Hòn đất mà biết nói năng

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn Thứ sáu, 27/01/2023 - 08:00

Nếu chọn một chủ đề mà người Việt thường xuyên bàn tán nhất trong một thập niên gần đây, chắc chắc ai cũng bỏ phiếu cho vấn đề đất đai. Câu chuyện đất đai nóng bỏng đến mức thiên hạ phải gọi là những cơn “sốt đất”.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và ồ ạt, kéo theo đó các hệ lụy về thiếu đất sản xuất, trồng trọt và nạn đầu cơ bất động sản.

>> Bài viết trên Đặc san chào xuân 2023 "Bản lĩnh tiên phong".

Cái câu “hòn đất mà biết nói năng” không chỉ liên quan kết cục “thầy địa lý hàm răng chẳng còn”, mà tác động sâu sắc đến đời sống xã hội. “Sốt đất” lan tràn từ thành phố đến nông thôn, khiến cuộc tìm kiếm “miếng đất cắm dùi” chứa đựng 1001 điều thị phi.

Hơn nửa thế kỷ trước, nhà thơ Bùi Minh Quốc viết “Đất quê ta mênh mông/ Lòng mẹ rộng vô cùng” bằng tất cả sự lạc quan. Bây giờ, có người vẫn tin “lòng mẹ rộng vô cùng” nhưng chẳng còn ai nghĩ “đất quê ta mênh mông”. Bởi lẽ, bất cứ chỗ nào cũng thấy bi kịch tranh giành đất đai. Anh em xung đột, hàng xóm từ mặt, bạn bè thù hận... cũng vì đất. Hỡi ơi, “Đất ta bể bạc non vàng, bể bạc Nam Hải non vàng Bồng Miêu” mà qua bao cơn tang hải biến vi thương điền đã vơi cạn bể bạc lẫn non vàng để kẻ nào đủ tự tin láu lỉnh cũng nhanh chân làm cò đất kiếm sống.

Người Việt sinh ra và lớn lên trên một nền văn minh lúa nước. Sự tích tụ “đất lề quê thói” đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm mưu sinh trên đất, từ “đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau” đến “đất màu trồng đậu trồng ngô/ đất lầy cấy lúa, đất khô làm vườn”. Vậy mà, cái tập quán canh tác “khoai đất lạ, mạ đất quen” và bản lĩnh thu hoạch “hòn đất nỏ là một giỏ phân” vẫn ái ngại thời tiết “mưa tháng ba hoa đất, mưa tháng tư hư đất”.

Thời hội nhập, những số phận ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” bỗng dưng phát hiện một sự thật choáng váng là họ đang ăn ngủ hít thở trên... khối tài sản khổng lồ. Thế nhưng, lời kêu gọi khẩn thiết “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu” không phải sự giục giã đi cấy đi cày nữa, mà hướng đến tư duy chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đành rằng, “đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay”, song phải đủ tiêu chí “đất lành chim đậu” thì mới mong có dự án biến đất nông nghiệp thành đất thổ cư, để “người lười, đất không lười” vẫn đột ngột giàu lên sau một giấc ngủ chập chờn mộng mị.

Những con người chân lấm tay bùn bắt đầu được khai sáng bởi những kẻ môi giới bất động sản giương cao khẩu hiệu “buôn vàng thì lỗ, buôn thổ thì lời”. Quá đúng, người có thể sinh ra thêm, nhưng đất không sinh ra thêm được. Kỹ thuật “đất chăng dây, cây cắm sào” được áp dụng linh hoạt hơn và từng bước nâng cấp thành công nghệ phân lô bán nền.

Thật khó mà kể hết bao nhiêu dự án ma đã mọc lên từ những mảnh đất bình yên. Tính riêng vụ án Công ty Alibaba tại TP.HCM đã có hơn 4.300 nạn nhân với hơn 2.264 tỷ đồng bị chiếm đoạt. Ai cũng nghĩ bản thân có thể phất lên từ đất, khiến chiêu trò lừa đảo được dịp nảy nở. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp xúc cử tri Hà Nội đã phải lên tiếng: “Nhiều người giàu lên vì đất, nhưng nhiều người khốn khổ, nghèo đi về đất, mất cả tình cảm gia đình vì đất. Vừa qua, 75% khiếu kiện cũng xung quanh vấn đề đất đai. Không có đất sao có lúa gạo để ăn no, mặc ấm. Do đó, đất đai là loại tư liệu sản xuất đặc biệt và vô cùng quan trọng”.

