Leader talk

Khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới

Phạm Hà, Chủ tịch LuxGroup Thứ tư, 29/01/2025 - 01:17
Nghe audio
0:00

Để trở thành cường quốc du lịch châu Á, Việt Nam cần nhìn xa hơn các con số hiện tại, đầu tư bài bản vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và dám đặt ra những mục tiêu táo bạo.

Cơ hội từ hai cuộc “đổi mới”

Ngành du lịch Việt Nam đã và đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong hai cuộc "đổi mới" lịch sử, mỗi cuộc đều góp phần định hình lại bức tranh du lịch của quốc gia.

Từ những thay đổi cơ bản trong chính sách và tư duy kinh tế nói chung, ngành du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc, phản ánh rõ nét sự thay đổi của xã hội và nền kinh tế Việt Nam.

Khách nước ngoài du lịch tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Anh

Cuộc đổi mới lần thứ nhất vào năm 1986 đã đánh dấu sự khởi đầu của việc mở cửa và hội nhập quốc tế. Trước khi có những quyết định chính thức từ Chính phủ, Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng bị cô lập trong suốt một thời gian dài. Mở cửa không chỉ có nghĩa là mở rộng quan hệ ngoại giao mà còn tạo cơ hội cho nền kinh tế phát triển thông qua việc thu hút du khách quốc tế.

Lúc đầu, số lượng khách du lịch quốc tế vẫn còn khiêm tốn, nhưng vào những năm 1995-1996, Việt Nam đã bắt đầu đón những đoàn khách quốc tế đầu tiên. Khách đến Việt Nam lúc bấy giờ chủ yếu là những người Pháp quay lại, bao gồm các cựu chiến binh và gia đình để tìm lại một phần lịch sử. Điều này không chỉ giúp nền du lịch Việt Nam có được những bước đi đầu tiên mà còn tạo ra sự kết nối về văn hóa giữa các quốc gia.

Trong bối cảnh này, ngành du lịch đã chứng kiến sự hình thành những thế hệ đầu tiên làm công tác hướng dẫn viên, những người có cơ hội giao lưu và chia sẻ về văn hóa Việt Nam với thế giới. Đây là giai đoạn mà những người trẻ bắt đầu có những cơ hội nghề nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực này.

Việc học ngoại ngữ và kiến thức về văn hóa trở thành yếu tố quan trọng, giúp họ không chỉ hiểu sâu về văn hóa của chính mình mà còn tạo dựng niềm tin nơi khách du lịch quốc tế.

Những chuyến đi du lịch, trao đổi văn hóa thời kỳ đầu của ngành du lịch Việt Nam mang lại những trải nghiệm thú vị và tạo nên sự tự tin cho những người tham gia.

Đến nay, Việt Nam đang bước vào cuộc “đổi mới” lần thứ hai với những kỳ vọng lớn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong đó, ngành du lịch Việt Nam đang chứng kiến một sự thay đổi toàn diện, với sự gia tăng mạnh mẽ của công nghệ và những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng.

Trong kỷ nguyên số, ngành du lịch không còn chỉ dựa vào những phương thức truyền thống nữa. Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là Internet và trí tuệ nhân tạo (AI), đã thay đổi cách thức du khách tìm kiếm thông tin, lên kế hoạch và đặt dịch vụ. Họ không chỉ sử dụng các công cụ truyền thống như qua các đại lý hay văn phòng du lịch mà có thể trực tiếp tương tác với các nhà cung cấp dịch vụ qua nền tảng trực tuyến.

Những hệ thống như AI có thể cung cấp cho du khách những gợi ý về hành trình, nơi ăn, chỗ ở và các hoạt động thú vị dựa trên các sở thích cá nhân, tạo ra một trải nghiệm cá nhân hóa cao.

Đối mặt với sự thay đổi này, các doanh nghiệp du lịch phải nhanh chóng thích nghi và sáng tạo để cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng. Điều này không chỉ là về việc cung cấp một dịch vụ, mà là tạo ra một trải nghiệm sâu sắc hơn, gắn kết hơn với nhu cầu và cảm xúc của du khách.

Có thể nói, cuộc đổi mới lần thứ hai không chỉ mang lại một kỷ nguyên số hóa cho ngành du lịch mà còn là một cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới.

