Bất động sản
Ì ạch giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
Nhiều vướng mắc trong khâu phát triển dự án, nhiều địa phương chưa quan tâm đến nhà ở xã hội nên số dự án được đầu tư còn rất hạn chế.
Gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng đang có tỷ lệ giải ngân rất chậm so với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Theo ông Phạm Thanh Hà, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện có 28 địa phương đã công bố danh mục 68 dự án đủ điều kiện vay theo chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 30.000 tỷ đồng.
Đến nay, các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền cam kết khoảng 7.000 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có sáu dự án nhà ở xã hội tại năm địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 415 tỷ đồng.
Ông Hà lý giải, tỷ lệ giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng thấp là do phần lớn các dự án được công bố mới đang ở giai đoạn hoàn thiện thủ tục, bắt đầu triển khai.
Đặc biệt, nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế do UBND một số tỉnh, thành phố còn chưa công bố danh mục dự án đủ điều kiện vay vốn của chương trình. Một số dự án thuộc danh mục được công bố nhưng chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn do đã hoàn thành hoặc đã vay vốn từ các nguồn khác.
Mặt khác, một số dự án gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục tính tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này được Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chỉ ra là nhiều địa phương hiện vẫn chưa quan tâm đến việc phát triển nhà ở xã hội.
Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thất, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 411.000 căn hộ, trong đó 71 dự án đã hoàn thành với quy mô gần 40.0000 căn.
Nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội như tỉnh Bắc Ninh 15 dự án, 6.000 căn; Bắc Giang năm dự án, 12.475 căn; Hải Phòng bảy dự án, 11.678 căn; Bình Dương bảy dự án, 6.557 căn...
Tuy nhiên, việc triển khai đề án vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại những hạn chế, vướng mắc cần phải tập trung và quyết liệt giải quyết trong thời gian tới. Nhiều địa phương có kết quả thực hiện chậm so với kế hoạch đăng ký tại đề án. Một số địa phương đến nay vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội được khởi công mới.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cũng chỉ ra thực trạng, nhiều địa phương trọng điểm mặc dù có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn nhưng việc đầu tư nhà ở xã hội còn hạn chế so với mục tiêu của đề án đến năm 2025.
Cụ thể, Hà Nội có ba dự án, 1.700 căn, đáp ứng 9%; TP. HCM bảy dự án, 4.996 căn, đáp ứng 19%. Đáng chú ý, một số địa phương không có dự án nhà ở xã hội khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay như Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Long An, Quảng Ngãi...
Nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp, chưa đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm, chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, ông Sinh nhấn mạnh.
Minh chứng là một số thành phố lớn, tập trung nhiều người lao động thu nhập thấp, có nhu cầu về nhà ở xã hội cao, song địa phương đăng ký nhà ở xã hội hoàn thành trong năm 2024 rất thấp như: Hà Nội 1.181 căn, TP. HCM 3.765 căn, Đà Nẵng 1.880 căn, Cần Thơ 1.535 căn.
Tháo gỡ những điểm nghẽn
Chương trình 120.000 tỷ đồng được triển khai trong 10 năm (đến năm 2030) nhằm thực hiện đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, chính vì vậy, theo ông Hà, để đẩy mạnh giải ngân, cần có sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án.
Qua đó, các dự án mới có thể tạo ra khối lượng hoàn thành công trình lớn để các ngân hàng giải ngân cho vay.
Năm 2024, Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130 nghìn căn hộ. Bên cạnh đó, cần rà soát lại việc triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ để có giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy việc tiếp cận, giải ngân gói tín dụng này.
Còn theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, các bộ, ngành, địa phương phải coi việc triển khai đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo an sinh, đời sống ấm no, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương phải có trách nhiệm công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư.
Việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vừa là một trong những trụ cột của các chính sách an sinh xã hội, vừa là một giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Đẩy nhanh việc phát triển nhà ở xã hội cũng góp phần tạo nguồn cung, tái cơ cấu lại thị trường bất động sản, cân đối trong cơ cấu sản phẩm bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá phù hợp cho người thu nhập thấp và trung bình như hiện nay. Qua đó, thanh khoản trên thị trường sẽ dần được khơi thông, tạo đà cho thị trường bất động sản dần hồi phục và phát triển ổn định.
Những rào cản khiến doanh nghiệp kém mặn mà với nhà ở xã hội
Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội
Cho rằng mức lãi suất của gói 120.000 tỷ đồng vẫn cao hơn mức vay nhà ở xã hội trước đó, thời gian cho vay ngắn nên HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng khôi phục đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng.
Nhà ở xã hội kêu thiếu mà vẫn ế
Trong khi nhà ở xã hội cháy hàng tại các thành phố lớn thì ở một số địa phương, không ít dự án không có người mua.
Vì sao Việt Nam mãi thiếu nhà ở xã hội?
Các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội hiện đang gặp khó khăn đủ đường, từ thủ tục pháp lý, thời gian đầu tư, nguồn vốn, đến đầu ra của sản phẩm.
TP.HCM muốn lập doanh nghiệp chuyên phát triển nhà ở xã hội
Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị thành lập doanh nghiệp trực thuộc thành phố chuyên đầu tư, phát triển, quản lý nhà ở xã hội.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.