Tiêu điểm
Không lùi bước trước biến cố thuế quan, doanh nghiệp Việt tìm cách bám trụ thị trường Mỹ
Bất chấp nguy cơ có thể bị Mỹ áp thuế cao, Vicostone và Thủy sản Sao Ta vẫn kiên định cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm thay vì giảm giá để giữ thị phần.

Mức độ cạnh tranh trong thị trường đá nhân tạo tăng nhanh những năm gần đây khiến thị phần xuất khẩu của Công ty CP Vicostone tại thị trường Mỹ giảm mạnh, xuống chỉ còn khoảng 25% so với con số lên đến 80% vào thời kỳ đỉnh cao. Tuy vậy, thị trường Mỹ vẫn rất quan trọng đối với nhà sản xuất và xuất khẩu đá nhân tạo top 3 thế giới này.
Chính vì vậy, mức thuế đối ứng Mỹ áp cho hàng hóa Việt sẽ có ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh của Vicostone. Ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Vicostone cho biết, doanh thu từ thị trường Mỹ của công ty có thể giảm 50% nếu Mỹ chính thức áp mức thuế đối ứng 46%. Kể cả trong những kịch bản khả quan hơn, lợi nhuận dự kiến của Vicostone vẫn có thể bị suy giảm 30 – 40%.
Tình hình càng áp lực hơn khi Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong thị trường đá nhân tạo Mỹ kể từ khi Trung Quốc bị hạn chế nhập khẩu vào thị trường này, được Mỹ gỡ bỏ thuế chống bán phá giá. Hiện tại, giá bán của Ấn Độ thấp hơn khoảng 40% so với sản phẩm của Vicostone.
Bình luận về những khó khăn tại thị trường Mỹ, ông Năng cho biết, trong trường hợp thuế quan đối ứng được áp dụng, công ty sẽ tiến hành đàm phán lại với khách hàng về giá để thích nghi với điều kiện thị trường mới.
Tuy nhiên, giá không phải là yếu tố then chốt khi Chủ tịch Vicostone nhấn mạnh phương châm doanh nghiệp vẫn luôn theo đuổi là tập trung vào phân khúc chất lượng cao thay vì cạnh tranh về giá.
“Giảm giá để mở rộng thị phần là lựa chọn nhưng cần cân nhắc tính bền vững khi biên lợi nhuận bị ảnh hưởng”, vị tỷ phú gốc Nam Định nói.
Chiến lược tập trung vào chất lượng cũng là lựa chọn khả dĩ khi Vicostone không dễ dàng trong việc tìm kiếm thị trường thay thế. Hiện tại, Vicostone tập trung khai thác ba thị trường lớn là Mỹ, châu Âu và Canada, vẫn đang cân nhắc đến mở rộng thị trường nhưng vấp phải thách thức về chi phí vận hành và năng lực phân phối, vốn là đặc thù của ngành đá nhân tạo.
Tương tự Vicostone, Công ty CP Thủy sản Sao Ta cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách thuế quan của Mỹ, do Mỹ chiếm đến 1/3 cơ cấu thị phần và là thị trường quan trọng nhất của doanh nghiệp này, bất chấp giá bán cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Thủy sản Sao Ta cho biết, ngưỡng thuế quan đối ứng “chấp nhận được” của doanh nghiệp này là khoảng 20%. Ở kịch bản xấu, Việt Nam bị áp thuế cao hơn đối thủ từ 10% trở lên, công ty khó lòng duy trì thị phần, thậm chí khó trụ lại ở Mỹ nếu chênh lệch thuế ở mức 20%.
Ở thị trường Mỹ, Thủy sản Sao Ta bị cạnh tranh gay gắt bởi Ấn Độ và Ecuador. Tuy nhiên, ông Lực cho biết, nếu các đối thủ tập trung vào giá bán, Thủy sản Sao Ta thiết lập cho mình vị thế riêng ở phân khúc cao với trình độ chế biến tạo giá trị gia tăng.
Đó cũng chính là cơ sở để Thủy sản Sao Ta thực hiện chiến lược thị trường linh hoạt từ năm 2020, bao gồm các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu.
