Hơn 64.000 tỷ đồng chi trả quyền lợi bảo hiểm từ đầu năm

Trần Anh Thứ tư, 25/09/2024 - 16:19

Dự kiến, mức chi trả bồi thường trong năm nay có thể tăng vọt trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi.

Theo Thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), trong 9 tháng năm 2024, chi trả quyền lợi bảo hiểm trong 9 tháng năm 2024 ước 64.070 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, mức chi trả của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là khoảng 17.600 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 46.400 tỷ đồng.

Thống kê của Bộ Tài chính ghi nhận tính tới cuối tháng 9, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt gần 979.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 141.357 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 837.549 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt gần 203.000 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, quy mô vốn của nhóm phi nhân thọ ước đạt 41.682 tỷ đồng, nhóm nhân thọ ước đạt hơn 161.000 tỷ đồng.

Trong khi chi phí tăng vọt, tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành 9 tháng đầu năm ước đạt hơn 165.500 tỷ đồng, giảm nhe so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt hơn 58.500 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt gần 107.000 tỷ đồng, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt hơn 652.200 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt hơn 33.400 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt hơn 618.800 tỷ đồng.

Dự kiến, mức chi trả bồi thường trong năm nay có thể tăng vọt trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi.

Trước đó, thống kê sơ bộ các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy số tiền chi trả bồi thường do bão Yagi đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Với thị phần đứng đầu trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty Bảo hiểm PVI cập nhật đến chiều 11/9, ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước tổng mức khiếu nại tổn thất hơn 2.000 tỷ đồng. Con số này vẫn chưa bao gồm bồi thường bảo hiểm xe cơ giới và con người.

"Đây có thể là tổn thất lịch sử không mong muốn của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và PVI nói riêng", doanh nghiệp này cho biết.

Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC) cho biết ghi nhận khoảng 900 vụ tổn thất bao gồm tài sản, xe cơ giới và hàng hải, ước tính tổng bồi thường 230 tỷ đồng.

Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), tính đến 10/9, có gần 500 vụ tổn thất, trong đó có 16 vụ về bảo hiểm hàng hải, hơn 250 vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật, hơn 180 vụ tổn thất bảo hiểm xe cơ giới. Tổng số tiền bồi thường ước tính gần 200 tỷ đồng.

Số tiền bồi thường tiếp tục tăng lên. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA (Bảo hiểm AAA) tính đến ngày 18/9 ghi nhận 488 vụ tổn thất. Ước tính tổng số tiền bồi thường khoảng 300 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với thời điểm ghi nhận ngày 11/9.

Tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác trên thị trường, số khiếu nại bồi thường trong tuần đầu tiên cũng dao động vài trăm tỷ đồng. Số liệu yêu cầu bồi thường vẫn được các doanh nghiệp này tiếp tục cập nhật.

Theo các công ty bảo hiểm, chiếm phần lớn các khoản chi trả theo ông là thiệt hại ở các cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp và ô tô hỏng hóc do mưa lũ. Đây là nhóm khách hàng thường chủ động phòng bị rủi ro về thiệt hại tài sản.

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi là thành tựu quan trọng

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi là thành tựu quan trọng

Tiêu điểm -  2 tháng
Những thay đổi trong Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới đây nhấn mạnh vai trò quan trọng của an sinh xã hội trong nỗ lực hài hoà phát triển kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi là thành tựu quan trọng

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi là thành tựu quan trọng

Tiêu điểm -  2 tháng
Những thay đổi trong Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới đây nhấn mạnh vai trò quan trọng của an sinh xã hội trong nỗ lực hài hoà phát triển kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội.
Người đóng bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 không được rút một lần

Người đóng bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 không được rút một lần

Tiêu điểm -  2 tháng

Quốc hội hôm nay đã thông qua phương án không cho phép người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 được rút một lần.

TP.HCM: Cơ hội vàng để sở hữu căn hộ cao cấp nhờ 'bảo hiểm' lãi suất từ chủ đầu tư

TP.HCM: Cơ hội vàng để sở hữu căn hộ cao cấp nhờ 'bảo hiểm' lãi suất từ chủ đầu tư

Bất động sản -  3 tháng

Hiện nay với hầu hết người mua nhà, lãi suất thả nổi luôn là một áp lực vô hình, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường liên tục biến động. Tuy nhiên với những chính sách bán hàng độc đáo, Vinhomes đã xóa bỏ mọi nỗi lo, giúp người mua dễ dàng sở hữu sản phẩm căn hộ cao cấp với phương án tài chính an toàn ngập tràn ưu đãi.

Ngành bảo hiểm trên hành trình khôi phục niềm tin

Ngành bảo hiểm trên hành trình khôi phục niềm tin

Tiêu điểm -  4 tháng

Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm được xem là nhiệm vụ trọng tâm của các doanh nghiệp tham gia thị trường, cùng với đó là những giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trước đây.

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Tiêu điểm -  13 phút

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Doanh nghiệp -  3 giờ

Loạt thông tin tích cực từ các chính sách vĩ mô và tín hiệu cung cầu của Trung Quốc - thị trường thép lớn nhất thế giới được giới phân tích kỳ vọng sẽ sớm giúp ngành thép phục hồi mạnh mẽ.

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Sổ tay quản trị -  3 giờ

Trong thời điểm tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, quản lý rủi ro tốt sẽ trở thành điểm cộng cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Leader talk -  4 giờ

Theo chứng khoán Vietcap, VinFast sẽ cần 20.900 tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động đầu tư phát triển. Phần lớn trong số này sẽ đến từ các khoản tài trợ của Chủ tịch Vingroup.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn

Phát triển bền vững -  4 giờ

Rủi ro đe dọa triển vọng kinh tế Việt Nam đến từ cầu bên ngoài và năng lực chống đỡ bên trong còn yếu, đòi hỏi các biện pháp mạnh hơn để thúc đẩy kinh doanh.

Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Tiêu điểm -  4 giờ

Chuyển đổi phương thức phát triển hướng tới kinh tế xanh, cách tiếp cận mới phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu.

Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược

Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược

Tiêu điểm -  4 giờ

Sau những khó khăn vào năm 2023, thương mại Việt - Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ, đánh dấu bước đột phá mới sau khi nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.