Bất động sản
Khu Tây TP.HCM: Miền đất hứa cho giới đầu tư bất động sản
Hạ tầng phát triển vượt bậc, dân số lớn và khan hiếm nguồn cung, khu Tây TP. HCM đang dần trở thành điểm nóng đầu tư bất động sản đầy tiềm năng.
Đòn bẩy hạ tầng
Thị trường bất động sản TP.HCM đã có tín hiệu khởi sắc trở lại, đi kèm với đó là mức tăng giá khá cao. Trước bối cảnh đó, nhà đầu tư đang có xu hướng tìm đến các khu vực giá có mức giá phải chăng để xuống tiền.
Cụ thể, trong khi giá bán mới của căn hộ khu trung tâm 94 - 150 triệu đồng/m², khu Đông ở ngưỡng 48 - 130 triệu đồng/m², khu Nam là 50 - 130 triệu đồng/m², thì các dự án tại khu Tây hiện đang có giá bán dao động từ 37 - 50 triệu đồng/m2 tùy phân khúc.

Mặt khác, sự thay đổi ngoạn mục của hạ tầng cùng nhiều tiện ích phong phú đã đưa bất động sản khu Tây trở thành điểm sáng của thị trường địa ốc và thu hút lượng lớn cả người mua nhà lẫn khách hàng đầu tư.
So với các vùng khác, khu vực phía Tây TP.HCM tuy đi sau nhưng đang trở thành tâm điểm đầu tư nhờ vào chính sách phát triển hạ tầng ngày càng đồng bộ.
Những năm gần đây, khu vực đón nhận sự góp mặt của các công trình trọng điểm như quốc lộ 1A, tỉnh lộ 10, quốc lộ 50, đại lộ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, đặc biệt là cao tốc TP.HCM - Trung Lương hay tuyến Metro 3A đang được triển khai xây dựng…
Hơn nữa, TP.HCM và tỉnh Long An cũng đang đầu tư xây dựng mở rộng các tuyến đường nhằm tăng tính kết nối giữa hai địa phương.
Ngoài ra, khu Tây còn được coi là cửa ngõ kết nối TP.HCM và đồng bằng Sông Cửu Long nên địa bàn này có dân số đông, tỷ lệ tăng dân số cao, kéo theo nhu cầu nhà ở lớn.
Để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, khu Tây TP.HCM đang đẩy mạnh chiến lược phát triển đô thị vệ tinh với trung tâm hành chính Bình Chánh là vai trò hạt nhân.
Chiến lược phát triển đô thị vệ tinh khu Tây TP.HCM đang trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà cho thị trường bất động sản khu vực này tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi từ huyện lên quận dự kiến vào năm 2025.
Theo kết quả rà soát của Sở Nội vụ TP.HCM mới đây, hiện huyện Bình Chánh cơ bản hội đủ các tiêu chí để thành quận như cơ cấu kinh tế, thu nhập, dân số, cơ sở hạ tầng... Tuy nhiên quy trình thủ tục để chuyển đổi từ mô hình chính quyền nông thôn (huyện) sang chính quyền đô thị (quận) cần thêm thời gian.
Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết, huyện có diện tích 25.000ha, đất nông nghiệp là 7.900ha (chiếm 31% tổng diện tích). Đến năm 2025, dự kiến số hộ còn sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 0,4% tổng số hộ.
Điều này đồng nghĩa với việc khi Bình Chánh chính thức lên quận, thì khu vực trung tâm hành chính sẽ là tâm điểm bùng nổ tất cả loại hình dịch vụ, tập trung dân cư đông đúc kích thích thị trường bất động sản tăng trưởng “nóng” và có giá trị gia tăng cao bậc nhất khu vực.
Thiếu hụt nguồn cung, dự án mới được săn đón
Theo ghi nhận, lượng cầu bất động sản của khu Tây TP.HCM trong nhiều năm qua luôn ở mức cao và chưa hề có dấu hiệu giảm. Số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, khu Tây có lượng dân lớn nhất TP.HCM.