Để bứt phá thành cường quốc du lịch châu Á

Năm 2024, Việt Nam đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 40% so với năm trước, cùng 110 triệu lượt khách nội địa. Ngành du lịch đóng góp khoảng 840 nghìn tỷ đồng vào GDP, khẳng định vai trò là một trong những trụ cột kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia láng giềng như Thái Lan – quốc gia dự kiến đón 40 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2025 – thì những con số này vẫn còn khiêm tốn. Điều này đặt ra câu hỏi “Làm thế nào để du lịch Việt Nam vươn lên trở thành cường quốc trong khu vực”?

Việt Nam là lựa chọn điểm đến yêu thích của nhiều du khách quốc tế.

Nhiều năm qua, ngành du lịch vẫn quen với việc lấy số lượng khách làm thước đo thành công. Chính điều này đã dẫn đến quá tải tại các điểm đến, hạ tầng xuống cấp và trải nghiệm của du khách giảm sút. Sản phẩm còn trùng lặp, thiếu sáng tạo, chưa đủ tạo điểm nhấn và dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách. Hoạt động quảng bá chưa hiệu quả, đặc biệt là với nhóm du khách sang trọng.·

Các quy định và chính sách phát triển du lịch còn chưa đồng bộ, gây khó khăn trong việc thu hút đầu tư và khai thác hiệu quả tiềm năng của ngành.

Để thực sự cạnh tranh, chúng ta cần chuyển từ chiến lược tăng trưởng dựa vào số lượng sang dựa vào chất lượng. Thay vì tập trung vào khách giá rẻ, Việt Nam nên hướng tới phân khúc cao cấp – những du khách sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để đổi lấy trải nghiệm độc đáo.

Các sản phẩm du lịch như du thuyền sang trọng, tour khám phá văn hóa, nghỉ dưỡng sinh thái, hoặc ẩm thực cao cấp cần được phát triển bài bản để xây dựng một hệ sinh thái bền vững, vừa bảo vệ môi trường, vừa tăng giá trị kinh tế.

Mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2025 là hợp lý, nhưng có thể cao hơn nếu Việt Nam biết cách tận dụng tiềm năng. Chúng ta sở hữu một nền văn hóa giàu bản sắc, thiên nhiên hùng vĩ và ẩm thực tinh tế. Đây là những yếu tố mà nhiều quốc gia khác không có được.

Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu này không thể chỉ dựa vào các thị trường quen thuộc như Trung Quốc, Hàn Quốc. Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến ở các thị trường cao cấp như Mỹ, Úc, Canada, Trung Đông và châu Âu – nơi du khách không chỉ lưu trú dài ngày mà còn chi tiêu gấp nhiều lần so với du khách thông thường.

Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là hạ tầng du lịch chưa đồng bộ. Các sân bay quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất thường xuyên quá tải; cảng biển chưa đáp ứng đủ nhu cầu đón tàu du lịch lớn; hệ thống giao thông kết nối giữa các điểm đến vẫn thiếu hiệu quả.

Nhân lực cũng là yếu tố cần được đầu tư mạnh mẽ. Một ngành dịch vụ muốn phát triển không thể thiếu đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có kỹ năng ngoại ngữ tốt và thái độ chuyên nghiệp.

Công nghệ sẽ là chìa khóa giúp ngành du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) đến hệ thống đặt phòng thông minh, Việt Nam cần tận dụng công nghệ để cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu hóa chi phí và tăng hiệu quả quản lý.

Cần lưu ý, mặc dù công nghệ có thể giúp cải thiện tốc độ và hiệu quả, nhưng yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong ngành du lịch. Du khách không chỉ tìm kiếm một chuyến đi, họ tìm kiếm những kết nối cảm xúc, những trải nghiệm có ý nghĩa, và những người dẫn đường có thể chạm vào trái tim họ bằng sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa địa phương. Sự hiếu khách và những trải nghiệm nhân văn vẫn là điểm mạnh không thể thay thế. Chính yếu tố con người, với những hướng dẫn viên thân thiện, có hiểu biết sâu sắc và có khả năng giao tiếp về văn hóa, sẽ tạo nên những ấn tượng không thể quên đối với du khách.

Bên cạnh đó, phát triển du lịch bền vững phải trở thành ưu tiên hàng đầu. Mô hình du lịch không rác thải nhựa, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sẽ là xu hướng của tương lai. Các sản phẩm du lịch sinh thái, thân thiện với thiên nhiên không chỉ thu hút du khách quốc tế mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ sau.