“Tình huống xấu nhất, bắt buộc phải rời khỏi Mỹ thì sự hụt hẫng sẽ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn”, Chủ tịch Thủy sản Sao Ta tự tin khẳng định.
Bình luận về sự kiện liên quan đến chính sách thương mại của Mỹ tại một sự kiện gần đây, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, xuất khẩu có thể bị suy giảm 24 tỷ USD trong kịch bản xấu nhất, gây ra nhiều tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế cũng như sức sống của doanh nghiệp.
Hiện tại, chưa có điều gì chắc chắn về quyết định của Mỹ, o đó, theo ông Lực, yếu tố then chốt về lâu dài là nâng cao năng lực thích ứng và sức chống chịu, qua đó vượt qua cú sốc, vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Phú Tài 'thay máu' lãnh đạo, ứng phó khẩn với biến động thuế quan từ Mỹ
Thị trường Mỹ chiếm chủ yếu doanh thu của Phú Tài nên ngay khi quốc gia này công bố mức thuế mới, 'ông lớn' ngành gỗ cũng điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Việt Nam có gì trên bàn đàm phán thuế quan với Mỹ
Chỉ khi cải cách thể chế song hành với tính toán cân bằng thương mại, Việt Nam mới thực sự đứng vững trước những thay đổi khó lường từ chính sách thuế quan của Mỹ.
Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?
Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.
Bước ngoặt nâng cao chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam
Với chiến lược phát triển bền vững, chính sách mở và nỗ lực tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ cao.
Lên lịch khởi công 2 dự án tỷ đô Nhiệt điện Ô Môn III và IV
Nhiệt điện Ô Môn IV sẽ cố gắng khởi công vào tháng 9/2025, nhiệt điện Ô Môn III dự kiến khởi công xây dựng các hạng mục công trình chính vào tháng 6/2027 và phát điện thương mại quý II/2030.
Bình Dương làm tuyến metro số 1 nối TP.HCM
Tuyến metro số 1 của Bình Dương dự kiến đi qua bốn thành phố và nối với Suối Tiên (TP.HCM), tổng vốn đầu tư 56.300 tỷ đồng.
Sau Tràng An và Tam Chúc, Xuân Trường muốn 'đánh thức' Phố Hiến cổ bằng dự án tỷ đô
Xuân Trường đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ tại Hưng Yên với mục tiêu biến nơi đây thành điểm đến văn hóa lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
Kế hoạch bí ngô: Chọn lọc “hạt giống vàng” để nuôi “quả lớn”
Học cách doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng đột phá bằng chiến lược chọn khách hàng “vàng” và tinh giản sản phẩm theo cuốn sách Kế hoạch bí ngô
Bước ngoặt nâng cao chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam
Với chiến lược phát triển bền vững, chính sách mở và nỗ lực tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ cao.
Seedcom chia tay Eva de Eva và Hnoss, giấc mộng thống lĩnh thời trang Việt tan vỡ
Từng ôm mộng thống lĩnh thị trường bán lẻ thời trang Việt Nam, Seedcom giờ đây lặng lẽ khép lại cánh cửa đầy tham vọng khi lần lượt chia tay Eva de Eva, Hnoss.
Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan
Vosco tiếp tục kế hoạch mở rộng đội tàu, tăng năng lực khai thác trong bối cảnh thương mại toàn cầu chứng kiến nhiều biến động.
Lên lịch khởi công 2 dự án tỷ đô Nhiệt điện Ô Môn III và IV
Nhiệt điện Ô Môn IV sẽ cố gắng khởi công vào tháng 9/2025, nhiệt điện Ô Môn III dự kiến khởi công xây dựng các hạng mục công trình chính vào tháng 6/2027 và phát điện thương mại quý II/2030.
Bình Dương làm tuyến metro số 1 nối TP.HCM
Tuyến metro số 1 của Bình Dương dự kiến đi qua bốn thành phố và nối với Suối Tiên (TP.HCM), tổng vốn đầu tư 56.300 tỷ đồng.