Tiêu điểm
Hoạt động xuất nhập khẩu kém sôi động trong tháng 7
Sắt thép và xơ, sợi dệt các loại là 2 mặt hàng xuất khẩu giảm sâu nhất trong tháng 7 khi đều tụt 35% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, doanh nghiệp tại Việt Nam giảm nhập khẩu mạnh nhất với hai mặt hàng phế liệu sắt thép và phân bón khi giảm lần lượt 66% và 55%.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 7 ước đạt 60,6 tỷ USD, giảm 7% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 431,9 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 764 triệu USD, theo Tổng cục Thống kê.
Kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng qua đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 17%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 16%, chiếm 74%.
Riêng xuất khẩu tháng 7 ước tính đạt 30,32 tỷ USD, giảm 7,7% so với tháng trước.
Từ đầu năm đến nay, 30 mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm gần 92% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD gồm điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt may; giày dép.

Xét về tốc độ tăng trưởng, mặt hàng dầu thô và hóa chất có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhất với lần lượt 57,4% và 55% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp sau là xăng dầu; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận; cà phê.
Về cơ cấu, nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 16%, chiếm 89% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm nhiên liệu và khoáng sản tăng mạnh 56% và chiếm 1,5%. Nhóm nông, lâm sản tăng 5,4% và chiếm 6,7%. Còn nhóm thủy sản tăng 33%, chiếm 3,1%.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 7 tháng qua ước tính đạt 215,59 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 13,5%, chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,7%, chiếm 65%.
Riêng nhập khẩu tháng 7 đạt 30,3 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước.
Từ đầu năm đến nay có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 89% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 3 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD gồm điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện thoại và linh kiện.

Xét về tốc độ tăng trưởng, mặt hàng xăng dầu đứng đầu khi kim ngạch nhập khẩu gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Theo sau là than đá, khí đốt hóa lỏng, hóa chất, dầu thô.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng mạnh nhất 14% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 94% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính tăng 10,5% và chiếm 6%.
Trong 7 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và tăng trưởng 24,3% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt khác, hàng hóa của Việt Nam được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc với mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, xuất siêu sang EU tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc tăng 21,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc tăng 30%; nhập siêu từ ASEAN giảm 9%; nhập siêu từ Nhật Bản giảm 14%.
Khó khăn bủa vây mục tiêu xuất khẩu dệt may
Khó khăn bủa vây mục tiêu xuất khẩu dệt may
Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu khoảng 43,5 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ước đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lựa chọn cách thức thâm nhập thị trường xuất khẩu
Để thâm nhập vào một thị trường cụ thể, doanh nghiệp có thể chọn xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp, liên doanh, li-xăng và xây dựng nhà máy sản xuất ở nước ngoài, tuy nhiên cần lưu ý về những rủi ro mà mỗi hình thức có thể mang lại.
5 mặt hàng xuất khẩu hơn 10 tỷ USD sau nửa năm
Giày dép là ngành hàng mới nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mức 10 tỷ USD sau nửa đầu năm nay.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.