Du lịch ở Hội An. Ảnh: Hoàng Anh

Du lịch không chỉ là ngành kinh tế, mà còn là cách để một quốc gia kể câu chuyện của mình. Việt Nam có quá nhiều câu chuyện hay để kể – từ lịch sử hào hùng, di sản văn hóa phong phú đến vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.

Nhưng để những câu chuyện này lan tỏa, chúng ta cần một chiến lược quảng bá mạnh mẽ và hiện đại hơn. Thay vì chỉ dựa vào các hình thức truyền thông truyền thống, Việt Nam nên tận dụng mạng xã hội, nội dung số và các nền tảng trực tuyến để tiếp cận du khách toàn cầu.

Để trở thành cường quốc du lịch châu Á, Việt Nam không thể mãi duy trì tư duy cũ. Chúng ta cần nhìn xa hơn các con số hiện tại, đầu tư bài bản vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và dám đặt ra những mục tiêu táo bạo hơn. Hơn ai hết, chính các doanh nghiệp phải tự đổi mới, tái cấu trúc và tìm ra thế mạnh đặc biệt của mình để vươn xa, phát triển bền vững.

Du lịch không chỉ là công cụ tạo ra GDP, mà còn là cầu nối văn hóa, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Đã đến lúc Việt Nam không chỉ “mở cửa” mà phải “vươn xa”, đưa ngành du lịch trở thành động lực cho sự trỗi dậy của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Chuyển đổi đất rừng làm du lịch: Bài toán nan giải

Chuyển đổi đất rừng làm du lịch: Bài toán nan giải

Tiêu điểm -  5 tháng
Mặc dù 'con đường' thuê môi trường rừng làm du lịch đã thông tỏ hơn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn hướng đi khó hơn là chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
Chuyển đổi đất rừng làm du lịch: Bài toán nan giải

Chuyển đổi đất rừng làm du lịch: Bài toán nan giải

Tiêu điểm -  5 tháng
Mặc dù 'con đường' thuê môi trường rừng làm du lịch đã thông tỏ hơn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn hướng đi khó hơn là chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
Người Việt chi bao nhiêu tiền đi du lịch Tết?

Người Việt chi bao nhiêu tiền đi du lịch Tết?

Tiêu điểm -  2 tháng

Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại Việt Nam và là một trong hai mùa du lịch mà thị trường khách nội địa sôi động nhất.

Gỡ nút thắt cấp phép xây dựng dự án du lịch dưới tán rừng

Gỡ nút thắt cấp phép xây dựng dự án du lịch dưới tán rừng

Tiêu điểm -  3 tháng

Những khó khăn, vướng mắc đối với dự án du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí dưới tán rừng tiếp tục được tháo gỡ nhờ Nghị định 175/2024/NĐ-CP vừa được ban hành.

Ngành du lịch đặt mục tiêu tham vọng

Ngành du lịch đặt mục tiêu tham vọng

Tiêu điểm -  3 tháng

Ngành du lịch phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khách quốc tế trong năm tới hơn 30% so với năm nay.

'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'

'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'

Leader talk -  16 giờ

Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.

Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam

Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam

Leader talk -  18 giờ

Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.

Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách

Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách

Leader talk -  1 ngày

Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.

Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại

Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại

Leader talk -  3 ngày

Chủ tịch những doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam như SSI, Masan, Thế Giới Di Động đều cho rằng, trước những lo ngại tiêu cực về thuế quan, Việt Nam nên tự tin trên sân nhà.

Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất

Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất

Leader talk -  3 ngày

Thuế đối ứng 46% từ Mỹ là cú sốc nhưng cũng là lúc doanh nghiệp Việt tái cấu trúc theo bốn trụ cột, với kỳ vọng hỗ trợ chính sách kịp thời từ Nhà nước.

Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM

Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  8 phút

Ngày 12/4, Samsung Việt Nam chính thức tổ chức sự kiện công nghệ SIC Tech Day 2025 lần đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Tài chính -  15 phút

Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Diễn đàn quản trị -  23 phút

Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Tiêu điểm -  25 phút

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'

'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'

Leader talk -  16 giờ

Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.

UOB tăng vốn điều lệ tại Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng

UOB tăng vốn điều lệ tại Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng

Tài chính -  18 giờ

Lần tăng vốn mới này giúp vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2021.

Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam

Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam

Leader talk -  18 giờ

Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.