Tài chính
IFC rót 65 triệu USD cho quỹ xử lý nợ xấu bất động sản tại Việt Nam và Đông Nam Á
Việt Nam và Indonesia là 2 thị trường còn 'non trẻ' trong lĩnh vực khôi phục giá trị các tài sản xấu mà IFC muốn hướng tới.
IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới cùng Quỹ Phát triển các Định chế Tài chính của IFC và Quỹ Châu Á Mới Nổi của IFC, hai quỹ do Công ty Quản lý Tài sản IFC (AMC) quản lý, cho biết sẽ đầu tư 65 triệu USD vào Altus Special Situations Asia 1 LP.
Khoản đầu tư sẽ được dùng để hỗ trợ tài chính cho các công ty tại các thị trường mới nổi ở Đông Á đang gặp khó khăn nhằm giúp các công ty này có thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính, lấy lại được tín nhiệm tín dụng, và duy trì việc làm cho người lao động, qua đó đóng góp vào tăng trưởng bền vững.
Thông qua Chương trình Khôi phục Giá trị cho Tài sản Xấu (Distressed Assets Recovery Program - DARP), IFC làm việc với các đối tác nhằm xây dựng các nền tảng mang tính khu vực và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tổ chức đầu tư vào các tài sản đang bị phân loại là tài sản xấu.
Khoản đầu tư này của IFC sẽ giúp Altus xây dựng một chương trình hỗ trợ tài chính cho khu vực nhằm đầu tư vào Philippines, Thái Lan, Indonesia, và Việt Nam. Đặc biệt là Indonesia và Việt Nam, 2 thị trường còn non trẻ trong lĩnh vực khôi phục giá trị các tài sản xấu.
Mục tiêu mà IFC đặt ra là hỗ trợ thị trường khôi phục các giá trị tài sản nợ xấu, một loại hình thị trường mới nhưng đang ngày càng phát triển và hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
IFC đã làm việc với Altus, một đối tác của chương trình DARP từ năm 2012. Tính đến tháng 3 năm 2018, chương trình DARP của IFC đã triển khai được 5,5 tỷ USD xử lý các tài sản xấu trên toàn thế giới. Tại Châu Á, các dự án trong khuôn khổ chương trình DARP của IFC bao gồm các khoản cam kết của IFC trị giá khoảng 525 triệu USD và các khoản đồng tài trợ trị giá khoảng 560 triệu USD.
Với Altus Special Situations Asia 1 LP, quỹ này sẽ có tới 272,5 triệu USD vốn lưu động có thể dùng để triển khai các hoạt động đầu tư. IFC, Quỹ Phát triển các Định chế Tài chính của IFC, và Quỹ Châu Á Mới Nổi của IFC sẽ góp vốn với các mức tương ứng là 15 triệu USD, 25 triệu USD, và 25 triệu USD. Công ty Altus Capital sẽ đóng góp 7,5 triệu USD.
Altus Capital Partners là nhà đầu tư và quản lý tài sản, tập trung đầu tư vào các tài sản đang bị phân loại là tài sản xấu và các tình huống đặc biệt cần gọi vốn để khôi phục hoạt động tại Đông Nam Á.
Công ty được thành lập năm 2005 tại Philippines và đến nay đã mở rộng hoạt động sang Thái Lan và Indonesia.
Với tư cách đại diện cho các quỹ mà mình quản lý, Altus Capital Partners đầu tư vào danh mục bao gồm các khoản nợ và bất động sản đang gặp khó khăn về tài chính, bị phân loại là nợ hoặc tài sản xấu và chưa phát huy được hết tiềm năng và giá trị của mình; các khoản nợ và tài sản này xuất phát từ việc các định chế tài chính bán lại, từ quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, từ các gói tài chính giải cứu và dưới hình thức đầu tư trực tiếp vào các bất động sản đang cần các chiến lược để tái phát triển, gia tăng giá trị và tái định vị.
Đội ngũ nhân sự quản lý tài sản của công ty bao gồm một đội phụ trách các khoản nợ mà công ty đã mua lại, một đội môi giới bất động sản, và một đội phát triển bất động sản, cung cấp giải pháp xử lý toàn diện cho các tài sản và nợ xấu mà công ty đã mua lại.
IFC tìm người mua cổ phần Vietinbank giá trị hơn 8.000 tỷ đồng
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.