Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Vướng mắc giải phóng mặt bằng, khó khăn trong chuyển mục đích sử dụng đất, đang khiến nhiều dự án cụm công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên chậm tiến độ.
Thông tin từ địa phương cho biết, tiến độ đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp (CCN) và thu hút dự án sản xuất kinh doanh trong CCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thời gian qua bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, công tác chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng... còn nhiều bất cập.
Cụ thể, các dự án CCN có sử dụng đất trồng lúa trên 10ha, để chuyển sang mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp, thuộc trường hợp phải có văn bản chấp thuận cho phép chuyển mục đích của Thủ tướng.
Tuy nhiên, trình tự, thủ tục trình Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang đất phi nông nghiệp mất nhiều thời gian, do phải xin ý kiến của nhiều bộ ngành, làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án. Qua đó, làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Điển hình, CCN Phạm Ngũ Lão – Nghĩa Dân (huyện Kim Động, Ân Thi) được tỉnh trình Thủ tướng từ ngày 21/12/2020. Tuy nhiên, tới tháng 3/2022 dự án mới được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.
Tương tự, trình Thủ tướng từ tháng 11/2020, đến tháng 7/2021 CCN Minh Khai (huyện Văn Lâm) mới được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.
Bên cạnh đó, một số CCN trong quá trình lập quy hoạch chi tiết 1/500, nhằm đảm bảo không tạo ra khu đất xen kẹt, không chồng lấn với các dự án đã được tỉnh tiếp nhận, tăng hiệu quả sử dụng đất, chủ đầu tư đã đề nghị điều chỉnh lại ranh giới, qua đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Cụ thể một số dự án như CCN Ngô Quyền tại huyện Tiên Lữ; CCN Phùng Chí Kiên tại thị xã Mỹ Hào; CCN Vân Du – Quang Vinh tại huyện Ân Thi.
Sở Công thương cho biết, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh giai đoạn đến năm 2020 chưa thực sự đồng bộ. Đồng thời, UBND các huyện, thị xã, thành phố chưa chủ động đề xuất điều chỉnh quy mô, địa điểm, số lượng dự án CCN trong quy hoạch sử dụng đất của huyện để trình UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh chấp thuận.
Vì vậy, dẫn tới vướng mắc khi hoàn thiện thủ tục về đất đai như xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng...để đầu tư hạ tầng kỹ thuật chung của CCN (một số dự án như CCN Quán Đỏ, huyện Phù Cừ; CCN Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ; CCN Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào).
Một nguyên nhân (dẫn tới vướng mắc trong đầu tư xây dựng CCN tại Hưng Yên), là một số chủ đầu tư chưa tập trung các nguồn lực và triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy định.
Ví dụ, CCN Văn Nhuệ (được Thủ tướng cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ tháng 11/2018, nhưng khoảng 3 năm sau UBND huyện Ân Thi mới thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng). Hay như CCN Đông Khoái Châu được thành lập từ năm 2016, nhưng đến năm 2020 mới hoàn thiện thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và đề nghị điều chỉnh tiến độ...
Cũng theo Sở Công thương tỉnh, một số CCN trước khi được thành lập, UBND tỉnh đã tiếp nhận các dự án vào đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc, UBND huyện, chủ đầu tư đề nghị đưa ra khỏi quy hoạch như CCN Tân Dân, huyện Khoái Châu; điều chỉnh vị trí, ranh giới để tiếp tục thực hiện; CCN Vân Du – Quang Vinh, huyện Ân Thi.
Giai đoạn đến năm 2020, toàn tỉnh quy hoạch 39 CCN với diện tích khoảng 1.706ha, định hướng đến năm 2030 có 64 CCN, với tổng diện tích khoảng 3.344ha. Đến nay, trong 39 CCN được quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2020 và 3 CCN bổ sung quy hoạch giai đoạn 2021-2030, có 26 CCN đã được thành lập theo quy định.
14 CCN đã được duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, 05 CCN đã được Thủ tướng chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.