Khởi nghiệp
Khởi nghiệp từ những giá trị cơ bản
Startup Coolmate xây dựng mô hình mua sắm theo tủ đồ tuỳ chọn cho nam giới, với mức giá hợp lý, số lượng đồ đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Danh mục tủ đồ Coolmate bao gồm hơn 20 sản phẩm: áo thun, quần short, quần lót, tất nam...
Lâu nay, khi bàn về các câu chuyện thương hiệu, rất nhiều chủ doanh nghiệp đã nhắc tới khái niệm "Back to basic" (quay về giá trị cơ bản) được hiểu là sáng tạo dựa trên những sản phẩm đơn giản, đáp ứng những nhu cầu hiển nhiên của người tiêu dùng.
Nói thì dễ, nhưng làm quả thực khó. Bởi ngoài câu chuyện sản phẩm, doanh nghiệp còn phải quay cuồng xung quanh các bài toán như tài chính, nhân sự, marketing...
"Để nói về những giá trị cơ bản của một sản phẩm, người dùng chính là trung tâm. Cơ bản ở đây chính là đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cụ thể và đơn giản nhất của một người dùng bao gồm các khâu: tiếp thị, tư vấn, trải nghiệm, đổi trả... Càng cơ bản, sản phẩm càng dễ đến tay người tiêu dùng", Nhu Phạm - đồng sáng lập & CEO Coolmate chia sẻ.
Nhu Phạm, sinh năm 1991, trước khi thành lập startup Coolmate vào tháng 2/2019 từng trải qua rất nhiều công việc kinh doanh, từ bán lẻ mỹ phẩm đến việc bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử.
Càng kinh doanh, Nhu càng nhận thấy tiềm năng của thị trường các sản phẩm cho nam giới tại Việt Nam. Từ đây, Nhu cùng một số người bạn lập ra startup Coolmate theo mô hình sàn thương mại điện tử. Nhưng khác với Tiki, Shopee hay Lazada, Coolmate chủ động về nguồn hàng, quy trình sản xuất, cũng như chọn ngách kinh doanh tập trung hơn.
"Thị trường TMĐT thời gian gần đây tăng trưởng rất nhanh tại Việt Nam. Xu hướng chung là online đi lên và offline đi xuống. Nhưng thị trường TMĐT cũng có vấn đề của riêng nó. Đó là chi phí marketing của TMĐT rất cao, các sàn luôn phải bỏ chi phí để tìm kiếm người dùng mới", nhà đồng sáng lập Coolmate nhận định.

Ngay từ đầu, Nhu Phạm cùng đội ngũ sáng lập đã xác định Coolmate sẽ hướng tới mô hình kinh doanh sinh lời, thay vì quảng cáo "đốt tiền". Chi phí lớn nhất của Coolmate sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như trải nghiệm mua hàng.
Do đó, Coolmate xây dựng mô hình mua sắm theo tủ đồ tuỳ chọn cho nam giới, với mức giá hợp lý, số lượng đồ đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Danh mục tủ đồ Coolmate bao gồm hơn 20 sản phẩm: áo thun, quần short, quần lót, tất nam...
"So với việc mua hàng truyền thống, với 500.000 đồng và 3-4 tiếng cả di chuyển và chọn đồ, bạn có thể đem về được bao nhiêu món? Sự thật là chỉ 2 chiếc áo phông hàng Việt Nam hoặc một chiếc áo hàng ngoại.
Nếu chọn Coolmate - mô hình hoạt động chủ yếu trên nền tảng thương mại điện tử, chỉ cần 2 phút dạo xem và lựa chọn tại coolmate.me, tiến hành thanh toán trong 30 giây, bạn sẽ đem về được 11 món đồ", nhà sáng lập Coolmate khẳng định.
Chính nhờ sự tiện lợi này, trong tuần đầu ra mắt, hơn 1.000 tủ đồ đã được đặt, dù startup chưa chạy bất kỳ chiến dịch marketing nào. Đáng chú ý, tỉ lệ khách hàng quay lại Coolmate lên tới 25%, trung bình chi tiêu 3 tháng một lần, tỉ lệ đổi trả dưới 2%.