Đất đai được xác định là sở hữu toàn dân, nên đối tượng có khả năng xâm hại đất đai nhất là những kẻ đang chiếm lợi thế nhất thời trong cộng đồng. Đã có rất nhiều biệt thự, biệt phủ, khu nghỉ dưỡng của quan chức được xây dựng trên đất rừng phòng hộ. Kẻ có quyền không làm gương thì kẻ có tiền cũng lộng hành. Cán bộ địa chính dường như không có khả năng giám sát và xử lý nữa, mà nhiều vụ phải làm phiền đến Bí thư Tỉnh ủy ở địa phương đích thân chỉ đạo cưỡng chế tháo dỡ. 

Ví dụ, biệt thự của đại gia Nguyễn Hồng Sơn ở phường Chánh Lộ thành phố Quảng Ngãi rộng hàng ngàn mét vuông rất nguy nga. Oái oăm thay, ngoài những khối nhà được phép xây dựng, thì công trình có hẳn một tòa nhà đồ sộ trên đất lúa hơn 620m2. Chưa hết, cảm thấy xây dựng không phép trên đất lúa chưa đủ hoành tráng, chủ nhân còn ngang nhiên chiếm gần 110m2 đất thủy lợi và đất giao thông do Nhà nước quản lý để xây dựng hồ cá, tiểu cảnh, trồng cây cảnh...

Hòn đất mà biết nói năng
Những 'bờ xôi ruộng mật' vẫn đang từng ngày hao hụt một cách trớ trêu. Ảnh: Tuấn Trung

Cứ nhìn những vụ sai phạm đất đai trên cả nước mà thấu hiểu vì sao ông bà ta từng cảm thán “trời cao, cao bấy không xa/ đất kia rộng vậy thế mà dày sâu”. Có lẽ thấm nhuần tư tưởng “đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt” nên hành vi xâm hại đất công diễn ra rất thường xuyên với mức độ tăng dần đều. Quan chức nhiều nơi đâu những sốt ruột phận tằm nhả tơ phụng sự bá tánh, mà từng bước khéo léo thích ứng “tằm sao tằm chẳng ăn dâu/ tằm đòi ăn ruộng, ăn trâu, ăn nhà”. Quan chức bị kỷ luật phần lớn đều liên quan đến đất đai. Không phải vì tùy tiện quy hoạch phục vụ “lợi ích nhóm” thì lại manh động biến đất công thành đất tư. Riêng những dự án đất vàng tại TP.HCM đã đẩy hàng loạt quan chức vào vòng lao lý, từ các lãnh đạo của thành phố đến cả thứ bộ trưởng...

“Đất có thổ công, sông có hà bá” là quan niệm xa xưa, vì hôm nay đất có quy luật thị trường riêng. Khung giá đất được Chính phủ ban hành 5 năm một lần, để làm cơ sở định giá đất theo mục đích sử dụng và theo khu vực dân cư, nhưng nhiều địa phương áp dụng thêm hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm, và xuất hiện hàng loạt kiểu giá khác nhau, thông qua quyết định của hội đồng thẩm định giá đất. Giá đất để bồi thường giải phóng mặt bằng thì khác, mà giá đất bán chỉ định lại khác. Giá đất để thu thuế của doanh nghiệp thì khác, mà giá đất để cổ phần hóa lại khác. Cho nên, “đất cũ đãi người mới”, tình trạng lạm dụng quyền lực và tham nhũng trong lĩnh vực đất đai vô cùng phức tạp.

Sau một cơn sốt đất hạ nhiệt vì khuất tất được phanh phui, nhiều đại gia bất động sản cũng bị khởi tố. Hoàn cảnh của các đại gia bất động sản đều dở khóc dở mếu như “chim quyên xuống đất ăn giun, anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than”. Kỳ lạ là có nhiều doanh nghiệp khi khó khăn, khủng hoảng lại “vụng múa chê đất lệch” để kiến nghị Chính phủ giải cứu bất động sản, mà những lúc hốt bạc không nghe họ yêu cầu được nộp thêm thuế vào ngân sách.

