Tài chính
Khối ngân hàng tư nhân ngày càng bỏ xa ngân hàng quốc doanh
Trong khi các ngân hàng tư nhân cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ, các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước gần như không tăng trưởng. Mức trần tăng trưởng tín dụng hạn chế do nền tảng vốn mỏng là nguyên nhân khiến các ngân hàng quốc doanh tăng trưởng thấp hơn bình quân ngành.
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã cập nhật số liệu về hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng. Theo đó, đến cuối tháng 10/2020, tổng tài sản của toàn hệ đạt hơn 13,1 triệu tỷ đồng, thống tăng 4,75% so với đầu năm.
Trong đó, tổng tài sản của nhóm 7 ngân hàng thương mại nhà nước chỉ tăng 0,06% lên hơn 5,4 triệu tỷ đồng; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lại tăng mạnh 7,68% lên 5,6 triệu tỷ; nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài cũng tăng mạnh 10,26% lên gần 1,5 triệu tỷ đồng.
Tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng chỉ tăng 0,06% lên 155.248 tỷ đồng; trong khi vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng 5,39% lên 300.046 tỷ, gần gấp đôi so với nhóm ngân hàng quốc doanh.
Đến cuối tháng 10, tỷ lệ an toàn vốn CAR theo Basel II (áp dụng theo Thông tư 41) của hệ thống ngân hàng là 11,65%, trong đó các ngân hàng thương mại nhà nước là 9,54%; các ngân hàng thương mại cổ phần là 10,83%; ngân hàng nước ngoài lên tới 19,36%.
Tổng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần cuối tháng 10 đạt hơn 432 nghìn tỷ đồng; trong khi các ngân hàng thương mại Nhà nước là hơn 214 nghìn tỷ.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, các ngân hàng quốc doanh niêm yết (BIDV, VietinBank, Vietcombank) hiện chiếm khoảng 34% thị phần tín dụng. Tuy nhiên, những ngân hàng này đang suy giảm thị phần trong những năm gần đây.
Trường hợp đáng chú ý nhất là VietinBank, khi thị phần tín dụng của ngân hàng đã giảm 1,96% chỉ trong vòng hai năm tính đến cuối quý 3/2020. Trong cùng thời gian, thị phần BIDV giảm 0,7% điểm cơ bản, riêng Vietcombank chỉ giảm nhẹ.
Trong 2,74% thị phần tín dụng mà các ngân hàng này đã mất, bốn ngân hàng tư nhân lớn nhất về giá trị vốn hóa thị trường là Techcombank, VPBank, MB và ACB giành được 1,58%.
Riêng năm 2020, tính đến cuối quý 3, thị phần tín dụng của các ngân hàng quốc doanh niêm yết giảm 0,81% trong khi bốn ngân hàng tư nhân lớn nhất chứng kiến mức tăng 0,74% so với đầu năm.
Mức trần tăng trưởng tín dụng hạn chế do nền tảng vốn mỏng là nguyên nhân khiến các ngân hàng quốc doanh tăng trưởng thấp hơn bình quân ngành.
Tương tự, thị phần huy động tiền gửi khách hàng của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước bao gồm Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank cũng giảm nhẹ từ 55% xuống còn 53,5%.
Ngược lại các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có tốc độ tăng trưởng tiền gửi tốt như SHB, Techcombank,VIB và VPBank đã tăng thị phần tiền gửi đáng kể trong giai đoạn từ 2017 đến giữa năm nay.
Thủ tướng mong các ngân hàng không nhằm ‘lợi nhuận kếch xù’ trong khó khăn chung
Chuyên gia dự báo giá vàng có thể chạm ngưỡng 4.000 USD/oz
Giá vàng được dự báo tăng mạnh lên 4.000 USD/ounce vào quý I/2026 khi uy tín của Mỹ suy giảm và Fed đối mặt nguy cơ mất tính độc lập.
NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 19.200 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Áp lực nợ xấu bào mòn lợi nhuận ngân hàng OCB quí I/2025
Áp lực nợ xấu cùng chi phí gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của OCB chỉ đạt xấp xỉ 900 tỷ.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS dự báo ngân hàng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội
Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.
Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt
Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.
Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh
Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.
Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm
Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép
Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.
Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.