Trong đó, các sản phẩm của Coolmate từ khâu dệt, nhuộm vải, cắt may, hoàn thiện đều được thực hiện trong những nhà máy đạt tiêu chuẩn tại Việt Nam. Nhờ chất liệu vải luôn hướng đến sự năng động và thích hợp với đa dạng phong cách, Coolmate đã nhanh chóng thuyết phục được nam giới Việt.
Nhà sáng lập này cho biết, hiện hơn 80% đơn hàng của Coolmate đến từ website. Đằng sau sự thành công đó là một đội ngũ kĩ sư công nghệ phát triển và tối ưu trang thương mại điện tử từ những ngày đầu.
"Chúng tôi luôn nói với nhau, Coolmate không phải là sự đột phá, mà đơn giản là chúng tôi đang hoàn thiện những mặt còn hạn chế của mô hình thương mại điện tử. Đơn thuần là Coolmate bán đúng đối tượng, đúng thời điểm và đúng ngách thị trường", CEO Nhu Phạm khẳng định.
Chia sẻ về những dự định trong năm 2020, vị CEO trẻ tuổi tiết lộ, startup hiện đang kêu gọi vốn đầu tư 150.000 USD nhằm mở rộng mô hình kinh doanh, bao gồm các sản phẩm thể thao như: bộ quần áo chạy, bộ quần áo cho người tập gym, các phụ kiện nam giới (ví, thắt lưng)...
Loship tăng tốc với đích đến 'Kỳ lân'
Tìm lời giải cho bài toán thương mại điện tử B2B
Thực tế tại Việt Nam, các nhà bán lẻ nhỏ chiếm hơn 60% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh ở khu vực thành thị và hơn 90% ở nông thôn, tuy nhiên hầu hết chưa có được giải pháp công nghệ hiện đại.
Mặt tích cực của các mạng xã hội
10 năm trước, người Việt mới chỉ biết tới Facebook, Youtube, Yahoo!, thì tới nay, con số này lên đến 455 mạng xã hội, theo báo cáo từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Tính riêng mới 6 tháng đầu năm 2019 là 48 ứng dụng, website được cấp phép, kéo theo hàng loạt mạng xã hội được công bố ra mắt.
Startup giúp việc gọi vốn thành công lần 3
JupViec.vn hoạt động từ năm 2012, là nền tảng kết nối nhu cầu giữa người giúp việc và khách hàng thông qua ứng dụng điện thoại. Khách hàng có thể tìm kiếm và lựa chọn người giúp việc theo yêu cầu một cách nhanh chóng, dễ dàng.
iPrice nhận đầu tư 10 triệu USD vòng series B
Nền tảng so sánh và tìm kiếm sản phẩm iPrice Group hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng hỗ trợ mua sắm trực tuyến tốt nhất Đông Nam Á.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Vietcap: VinFast dự kiến bàn giao hàng trăm nghìn xe điện trong năm 2025
Số lượng xe bàn giao trong năm 2025 dự kiến đạt 135.000 xe, tăng 39% so với năm 2024. Đa phần trong đó được hấp thụ bởi thị trường nội địa.
Ngân hàng nào hưởng lợi lớn khi luật hóa Nghị quyết 42?
Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.
Hội Kỷ lục gia Việt Nam tổ chức tọa đàm phát triển kinh tế tư nhân
Hội Kỷ lục gia Việt Nam tổ chức tọa đàm "Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng trong thời kỳ vươn mình của dân tộc" ngày 29/6 tới tại Hà Nội.
TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng
Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vincom Mega Mall Ocean City ấn định ngày khai trương
Tháng 8 năm nay, Vincom Mega Mall Ocean City – trung tâm thương mại đẳng cấp phía Đông Hà Nội – sẽ chính thức khai trương, hứa hẹn mở ra một điểm đến không thể bỏ lỡ với hàng loạt trải nghiệm đột phá chưa từng có.
SHB ra mắt ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA
Việc triển khai ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA tới khách hàng đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số toàn diện của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sau hơn 32 năm phát triển, nhằm tạo ra một hệ sinh thái các dịch vụ đa dạng thông qua việc tích hợp công nghệ và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?
Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.