'Nữ tướng vàng bạc' Cao Thị Ngọc Dung: Cần chăm chút đặc biệt hệ sinh thái khởi nghiệp của TP. HCM

Quỳnh Như Thứ ba, 20/03/2018 - 08:43

Nhiều ý kiến cho rằng, để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp không chết yểu nhiều như những năm gần đây, TP. HCM cần có những giải pháp chăm chút hệ sinh thái khởi nghiệp đặc biệt đề cao vai trò hội đồng cố vấn trong khởi nghiệp.

Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội nữ doanh nhân TP. HCM (HAWEE)

Tại chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo TP. HCM với hơn 300 doanh nghiệp với chủ đề “Đột phá cơ chế, cùng doanh nghiệp phát triển TP. HCM nhanh, bền vững” tổ chức cuối tuần qua, nhiều giải pháp khuyến khích khởi nghiệp đã được đưa ra thảo luận.

TP. HCM đang là thành phố có phong trào khởi nghiệp sôi động nhất nước. Tuy nhiên, kết quả thu lại, nhất là ở khía cạnh phát triển bền vững vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng. 

Nhiều ý kiến cho rằng, thành phố cần nâng cao hơn nữa vai trò hỗ trợ - thúc đẩy các thành phần tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc biệt là chương trình cố vấn. 

Những năm gần đây, có nhiều quốc gia triển khai thành công chương trình cố vấn (mentoring) cho các doanh nghiệp. Duy trì hoạt động này có tác dụng tốt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc các SMEs, cũng rất có ý nghĩa với các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội nữ doanh nhân TP. HCM (HAWEE), ở Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn chưa đánh giá đúng tầm mức quan trọng của hoạt động này. Hoạt động mentoring trong cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn đơn lẻ.

"Trên thế giới, việc kết nối kiến thức – kinh nghiệm, lan tỏa sự chia sẻ rất dễ dàng. Tuy nhiên, nó đòi hỏi sự sắp xếp, tổ chức bài bản, có quy mô. Triển khai chương trình mentoring, hay làm việc với mentor, các bạn trẻ khởi nghiệp không chỉ mong chờ những câu trả lời hay giải đáp từ người đi trước.

Họ thật ra sẽ đóng vai trò như những huấn luyện viên, thử thách và phản biện lại những ý kiến, định hướng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên kinh nghiệm, bài học thực tiễn, trên những thành công và thất bại của chính bản thân mình. Tôi tin chắc rằng, nếu triển khai chương trình thành công, sẽ tạo nên xu thế mới cho cộng đồng, phát triển doanh nghiệp Việt Nam", bà Dung nhìn nhận.

Từ tháng 10/2015, HAWEE đã chính thức khởi động chương trình mentoring, thu hút sự tham gia của 15 thành viên giàu kinh nghiệm lãnh đạo làm mentor (người cố vấn), cũng như các mentee (người được cố vấn) là các hội viên trẻ.

Sau 3 năm triển khai, những kết quả tích cực thu được đã trở thành động lực để HAWEE triển khai những hoạt động tiếp theo.

Năm 2016, HAWEE trở thành đối tác của Cherie Blair Foudation. Cherie Blair Foudation đã hỗ trợ, tổ chức, định hướng các nữ doanh nhân tiêu biểu của HAWEE có thể tham gia vào chương trình "Mentoring Women in Business", nhằm giao lưu với các nữ mentor quốc tế. Ngoài ra, chương trình mentoring của HAWEE còn có định kỳ cuộc gặp online hàng tháng.

Sau 3 năm thực hiện, HAWEE đã rút ra được một số bài học như sau:

Mentoring cần có những kỹ năng và công cụ phát triển con người quan trọng mà không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia và thực hiện được. Mentor hiểu đơn giản là người ta cho cách làm, chứ không phải trực tiếp làm. Bằng cách đặt ra những câu hỏi và gợi ý, khuyến khích tư duy, mentor giúp các bạn khởi nghiệp tự tìm ra giải pháp chứ không phải trực tiếp đưa ra giải pháp.

Mentoring là một mối quan hệ cần sự chủ động đến từ hai phía. Tuy nhiên, để làm được điều này chúng ta cần một bộ máy để điều phối, phối hợp tổ chức, theo dõi thường xuyên, để có thể thu hút và tổ chức đào tạo từ xa cho các mentor và mentee. Các mentor và mentee cần thống nhất cách thức phối hợp ngay từ đầu, theo đó thường xuyên động viên và học hỏi lẫn nhau.