Có một “nữ hoàng nội y” từng có phát ngôn gây sốc “yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn”. Cứ ngỡ đó là cách nói bóng bẩy của mỹ nhân show biz, nhưng trong tập truyện “Gia tộc ăn đất” của Lê Minh Nhựt được giải thưởng Văn học Tuổi Hai Mươi lại miêu tả hành vi ăn đất đúng nghĩa đen: “Chú Út cầm từng viên đất moi được dưới ruộng lên và đưa vào miệng mình nhai, nuốt một cách ngon lành... Chú Út vẫn ăn uống bình thường như những người khác nhưng mỗi bữa chú ăn thêm vài hòn đất, được phơi khô qua vài ba tháng. Thỉnh thoảng chú cũng chế biến: thay vì chỉ toàn ăn đất thì chú trộn thêm vài loại gia vị như hành, tiêu, tỏi, ớt,...”. Ngay khi kề cận cái chết, chú Út chẳng thèm cơm, chỉ thèm ăn vài cục đất ruộng “Cha tôi ứa nước mắt, ngồi xuống ôm lấy người em trai vỗ về: Của chú tất cả, cứ để dành đó. Ăn từ từ coi chừng mắc nghẹn”. Bởi vậy, đừng ai tin “ghét nhau đào đất đổ đi” nữa nhé.

Dù đãcó nhiều văn bản quyết tâm bảo vệ đất lúa và đất rừng, nhưng “bờ xôi ruộng mật”vẫn đang từng ngày hao hụt một cách trớ trêu theo kiểu “đất có tuần, dân có vận”.Đất nông lâm nghiệp đang được “phù phép” thành đất dịch vụ kết hợp du lịch vì những kẻ vàng kho bạc đống không còn thích cảnh chen lấn đô thị ngột ngạt nữa. Đất ngoại ô, đất nông thôn bắt đầu mọc lên những biệt thự vườn, biệt thự nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu “Anh về cuốc đất trồng cau/ Cho em giâm ké dây trầu một bên/ Chừng nào trầu nọ bén lên/ Cau kia ra trái lập nên cửa nhà”. 

Đẩy giao dịch đất đai, kế thừa lên môi trường số có thể gặp rủi ro pháp lý

Đẩy giao dịch đất đai, kế thừa lên môi trường số có thể gặp rủi ro pháp lý

Tiêu điểm -  2 năm
Bởi nhiều tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai mà khi đẩy giao dịch lên môi trường mạng, môi trường ảo có thể gặp rủi ro về mặt pháp lý, không đảm bảo tính khả thi trong phương thức quản lý, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.
Đẩy giao dịch đất đai, kế thừa lên môi trường số có thể gặp rủi ro pháp lý

Đẩy giao dịch đất đai, kế thừa lên môi trường số có thể gặp rủi ro pháp lý

Tiêu điểm -  2 năm
Bởi nhiều tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai mà khi đẩy giao dịch lên môi trường mạng, môi trường ảo có thể gặp rủi ro về mặt pháp lý, không đảm bảo tính khả thi trong phương thức quản lý, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.
Nhiều vi phạm đất đai tại Đắk Lắk

Nhiều vi phạm đất đai tại Đắk Lắk

Tiêu điểm -  2 năm

Chưa kịp thời điều chỉnh bảng giá đất làm giảm nguồn thu ngân sách, lấn chiếm xây dựng trái phép không được xử lý dứt điểm, quyết định chủ trương đầu tư không qua đấu thầu hoặc đấu giá… là những vấn đề nổi cộm trong quản lý, sử dụng đất tại tỉnh Đắk Lắk thời gian qua.

Sửa Luật Đất đai: Cần có cơ chế rõ ràng về giá đất

Sửa Luật Đất đai: Cần có cơ chế rõ ràng về giá đất

Tiêu điểm -  2 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, các cơ quan soạn thảo Luật Đất đai sửa đổi cần hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất, đảm bảo phù hợp với giá thị trường và nhất quán, thống nhất với phương pháp định giá của hệ thống tiêu chuẩn định giá tài sản Việt Nam

Tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng để sửa Luật Đất đai

Tiêu điểm -  2 năm

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Quốc hội đã đề xuất nhiều chính sách quan trọng nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Vi phạm đất đai tràn lan tại Phú Quốc

Vi phạm đất đai tràn lan tại Phú Quốc

Tiêu điểm -  2 năm

Giao dịch đất đai tăng đột biến về số lượng; giá đất tăng nhanh cùng với việc Luật Đất đai 2013 không quy định hạn mức tối thiểu tách thửa đối với đất nông nghiệp đã dẫn đến gia tăng vi phạm pháp luật về đất đai tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) thời gian qua.

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Bất động sản -  1 ngày

Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?

Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?

Bất động sản -  2 ngày

Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  3 ngày

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  3 ngày

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  4 ngày

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tủ sách quản trị -  8 giờ

Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Doanh nghiệp -  14 giờ

Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  16 giờ

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  21 giờ

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.