Phát triển bền vững

Hơn một nửa báo cáo ESG không có ý nghĩa thực tế

Phạm Sơn Thứ năm, 08/08/2024 - 08:12

Báo cáo ESG được không ít doanh nghiệp xây dựng chỉ nhằm mục đích truyền thông nhưng chưa tạo được niềm tin cho công chúng, đối tác và nhà đầu tư.

Báo cáo phát triển bền vững theo chuẩn ESG (môi trường – xã hội – quản trị) không còn là khái niệm xa lạ đối với cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều công ty đã tích hợp phần ESG vào báo cáo thường niên hoặc phát hành riêng một báo cáo ESG với mục đích giới thiệu tới công chúng nỗ lực và định hướng kiến tạo giá trị tích cực cho môi trường và cộng đồng.

Bên cạnh đó, báo cáo ESG cũng là công cụ chứng thực giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp, qua đó tiếp cận hiệu quả hơn đối tác, nhà đầu tư, đặc biệt là các đơn vị nước ngoài.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít báo cáo ESG được doanh nghiệp phát hành với mục đích truyền thông thay vì thể hiện những giá trị thực tế. Ông Hoàng Đức Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) Việt Nam, đánh giá, chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn là làm báo cáo theo tiêu chuẩn quốc tế.

Xanh hóa một cách thực chất là tiền đề cho một báo cáo ESG trung thực và có giá trị. Ảnh: Hoàng Anh

Số còn lại thường tập trung vào công bố những thông tin tối thiếu, khiến báo cáo ESG hầu như không có giá trị. Ông Hùng ước tính, trên 50% báo cáo ESG chỉ có ý nghĩa về mặt truyền thông, tô vẽ thương hiệu.

Đồng tình với ông Hùng, bà Phạm Thị Minh Hương, Phó giám đốc dịch vụ phát triển bền vững Deloitte Việt Nam, bổ sung, Deloitte thậm chí đã phát hiện ra một số trường hợp thông tin công bố trong các báo cáo phát triển bền vững là chưa chính xác.

Đại diện Deloitte lý giải, có quá nhiều khung tiêu chuẩn xanh khiến không ít doanh nghiệp lúng túng nên chọn tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn nào để phù hợp với điều kiện và thực tiễn.

Điều này càng gây hoang mang cho doanh nghiệp hơn khi chưa có nhận thức đầy đủ về phát triển bền vững, vẫn còn đang nhầm lẫn hoặc nhập nhằng giữa khái niệm “xanh” và khái niệm “sạch hơn”. Điều này khiến doanh nghiệp lúng túng trong giải pháp và cả trong quá trình chứng thực các giải pháp đó.

Những yếu tố này gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp bởi theo ông Hùng, đối tượng người sử dụng báo cáo ESG của doanh nghiệp như đối tác, nhà đầu tư cần phải nhìn thấy sự tin cậy. Trong khi đó, xây dựng báo cáo theo tính dập khuôn có thể sẽ khiến thông tin được đưa ra là không chính xác.

Còn theo bà Hương, việc chưa hình thành được cơ sở dữ liệu và khung đo lường các giải pháp phát triển bền vững có thể khiến thông tin doanh nghiệp công bố bị các bên liên quan đánh giá là “tẩy xanh”, một lỗi rất nặng, bị nhà đầu tư, cơ quan quản lý và người tiêu dùng lên án.

Thực chất hóa báo cáo ESG

Giải quyết thực trạng này, đại diện Deloitte đề xuất doanh nghiệp cần xây dựng niềm tin cho các bên liên quan thông qua tính công khai, minh bạch, qua những cam kết, hành động thực tế và cả tiếng nói của nhà lãnh đạo.