Mối quan hệ giữa các mentor và mentee thành công cần phải dựa trên các giá trị cốt lõi, đúng người, đúng việc. Mentoring là một hoạt động cộng đồng, là cách doanh nghiệp thành đạt đóng góp cho xã hội, tạo ra thế hệ lãnh đạo kế thừa.

"Qua đó, HAWEE cũng có 4 kiến nghị với thành phố: Cần mở rộng vai trò, nâng cao nhận thức về mô hình mentory cho doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp trong Hiệp hội doanh nghiệp của thành phố. HAWEE có thể giúp hiệp hội xây dựng ban điều hành hệ sinh thái mentory.

Hiệp hội vận động các doanh nhân tiêu biểu trong thành phố trở thành mentor, tạo điều kiện để các doanh nhân tiêu biểu tham gia vào việc đào tạo thế hệ lãnh đạo kế thừa. Tiến tới việc làm mentor sẽ tăng giá trị cho các doanh nhân tiêu biểu của thành phố.

Thông qua việc kết nối các chương trình mentoring trên thế giới, tạo ra nguồn mentor sau đó cung cấp các khóa học ngắn hạn về các chương trình mentoring. Xây dựng chương trình mentoring trong doanh nghiệp như một case study, lấy những trường hợp điển hình làm điển hình cho thành phố.

Thông qua Hiệp hội doanh nghiệp, thành phố nên phân bố một nguồn ngân sách để ban điều hành hệ sinh thái mentory có ngân quỹ hoạt động", bà Dung cho biết.

Ở một góc nhìn khác, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Tin học TP. HCM cho biết, Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) đã có những hoạt động giúp thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp hiện nay, ví dụ như thiết lập trung tâm tin học với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo.

Sở KHCN cũng đã dành ngân sách đầu tư cho các dự án khởi nghiệp. Thông qua sở, thành phố tạo ra được chương trình kết nối giữa mentor – người cố vấn và mentee – người được cố vấn giúp cộng đồng khởi nghiệp phát triển. Thành phố cũng xây dựng các vườn ươm nhằm hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp.

Tuy nhiên theo ông Tuấn, những kết quả này vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của thành phố bởi có những điểm yếu cần có giải pháp khắc phục. 

Quỹ đầu tư của Sở KHCN còn vướng những quy định đặc thù của Nhà nước nên giải ngân cho các dự án thường mất nhiều thời gian, thậm chí là tắc và không giải ngân được.

Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp chất lượng chưa nhiều, trình độ cộng đồng khởi nghiệp chưa tốt, các sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và các doanh nghiệp khởi nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển thị trường.

Vai trò của các doanh nghiệp lớn và các hiệp hội trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp chưa lớn và chưa được coi trọng. Doanh nghiệp khởi nghiệp còn phát triển manh mún, tự phát, chưa thật sự tiếp xúc với các kênh thông tin thị trường và nguồn vốn.

"Để khắc phục những nhược điểm đó, chúng ta phải hiểu rõ những thành phần cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp để phát huy hết hiệu quả. Đó là nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự hỗ trợ của Nhà nước về chỗ làm việc và các tổ tư vấn. Thành phố cần tạo điều kiện, đưa ra những chính sách phù hợp xoay quanh 4 yếu tố này nhằm thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp thành công hơn nữa", ông Tuấn khuyến nghị.

Cũng tại buổi đối thoại với lãnh đạo thành phố, ông Tuấn đã đưa ra một số đề xuất xoay quanh việc nâng cao và phát huy vai trò của các doanh nghiệp lớn cũng như các hiệp hội trong việc quy tụ, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Thứ nhất, các doanh nghiệp lớn nên vừa đóng vai trò mentor, cố vấn, vừa đóng vai trò tạo thị trường cho các cộng đồng khởi nghiệp. Các doanh nghiệp lớn cần giúp đỡ - cố vấn các doanh nghiệp khởi nghiệp đúng trong lĩnh vực của mình. Thành phố nên có chính sách tôn vinh và lôi kéo các doanh nghiệp lớn trong việc hỗ trợ phát triển cộng đồng khởi nghiệp cũng như gắn đó trở thành trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp. 

"Điều kiện có một cộng đồng khởi nghiệp thành công, cần những yếu tố chính sau: ý tưởng kinh doanh, khả năng lãnh đạo của người dẫn đầu đội ngũ khởi nghiệp, nguồn vốn, kế hoạch kinh doanh, khả năng triển khai kế hoạch, tính thời điểm của dự án, khả năng xử lý rủi ro, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch tăng trưởng", ông Tuấn phân tích.

Các nhóm khởi nghiệp hiện nay thiếu rất nhiều yếu tố kể trên, họ cần người đi trước hỗ trợ ở thời khắc đầu khi khởi nghiệp.

