Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực
Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.
Quyết định dừng thuế quan đối ứng từ Mỹ trong 90 ngày là cơ hội cho doanh nghiệp Việt nhìn nhận lại chuỗi cung ứng, xem xét thị trường và lên kế hoạch.
Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố thuế quan đối ứng với hầu hết đối tác kinh tế, nhưng một tuần sau đó, ông đã thông báo tạm hoãn các mức thuế này trong 90 ngày với nhiều quốc gia (ngoại trừ Trung Quốc), trong đó có Việt Nam.
Thông tin này đã tạo hiệu ứng tích cực lên thị trường xuất khẩu. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), có thể coi đây là “thời gian vàng” để cả Việt Nam và Mỹ tiếp tục đàm phán, hướng tới khả năng kéo dài thời hạn, hoặc lý tưởng hơn là loại bỏ hoàn toàn thuế đối ứng, tức giảm về 0%.
Việc dừng áp mức thuế dự kiến lên đến 46% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam tạo cơ hội cho doanh nghiệp đẩy nhanh xuất khẩu các đơn hàng đang bị đình trệ trước hạn áp thuế 9/4, tránh rủi ro hàng hóa tồn kho kéo dài.
Vasep cũng nhấn mạnh: “Thời điểm này là lúc để các doanh nghiệp tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị trường và đối tác thay thế, nhằm xây dựng một hệ thống đủ sức chống chịu trong kịch bản chiến tranh thương mại kéo dài”.
Dù động thái dừng thuế quan là tin vui với doanh nghiệp, Vasep cũng lưu ý các doanh nghiệp cần tỉnh táo trước những rủi ro vẫn đang hiện hữu bởi hoãn đồng nghĩa với việc không có gì đảm bảo chắc chắn trong tương lai phía Mỹ sẽ gỡ bỏ hay giảm thuế cho Việt Nam.
Chính sách thương mại dưới thời ông Trump luôn tiềm ẩn yếu tố bất ngờ, có thể đảo chiều chỉ trong một đêm và tạo ra những cú sốc lớn cho thị trường. Cùng với đó, chính sách “Nước Mỹ trên hết” của người đứng đầu Nhà Trắng sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí nguyên vật liệu, dòng vốn, lạm phát và chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia.
Với Việt Nam – nền kinh tế có độ mở cao và còn phụ thuộc lớn vào thương mại quốc tế – mọi biến động về thuế quan từ Mỹ đều có thể gây ra hiệu ứng domino, tác động tiêu cực đến thị trường, trong đó có ngành xuất khẩu thủy sản.
Ông Nguyễn Lương Hiền, Phó tổng giám đốc Tư vấn chiến lược – Tư vấn thương vụ của PwC Việt Nam, nhận định, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu tác động nhiều hơn từ những biến động thuế quan trong thời gian vừa qua và cả trong tương lai.
90 ngày dừng thuế quan là thời gian để doanh nghiệp có thể chuẩn bị, lập kế hoạch để giảm thiểu tối đa rủi ro trong các kịch bản tăng thuế quan xấu nhất có thể diễn ra.
“Các doanh nghiệp nên cân nhắc liệu xuất khẩu sang Mỹ còn có sức cạnh tranh nữa không, đánh giá lại các thị trường xuất khẩu thời gian qua để tính toán, cân đối thị phần hợp lý”, ông Hiền phân tích tại hội thảo về thuế quan của EuroCham.
Vị chuyên gia này cũng lưu ý, các doanh nghiệp chỉ hoạt động ở thị trường nội địa cũng cần xem xét các yếu tố như nguy cơ sức mua của người tiêu dùng giảm trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Anh Tùng, luật sư cấp cao tại BakerHostetler của Mỹ, nhìn nhận những biến động thuế quan gần đây không bất ngờ mà đã được dự báo từ trước vì ông Trump từng có các biện pháp tương tự trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, mức độ thuế quan cùng sự biến động nằm ngoài dự đoán.
Những động thái này xuất phát từ việc ông Trump luôn cho nước Mỹ là nạn nhân trong các hệ thống thương mại đa phương khi thâm hụt thương mại nhiều với các đối tác.
“Ông Trump cho rằng, nước Mỹ luôn bị lợi dụng trong thương mại quốc tế nên khi quay trở lại, ông luôn nhấn mạnh sẽ triển khai các giải pháp nhằm đưa đầu tư trở lại Mỹ. Vị tổng thống này muốn đặt Washington vào trung tâm và muốn đàm phán với từng nước một nhằm đạt được các điều khoản tốt nhất”, ông Trung giải thích.
Vị chuyên gia cho biết thêm, một trong những vấn đề ông Trump luôn lưu tâm là hàng Trung Quốc ‘chạy’ qua Việt Nam để trốn thuế. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là minh bạch chuỗi cung ứng, áp dụng các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ chặt chẽ hơn.
Đồng quan điểm, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Deep C, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần điều chỉnh để tăng hàm lượng nội địa trong sản phẩm, cố gắng tránh phụ thuộc vào nguồn cung của Trung Quốc.
“Chúng ta hãy xây thêm một bức tường nữa để có thể sẵn sàng cho cuộc chiến thuế quan có thể diễn ra trong tương lai – đó là xuất xứ hàng hóa.
Chúng ta sẽ không thể quay trở lại một thế giới như trước đây, tương lai sẽ bất định với nhiều thay đổi và rõ ràng, chúng ta không thể kinh doanh với đối tác thay đổi chính sách quá nhanh như Mỹ. Thế giới rộng lớn hơn rất nhiều và doanh nghiệp sẽ buộc phải điều chỉnh dù nỗ lực này cần nhiều thời gian”, ông Bruno nhấn mạnh.
Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.
Triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ chịu rủi ro từ việc thuế quan leo thang kéo theo sự phân mảnh thương mại, gián đoạn chuỗi cung ứng quay trở lại.
Dù Mỹ tăng thuế quan lên các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, sẽ khó có tình trạng doanh nghiệp rút khỏi Việt Nam.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.
Nhằm mang đến giải pháp vận tải toàn diện cho doanh nghiệp Việt, Công ty Sản xuất sơ mi rơ moóc và cấu kiện nặng Thaco Industries (Thaco Trailers) đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, cấu hình đa dạng và phát triển mạng lưới phân phối trên toàn quốc.