Bà Phạm Thị Minh Hương, Phó giám đốc dịch vụ phát triển bền vững Deloitte Việt Nam tại tọa đàm Triển vọng phát triển tài chính xanh do Vietnam Finance tổ chức

Bên cạnh đó, rất cần có sự tiên phong của một bộ phận doanh nghiệp để tạo ra tấm gương về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. “Nhìn vào những doanh nghiệp này có thể thúc đẩy hoạt động chuyển đổi xanh và tránh các hành vi tẩy xanh”, bà Hương nhấn mạnh.

Ngoài ra, yếu tố cần thiết để tạo ra các báo cáo ESG có ý nghĩa thực tế là doanh nghiệp đang thực sự theo đuổi phát triển bền vững một cách nghiêm túc. Bởi, theo một chuyên gia kinh tế tuần hoàn nói với TheLEADER, các đo lường, báo cáo thực chất là thể hiện lại những việc mình đã thực hiện được. Nếu doanh nghiệp có giải pháp thực hành tốt, việc xây dựng báo cáo ESG đủ tốt là chuyện nằm trong tầm tay.

Còn khi doanh nghiệp chỉ coi ESG, phát triển bền vững là công cụ đánh bóng tên tuổi, tô vẽ thương hiệu, báo cáo ESG cũng không tạo ra ý nghĩa thực tiễn nào ngoài giá trị truyền thông.

Điều quan trọng là doanh nghiệp phải thực sự thấu hiểu giá trị của các giải pháp phát triển bền vững là tiết giảm tiêu hao đầu vào và tối thiểu hóa chi phí, chứ không phải chỉ để giữ một hình ảnh đẹp trước mắt công chúng.

Tăng giá trị M&A gấp sáu lần nhờ 'bán' câu chuyện ESG

Tăng giá trị M&A gấp sáu lần nhờ 'bán' câu chuyện ESG

Phát triển bền vững -  1 tháng
Khảo sát của Deloitte Châu Á – Thái Bình Dương chỉ ra những doanh nghiệp có câu chuyện rõ ràng về ESG dự kiến có thể tăng giá trị thương vụ M&A lên gấp sáu lần.
Tăng giá trị M&A gấp sáu lần nhờ 'bán' câu chuyện ESG

Tăng giá trị M&A gấp sáu lần nhờ 'bán' câu chuyện ESG

Phát triển bền vững -  1 tháng
Khảo sát của Deloitte Châu Á – Thái Bình Dương chỉ ra những doanh nghiệp có câu chuyện rõ ràng về ESG dự kiến có thể tăng giá trị thương vụ M&A lên gấp sáu lần.
Nhà đầu tư xem xét yếu tố ESG như thế nào?

Nhà đầu tư xem xét yếu tố ESG như thế nào?

Phát triển bền vững -  1 tháng

Mỗi nhà đầu tư sẽ quan tâm và xem xét tiêu chuẩn ESG theo một cách khác nhau khi đưa ra quyết định, tuy nhiên vẫn có những mẫu số chung, là những điều cốt lõi doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng chiến lược phát triển bền vững nhằm mục đích gọi vốn.

Vì sao đầu tư vào ESG chưa hiệu quả?

Vì sao đầu tư vào ESG chưa hiệu quả?

Phát triển bền vững -  2 tháng

Một chương trình từ thiện, một chiến dịch nhặt rác có thể đem lại ý nghĩa về mặt hình ảnh, truyền thông và khơi dậy trách nhiệm cho đội ngũ nhân sự nhưng khó tạo ra hiệu quả dài hạn bởi hầu như không gắn với chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

ESG chỉ là hô hào hay sẽ chi phối quyết định đầu tư?

ESG chỉ là hô hào hay sẽ chi phối quyết định đầu tư?

Phát triển bền vững -  3 tháng

Theo nhiều chuyên gia và cơ quan nghiên cứu, ESG đang dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư quốc tế.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  2 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  2 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  3 giờ

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Tiêu điểm -  6 giờ

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  6 giờ

Chính phủ ban hành giải pháp khắc phục bão Yagi như giảm lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh.