Phát triển bền vững
Vì sao đầu tư vào ESG chưa hiệu quả?
Một chương trình từ thiện, một chiến dịch nhặt rác có thể đem lại ý nghĩa về mặt hình ảnh, truyền thông và khơi dậy trách nhiệm cho đội ngũ nhân sự nhưng khó tạo ra hiệu quả dài hạn bởi hầu như không gắn với chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Mới đây, theo thông tin từ Ngân hàng Barclays, trong nửa đầu năm đã có khoảng 40 tỷ USD bị rút ròng khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu ESG trên toàn cầu, đánh dấu sự “đảo ngược” của một lĩnh vực được xem là xu thế đầu tư chủ đạo trong bối cảnh mới.
Lý do được chỉ ra là các quỹ đầu tư cổ phiếu ESG hoạt động kém hiệu quả, tức là không tạo ra lợi nhuận như kỳ vọng, thậm chí là thua lỗ. Ngoài ra, một số quỹ tuyên bố rút khỏi các dự án ESG do không thấy được sự khả thi về mặt môi trường và xã hội.
Có thể nói, nhiều dự án ESG đã và đang gây thất vọng trên cả ba trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Diễn biến này tiếp tục dấy lên những bàn luận chưa đi đến hồi kết về câu hỏi “liệu ESG là giải pháp cho phát triển bền vững hay chỉ là một khái niệm đẹp đẽ được sử dụng để truyền thông”?
Từ CSR đến ESG
Trước khi khái niệm ESG được biết đến rộng rãi, giới doanh chủ, nhà đầu tư và truyền thông đã rất quan tâm đến câu chuyện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). CSR là khái niệm nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được gắn với đạo đức kinh doanh và lợi ích của xã hội.
Theo bà Van Ly, chuyên gia tại tổ chức tư vấn Raise Partners, CSR được xem như một phần trong hoạt động đối ngoại của doanh nghiệp.
Tức là, để “làm” CSR, doanh nghiệp vẫn hoạt động như bình thường, bổ sung vào đó những hoạt động như từ thiện, gây quỹ hoặc ở mức độ cao hơn là ban hành các chính sách đạo đức đối với đội ngũ nhân sự.
Điểm yếu của CSR là gắn với trách nhiệm, tức là doanh nghiệp phải bỏ chi phí để thực thi và đảm bảo. Mặt khác, việc thực thi CSR thường không gắn với chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, kinh doanh nên cũng không bổ sung được giá trị cho doanh nghiệp, ngoài hiệu quả về mặt truyền thông.
Khái niệm ESG thay đổi giúp thay đổi cục diện câu chuyện phát triển bền vững của doanh nghiệp khi quan tâm tới cả ba phương diện là môi trường, xã hội và quản trị. ESG gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để hài hòa giữa lợi nhuận với lợi ích cộng đồng, thay vì tiêu tốn chi phí và nguồn lực để theo đuổi trách nhiệm một cách mơ hồ.
Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Theo bà Võ Ngọc Tuyền, CEO Dear Our Community, thực tế chỉ ra là nhiều doanh nghiệp vẫn giữ lối tư duy cũ, chỉ tập trung vào kinh doanh và đóng góp một phần dôi dư ra cho những chương trình đơn giản mang tính từ thiện, phong trào.
Đội ngũ nhân sự làm về phát triển bền vững cũng tương đối xa rời hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp khi chỉ tập trung vào câu chuyện làm sao để có lợi cho môi trường, xã hội, quên mất rằng doanh nghiệp cần phải tồn tại, dự án cần phải có nguồn lực mới có thể tiếp tục được duy trì.
Điều đó không hiếm thấy ở những chương trình thiện nguyện, gây quỹ hay tổ chức cho nhân sự nhặt rác trên bãi biển, trồng rừng ở khu bảo tồn vẫn được doanh nghiệp ghi nhận vào trong báo cáo ESG.
Tất nhiên, những hoạt động ấy vẫn đáng được ghi nhận và tôn vinh nhưng khó có thể tạo ra giá trị lan tỏa và lâu dài. Bởi lẽ, thực hành ESG nhưng không thoát ra được khỏi “cái bóng” của CSR khi vẫn doanh nghiệp, bộ phận về phát triển bền vững vẫn giữ lối tư duy cũ.
Làm thế nào để thực hành ESG có hiệu quả?
Điều đầu tiên, cần phải khẳng định rằng doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực hay hình thức tổ chức thế nào vẫn đều có giá trị nhất định đối với nền kinh tế, xã hội. Chẳng hạn, doanh nghiệp sản xuất tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp phân phối đưa sản phẩm ấy đến cộng đồng hay ngân hàng làm nhiệm vụ cấp vốn cho nền kinh tế.
Để tạo ra đóng góp nhiều nhất cho môi trường và xã hội, doanh nghiệp cần thấu hiểu vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế và trong chuỗi cung ứng, bám sát vào vai trò đó để tìm kiếm giải pháp phù hợp.
Đơn cử, ngân hàng làm nhiệm vụ cấp vốn có thể hướng hoạt động phát triển bền vững cốt lõi của mình vào việc định hướng dòng vốn vào những dự án có trách nhiệm.
Doanh nghiệp sản xuất nằm ở vị trí cầu nối giữa chuỗi cung ứng, có thể tác động tới các mắt xích khác để định hình chuỗi theo hướng bền vững hơn, ví dụ như thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường, thân thiện với chuỗi cung ứng hạ nguồn, từ chối sử dụng nguyên vật liệu gây hại.
Còn doanh nghiệp bán lẻ có thể tận dụng thế mạnh về khả năng tiếp cận khách hàng để lan tỏa những thông điệp nhân văn, xây dựng thói quen tiêu dùng có trách nhiệm trong cộng đồng.
