Khởi nghiệp
Khởi nghiệp ngành nào tiềm năng mùa Covid-19?
Mặc dù dịch bệnh ảnh hưởng tới hầu hết các ngành nghề truyền thống nhưng cũng mở ra cơ hội cho các ngành nghề mới liên quan tới lĩnh vực kinh tế số.
Dịch Covid-19 gây tác động tiêu cực tới toàn ngành kinh tế Việt Nam, trong đó bao gồm cả dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực khởi nghiệp. Nếu như năm 2019 đánh dấu mức cao kỷ lục của giá trị vốn đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam với 861 triệu USD, tăng 92% so với năm 2018.
Sang tới năm 2020, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm giảm 22%, từ 284 triệu USD nửa đầu năm 2019 xuống còn 222 triệu USD nửa đầu năm nay, theo báo cáo Do Ventures. Tình trạng này đã được dự báo trước khi các biện pháp hạn chế đi lại cũng như những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu đã và đang làm gián đoạn các hoạt động đầu tư.
Mặc dù dịch bệnh ảnh hưởng tới hầu hết các ngành nghề truyền thống, nhưng cũng mở ra cơ hội cho các ngành nghề mới liên quan tới lĩnh vực kinh tế số. Đặc biệt, trong thời gian toàn xã hội giãn cách, người dân phải ở nhà và hạn chế ra đường, các doanh nghiệp, dịch vụ số tăng trưởng mạnh mẽ.

Điển hình là sự gia tăng của các giao dịch không tiền mặt. Báo cáo của Do Ventures chỉ ra, Covid-19 đã giúp người dân Việt Nam hình thành thói quen thanh toán mới do những lo ngại về giao dịch tiền mặt. Vô hình trung, thói quen này đã phần nào thúc đẩy sự tăng trưởng của các startup thanh toán điện tử Việt Nam.
Tổng hợp số liệu từ một số các doanh nghiệp đầu ngành, Do Ventures cho biết, số lượng giao dịch thông qua di động trong nửa đầu năm 2020 đã tăng gấp 3-5 lần. Về lâu dài, thanh toán kỹ thuật số có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Internet tương lai.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng ghi nhận xu hướng đầu tư vào các startup trong lĩnh vực tuyển dụng, công nghệ bất động sản, chăm sóc sức khỏe, giao hàng bách hóa, giáo dục trực tuyến và giải trí tại Việt Nam.
Trong đó, lĩnh vực được Do Ventures dự báo là sẽ sớm trở thành một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt chính là mảng hậu cần - thương mại điện tử. Hiện thị trường này đang góp mặt khoảng 40 công ty khởi nghiệp, bao gồm những cái tên đình đám như: Grab, Be, Loship, Tiki, Boxme...
Phía Do Ventures cho rằng, triển vọng đầu tư vào startup Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 và năm 2021 vẫn ở mức cao. Cụ thể, 50 quỹ đầu tư đang hoạt động tại 6 thị trường lớn ở Đông Nam Á cho biết Việt Nam vẫn là ưu tiên hàng đầu trong 12 tháng sắp tới.
Startup Việt đóng cửa, trả tiền nhà đầu tư
Startup Việt đóng cửa, trả tiền nhà đầu tư
Tại thời điểm tháng 3/2020, nền tảng này đã sản xuất 30 chương trình độc quyền, 50 chương trình hợp tác và 500.000 chương trình để người dùng nghe miễn phí.
Ra mắt ứng dụng gọi xe thuần Việt viApp
Một trong những điểm nổi bật của viApp là sử dụng bản đồ riêng do công ty cung cấp. Điều này giúp cho việc quản lý lộ trình di chuyển trở nên dễ dàng hơn.
Người trẻ Việt làm giày từ bã cà phê
Mỗi đôi giày của Rens Original sẽ được làm từ 300g bã cà phê (từ 21 cốc cà phê) và 6 chai nhựa. Điều đặc biệt là giày có khả năng chống thấm nước gần như tuyệt đối.
Chuỗi rửa xe Việt Nam nhận vốn Hàn Quốc
Trung bình mỗi năm, chuỗi rửa xe Vietwash tiếp nhận hơn một triệu lượt rửa xe ô tô và xe máy. Trong đó, xe ô tô chiếm hơn 60% doanh thu.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.