Thứ hai, ban điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp có trách nhiệm quy tụ cộng đồng khởi nghiệp kết nối giữa cộng đồng khởi nghiệp với các thành phần khác. Ban điều hành cũng cần có ngân sách để hoạt động một cách hiệu quả hơn, quy tụ một cách nhanh chóng hơn. Hệ sinh thái khởi nghiệp cần phải nằm trong các hiệp hội nghề nghiệp.

Thứ ba, không gian làm việc là một yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng cộng đồng khởi nghiệp. Thành phố nên hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp có những không gian làm việc có vị trí đẹp, hạ tầng tốt và giá cả hợp lý. Bằng cách này, chúng ta có thể mời gọi các vườn ươm ở các nước khác về hoạt động tại TP. HCM.

Thứ tư, trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, chúng ta cần phải gắn cộng đồng khởi nghiệp trong nước với thế giới, cần có các hoạt động xúc tiến, giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam có thể tiếp xúc với các cộng đồng khởi nghiệp ở các nước khác.

Thứ năm, thị trường là một yếu tố vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhưng với quy tắc đấu thầu các dự án Nhà nước như ở thời điểm hiện tại, thực khó để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tham gia vào các dự án, tiếp cận khách hàng. Thế nên, thành phố cần có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp có sử dụng các nhà thầu phụ là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Doanh nghiệp TP. HCM hiến kế phát triển đột phá và bền vững

Doanh nghiệp TP. HCM hiến kế phát triển đột phá và bền vững

Tiêu điểm -  6 năm
Những kiến nghị khẩn thiết có tính đột phá của cộng đồng doanh nghiệp với lãnh đạo TP. HCM tập trung vào các mũi nhọn: Logistics, gói cho vay kích cầu, nhà ở xã hội, an toàn thực phẩm...
Doanh nghiệp TP. HCM hiến kế phát triển đột phá và bền vững

Doanh nghiệp TP. HCM hiến kế phát triển đột phá và bền vững

Tiêu điểm -  6 năm
Những kiến nghị khẩn thiết có tính đột phá của cộng đồng doanh nghiệp với lãnh đạo TP. HCM tập trung vào các mũi nhọn: Logistics, gói cho vay kích cầu, nhà ở xã hội, an toàn thực phẩm...
CEO Saigon Books Nguyễn Tuấn Quỳnh: Để khởi nghiệp bớt… đau thương!

CEO Saigon Books Nguyễn Tuấn Quỳnh: Để khởi nghiệp bớt… đau thương!

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Có rất nhiều doanh nhân thành công khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ có thể học hỏi từ những cố vấn giàu kinh nghiệm và những cuốn sách. Nên tinh thần học hỏi là điều không thể thiếu ở người doanh nhân khởi nghiệp.

“Quốc gia khởi nghiệp” cần nhiều hơn các sân chơi bổ ích về quản trị, kinh nghiệm kinh doanh

“Quốc gia khởi nghiệp” cần nhiều hơn các sân chơi bổ ích về quản trị, kinh nghiệm kinh doanh

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Cùng với phong trào khởi nghiệp đang bùng nổ mạnh mẽ, các chương trình đào tạo, hội thảo, show truyền hình nhằm truyền bá kiến thức kinh doanh, kinh nghiệm quản trị cũng ngày càng thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp.

Đây là thời điểm vàng để khởi nghiệp ở Việt Nam

Đây là thời điểm vàng để khởi nghiệp ở Việt Nam

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Giá nhân công rẻ, hệ sinh thái khởi nghiệp gắn kết, được nhà nước hỗ trợ tối đa…, những lợi thế này khiến Việt Nam, trong mắt những nhà khởi nghiệp nổi tiếng ở châu Á và thế giới, đang là miền đất hứa cho giới khởi nghiệp.

'Doanh nghiệp khởi nghiệp hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất'

'Doanh nghiệp khởi nghiệp hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất'

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Đó là khẳng định của ông Phan Hữu Lộc, Giám đốc Công ty Đào tạo nhân lực Việt khi đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay.

'Khởi nghiệp không khéo là bước thẳng vào một đại dương đã nhuộm màu đỏ choé'

'Khởi nghiệp không khéo là bước thẳng vào một đại dương đã nhuộm màu đỏ choé'

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Một trong những thứ mà nhà khởi nghiệp cần làm nếu muốn mua thời gian, làm chậm trễ quá trình sao chép của thị trường là phải tạo ra những “rào cản cạnh tranh” cho mô hình kinh doanh của mình mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “entry barriers”.

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  3 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  5 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  7 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  7 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  8 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.