Tuy nhiên, lợi ích cho xã hội, môi trường là chưa đủ, bởi doanh nghiệp cần phải đảm bảo lợi nhuận hoặc ít nhất là đảm bảo không bị lỗ mới có thể duy trì hoạt động. Giới doanh chủ cũng cần thiết phải có trách nhiệm với nhà đầu tư, với nhân sự, khách hàng trước khi chịu trách nhiệm cho những cộng đồng lớn hơn.
Thực tế, đó cũng là lý do yếu tố G – quản trị được tích hợp vào ESG. Quản trị tốt tạo ra trước tiên là tính minh bạch và hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực, tránh nguồn lực bị thất thoát, lãng phí do sử dụng sai mục đích hoặc thiếu cân nhắc.
Chính vì vậy, theo ông Vũ Chí Công, Giám đốc ESG và Giám đốc Quỹ đầu tư tác động VinaCarbon, VinaCapital, yếu tố quản trị luôn đóng vai trò bắt buộc và tạo ra tính quyết định khi nhà đầu tư xem xét một doanh nghiệp, dự án.
Trong bối cảnh triển khai đồng thời cả ba yếu tố là môi trường, xã hội và quản trị, yếu tố quản trị đóng vai trò cao hơn như vậy. Năng lực quản trị tốt thông qua thấu hiểu chuỗi cung ứng có thể biến những hoạt động vì môi trường, vì xã hội của doanh nghiệp trở thành giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Chẳng hạn, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang tận dụng khí CO, một loại khí thải rất độc hại nhưng có bản chất là sản phẩm cháy chưa triệt để, tiếp tục đốt cháy trong các lò nhiệt. Qua đó, khí thải độc hại được loại trừ, doanh nghiệp cũng tiết kiệm hàng chục nghìn tấn than nhiên liệu đốt mỗi năm.
Hay như Heineken Việt Nam thời gian qua đã áp dụng mô hình hợp tác với nông dân bằng việc thu mua vỏ trấu để nấu bia, bán lại bã hèm (phụ phẩm còn lại sau khi lên men và lọc lấy bia) để bà con làm thức ăn chăn nuôi.
Mô hình này giúp tận dụng triệt để phụ phẩm thay vì thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí cho cả doanh nghiệp và bà con nông dân. Nói cách khác là “một mũi tên” nhưng trúng đến “ba cái đích” là kinh tế, môi trường và xã hội.
Còn đối với Kotex, chiến dịch quảng cáo Sống hết mình giúp lần đầu tiên có một thương hiệu băng vệ sinh phủ sóng truyền thông và tăng độ nhận diện vào dịp Tết Nguyên đán, nhờ “tấn công” trực diện vào suy nghĩ xấu về kỳ kinh nguyệt vốn ẩn chứa sâu xa định kiến về giới tính.
Quay trở lại với câu chuyện ở đầu bài viết. Không ít phân tích từ các tổ chức quốc tế cho rằng diễn biến rút ròng vốn khỏi quỹ đầu tư ESG cho thấy làn sóng đầu tư ESG chỉ là một “quả bong bóng” sớm muộn sẽ vỡ khi đạt đủ độ căng, giống như những gì đã xảy ra với trào lưu đầu tư vào các công ty công nghệ đầu thập niên 2000.
Đến hiện tại, khó có thể đưa ra đánh giá chính xác rằng nhận định đó đúng hay sai. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra, công nghệ vẫn đóng vai trò quan trọng, tạo ra những bước đột phá cho sự thay đổi chóng mặt của đời sống kinh tế, xã hội.
Nhiều công ty công nghệ vụt sáng trở thành ông lớn có vốn hóa hàng đầu thế giới và cũng không ít công ty công nghệ phá sản chính bởi lý do công nghệ của họ đã lỗi thời.
Tương tự, có thể “bong bóng” đầu tư ESG sẽ vỡ, hoặc đã vỡ nhưng điều đó không phủ nhận vai trò của ESG đối với những mục tiêu toàn cầu. Việc các nhà đầu tư rút ròng hàng chục tỷ đô khỏi các quỹ đầu tư ESG đánh một dấu mốc để cộng đồng doanh nghiệp xem xét lại chiến lược phát triển bền vững, từ đó hoạch định ra một kế hoạch bài bản, khả thi hơn, lấy lại niềm tin của công chúng.
Về lâu dài, những doanh nghiệp “làm” ESG một cách nghiêm túc và sáng tạo, có thể sẽ giống như những “ông trùm” công nghệ, vụt sáng trở thành những doanh nghiệp thành công hàng đầu trên thế giới.
Tôn trọng sự khác biệt
ESG chỉ là hô hào hay sẽ chi phối quyết định đầu tư?
Theo nhiều chuyên gia và cơ quan nghiên cứu, ESG đang dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư quốc tế.
ESG: Doanh nghiệp nhỏ phải đứng ngoài cuộc chơi?
Vốn mỏng, thiếu hụt về kinh nghiệm, nguồn lực khiến doanh nghiệp nhỏ thường không mấy mặn mà với thực hành phát triển bền vững theo chuẩn ESG (môi trường – xã hội – quản trị).
Khi doanh nghiệp làm kinh tế tuần hoàn vì ‘FOMO’
Doanh nghiệp bị bủa vây bởi các thông tin liên quan đến xu thế kinh tế tuần hoàn, quyết định triển khai mô hình này bởi FOMO (fear of missing out – sợ bị bỏ lỡ), dẫn đến những mô hình chắp vá và kém hiệu quả.
Kinh tế tuần hoàn ‘rẻ’ hay ‘đắt’?
Chi phí lớn là một trong những thách thức phổ biến thường được doanh nghiệp liệt kê khi nhắc đến câu chuyện chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.