", Đại sứ Umeda Kunio cho biết và nhận xét: "Tính cách trung thực và nhiệt huyết trong công việc ông Thắng đã nhận được sự tin cậy mạnh mẽ từ nhiều phía".
Đại sứ cũng nói thêm rằng: "Điều khiến chúng tôi cảm kích là nhiều ý tưởng Japan Desk được thực hiện từ 14 năm trước đang được áp dụng tại nhiều tỉnh, thành địa phương và đạt được nhiều kết quả rất tích cực".
Xúc động phát biểu tại buổi lễ đón nhận huân chương, ông Thắng cho rằng: "Việc được nhận Huân chương Mặt trời mọc của Hoàng Gia và Chính Phủ Nhật Bản là một vinh dự, một phần thưởng cao quí đối với tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Hoàng Gia và Chính phủ Nhật Bản, cảm ơn sự đồng thuận của các cơ quan liên quan của Chính Phủ Việt Nam trong việc trao tặng Huân Chương này cho tôi".
Nhật Bản, như chia sẻ của ông Thắng, đã tạo một thiện cảm tốt trong ông, từ những ngày thơ bé. Đó là đất nước nhận được tia nắng đầu tiên của mặt trời, như tên gọi của nó. Là mảnh đất được nhiều chí sĩ yêu nước Việt Nam lựa chọn khi tìm đường cứu nước.
Những ấn tượng này càng được tăng lên khi rất nhiều năm sau đó ông được tiếp xúc với các kỹ thuật công nghệ cao của Nhật cũng như tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm của người Nhật.
Ông gọi những doanh nghiệp Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư nước ngoài làm ăn nghiêm túc nhất tại Việt Nam. Và chỉ khi Việt Nam có thêm những doanh nghiệp như thế, đất nước mới phát triển toàn diện, sớm thành công. Đấy cũng chính là lý do ông nỗ lực xây dựng sự hợp tác về kinh tế giữa hai nước.
TS. Phan Hữu Thắng tốt nghiệp khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội; năm 1985, ông tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô. Ông là một trong những cán bộ chủ chốt gắn bó từ những ngày đầu tham gia soạn thảo chính sách và tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ông giữ chức Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư) trong nhiều năm và nghỉ hưu vào năm 2011. Hiện tại, ông Phan Hữu Thắng đang là Giám đốc tư vấn cao cấp của GIBC.
TS. Phan Hữu Thắng ra mắt cuốn sách 'FDI – Đồng tiền hai mặt'
Khoảng 1.000 công ty Nhật Bản sẽ đến đầu tư tại Việt Nam trong 10 năm tới
Theo ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện JETRO tại TP. HCM, dựa vào những thống kê về tiến trình đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, từ đây tới năm 2028 sẽ có thêm ít nhất 1.000 công ty Nhật Bản đến đầu tư tại Việt Nam, trong đó có khoảng 80 công ty sản xuất lớn nhất Nhật Bản.
TS. Phan Hữu Thắng ra mắt cuốn sách 'FDI – Đồng tiền hai mặt'
Cuốn sách FDI - Đồng tiền hai mặt gồm gần 100 bài báo và trả lời phỏng vấn của TS. Phan Hữu Thắng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2017, là những trao đổi về nhiều chủ đề - nội dung liên quan đến FDI tại Việt Nam.
TS. Phan Hữu Thắng: Bốn 'thất bại' lớn nhất trong thu hút FDI tại Việt Nam
Thảm họa môi trường biển Formosa, sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn hạn chế, khu vực FDI vẫn áp đảo, mất cân đối trong tỷ lệ các nhà đầu tư chiến lược tại Việt Nam chính là bốn thất bại lớn nhất trong tiến trình ba thập kỷ thu hút FDI vào Việt Nam.
TS. Phan Hữu Thắng: Làm gì để quản trị được tốt?
Câu hỏi này luôn luôn hiện diện trong mọi vấn đề quốc kế dân sinh, từ tầm quốc gia, cộng đồng, đến tổ chức, doanh nghiệp và thậm chí là từng gia đình.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
10 kỷ lục tiêu biểu của Ý và cơ hội cho doanh nghiệp Việt
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.