Khởi nghiệp

Loship tăng tốc với đích đến 'Kỳ lân'

Việt Hưng Thứ tư, 04/03/2020 - 13:25

"Tốc độ tăng trưởng của chúng tôi cho đến nay được coi là ngang bằng với các công ty có vốn đầu tư gấp nhiều lần so với Loship. Tôi nghĩ lý do duy nhất khiến các đối tác nước ngoài chọn Loship là vì chúng tôi có một mô hình kinh doanh hướng đến lợi nhuận và tạo ra lợi ích cho nhà đầu tư", CEO Loship chia sẻ.

Ra đời vào năm 2017, Loship (một sản phẩm trực thuộc hệ sinh thái Lozi) được biết đến là một startup trong lĩnh vực thương mại điện tử và giao hàng tại Việt Nam. Mặc dù có tuổi đời non trẻ, nhưng startup này đã sớm thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế, đồng thời hứa hẹn trở thành một "kỳ lân" trong tương lai.

Với tiêu chí giao hàng nội thành trong 1 giờ, Loship hiện cung cấp một loạt các dịch vụ từ giao đồ ăn, giao hàng, thuê xe, giao thuốc và nhiều dịch vụ theo yêu cầu khác.

Nhà sáng lập & CEO Loship, Nguyễn Hoàng Trung chia sẻ: "Không có nhiều dịch vụ trên thị trường có thể cung cấp dịch vụ giao hàng trong một giờ như chúng tôi. Đây vừa là lợi thế cạnh tranh, vừa là động lực tăng trưởng cho startup, vì nhu cầu khách hàng hiện tại là nhanh chóng và chính xác. Tốc độ giao hàng của startup càng nhanh, cơ hội chiếm thị phần lớn càng cao".

Loship tăng tốc với đích đến 'Kỳ lân'
Loship có hơn 50.000 tài xế và khoảng 200.000 đối tác là nhà hàng

Ngay trong năm 2017, Loship đã nhận vốn từ một số nhà đầu tư gồm: Quỹ Vietnam Silicon Valley, Golden Gate, và DT & Investment. Năm 2019, Loship nhận vốn tám chữ số (USD) từ Quỹ Smilegate. Cũng trong giai đoạn này, Loship được bảo đảm đầu tư từ Tập đoàn Hana, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất châu Á.

"Tốc độ tăng trưởng của chúng tôi cho đến nay được coi là ngang bằng với các công ty có vốn đầu tư gấp nhiều lần so với Loship. Tôi nghĩ lý do duy nhất khiến các đối tác nước ngoài chọn Loship là vì chúng tôi có một mô hình kinh doanh hướng đến lợi nhuận và tạo ra lợi ích cho nhà đầu tư", CEO Loship chia sẻ.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện đạt 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, Loship đang dẫn đầu trong việc chiếm lĩnh thị phần thương mại điện tử với chiến lược độc đáo là thúc đẩy người bán hàng địa phương và ràng buộc với các nhà bán lẻ truyền thống. Loship hoạt động mà không có chi phí lưu kho và kết nối trực tiếp người bán với khách hàng thông qua chuỗi giao hàng.

Đến nay, Loship có hơn 50.000 tài xế và khoảng 200.000 đối tác là nhà hàng. Nền tảng này đang phục vụ cho hơn 1.500.000 khách hàng trên cả nước và có khoảng 70.000 giao dịch hàng ngày. Dự kiến, Loship sẽ tăng con số này lên gấp ba trong 12 tháng tới, tạo ra doanh thu khoảng 31 triệu USD vào cuối năm nay.

Loship tăng tốc với đích đến 'Kỳ lân' 1
Dự kiến, Loship sẽ tạo ra doanh thu khoảng 31 triệu USD vào cuối năm nay

CEO Nguyễn Hoàng Trung cho biết, chìa khóa để Loship vươn tới đích đến "Kỳ lân" là đầu tư và khai thác các ngành dọc mới để duy trì tốc độ tăng trưởng.

Ngoài giao thực phẩm và hàng hóa, Loship đang tìm cách có chỗ đứng trong lĩnh vực chuỗi cung ứng bán lẻ. Bên cạnh đó, startup còn muốn điều chỉnh các dịch vụ phù hợp đối với các mặt hàng không thể được giao dưới một giờ, ví dụ như các sản phẩm gia dụng và thiết bị trong gia đình.

Là một phần trong kế hoạch mở rộng thị trường của mình, Loship huy động vốn để mở rộng sự hiện diện của Loship ra ngoài 4 thành phố hiện tại, bao gồm: Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Cùng với đó là việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức trong và ngoài nước như: VNPT, Adgo, và các ví điện tử…. "Chúng tôi sẽ tham gia vào lĩnh vực Fintech, cụ thể là sản phẩm ví điện tử nhằm bổ trợ cho hoạt động thanh toán các dịch vụ trong hệ sinh thái Loship", nhà sáng lập Nguyễn Hoàng Trung nói.

Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm
Theo các chuyên gia, đại dịch COVID-19 chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn với các startup Việt Nam. Cụ thể, các startup trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, du lịch sẽ chịu tác động nặng nhất. Trong khi các chuỗi liên quan tới hoạt động tiêu dùng, tài chính cá nhân, bảo hiểm sẽ lên ngôi.
Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm
Theo các chuyên gia, đại dịch COVID-19 chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn với các startup Việt Nam. Cụ thể, các startup trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, du lịch sẽ chịu tác động nặng nhất. Trong khi các chuỗi liên quan tới hoạt động tiêu dùng, tài chính cá nhân, bảo hiểm sẽ lên ngôi.
Tìm lời giải cho bài toán thương mại điện tử B2B

Tìm lời giải cho bài toán thương mại điện tử B2B

Khởi nghiệp -  4 năm

Thực tế tại Việt Nam, các nhà bán lẻ nhỏ chiếm hơn 60% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh ở khu vực thành thị và hơn 90% ở nông thôn, tuy nhiên hầu hết chưa có được giải pháp công nghệ hiện đại.

Mặt tích cực của các mạng xã hội

Mặt tích cực của các mạng xã hội

Khởi nghiệp -  4 năm

10 năm trước, người Việt mới chỉ biết tới Facebook, Youtube, Yahoo!, thì tới nay, con số này lên đến 455 mạng xã hội, theo báo cáo từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Tính riêng mới 6 tháng đầu năm 2019 là 48 ứng dụng, website được cấp phép, kéo theo hàng loạt mạng xã hội được công bố ra mắt.

Startup giúp việc gọi vốn thành công lần 3

Startup giúp việc gọi vốn thành công lần 3

Khởi nghiệp -  4 năm

JupViec.vn hoạt động từ năm 2012, là nền tảng kết nối nhu cầu giữa người giúp việc và khách hàng thông qua ứng dụng điện thoại. Khách hàng có thể tìm kiếm và lựa chọn người giúp việc theo yêu cầu một cách nhanh chóng, dễ dàng.

iPrice nhận đầu tư 10 triệu USD vòng series B

iPrice nhận đầu tư 10 triệu USD vòng series B

Khởi nghiệp -  4 năm

Nền tảng so sánh và tìm kiếm sản phẩm iPrice Group hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng hỗ trợ mua sắm trực tuyến tốt nhất Đông Nam Á.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  15 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  17 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".