Cụ thể, quận Bình Tân với hơn 784.000 người, tiếp theo là Bình Chánh hơn 705.000 người, quận 8 với 424.000 người, quận 6 hơn 233.000 người. Điều đáng nói, dân số khu vực này liên tục tăng qua các năm, kéo theo đó là nhu cầu nhà ở rất lớn.

Trong khi đó, nguồn cung chỉ ghi nhận ở mức rất khiêm tốn. Báo cáo thị trường mới nhất của DKRA chỉ ra, nguồn cung theo khu vực đang có sự chênh lệch rất lớn giữa khu Đông và Tây.
Cụ thể, khu Đông với sức nóng mang tên thành phố Thủ Đức vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường với 77,6%. Trong khi đó, khu Tây chỉ chiếm 5,9%, tức thấp hơn 13 lần. Thậm chí, dự báo quý IV, toàn thị trường sẽ đón nhận nguồn cung khoảng 7.000 căn, song vẫn tập trung chủ yếu ở khu Đông và Nam, khu Tây tiếp tục “vắng bóng”.
Ngay tại khu vực trung tâm hành chính huyện Bình Chánh, cả quý II và III hầu như không có dự án mới mở bán. Đặc biệt, theo tìm hiểu, trong quý cuối năm 2020, khu vực này dự kiến chỉ đón nhận một dự án duy nhất ra mắt sản phẩm mới là Westgate do An Gia Group phát triển.
Dự án này tọa lạc tại trung tâm hành chính huyện Bình Chánh, đối diện với UBND và bệnh viện Bình Chánh. Westgate là tổ hợp căn hộ hiện đại, quy mô 3,1ha với gồm 4 tòa tháp cao 20 tầng, cung ứng ra thị trường gần 2.000 căn hộ 2 - 3 phòng ngủ với mức giá chỉ từ 1,8 tỷ đồng.
Đại diện nhà phát triển dự án An Gia Group cho biết thêm: “Sau sự đón nhận trên cả mong đợi của khách hàng đối với 2 tòa tháp Seine và Danube, chúng tôi hướng trọng tâm vào tòa tháp Mekong đẹp nhất dự án Westgate. Đây là tòa tháp duy nhất sở hữu 3 mặt tiền đắt giá: hướng trực diện ra công viên trung tâm rộng 2ha, công viên nội khu và công viên hồ bơi tiêu chuẩn Olympics. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn mang đến một không gian sống chất lượng, tiện nghi cùng mức giá hợp lý dành cho những cư dân hiện đại tại phía Tây thành phố”.
Trong khi giá bất động sản tại những khu vực khác ngày càng tăng cao, hạn chế cơ hội sở hữu cho người mua an cư lẫn đầu tư thì một số dự án tại khu Tây và Bình Chánh vẫn còn khá “mềm” và lý tưởng.
Báo cáo thị trường của DKRA cũng chỉ ra, tỷ lệ tiêu thụ chung ở khu Tây duy trì mức rất cao, mỗi khi ra dự án mới luôn đạt từ 80 - 90%. Dễ thấy, nhu cầu về nhà ở của khu Tây còn đang rất lớn, những dự án đáp ứng nhu cầu ở thực được người mua ráo riết tìm kiếm.
An Gia chi hơn 2.000 tỷ đồng thâu tóm 3 dự án
Dự án Westgate được kỳ vọng trở thành biểu tượng mới khu Tây Sài Gòn
Đầu năm 2020, thị trường bất động sản TP. HCM được hâm nóng với sự xuất hiện của dự án Westgate – tổ hợp căn hộ ngay trung tâm hành chính Tây Sài Gòn. Được biết, dự án này được phát triển bởi Tập đoàn bất động sản An Gia cùng quỹ đầu tư hàng đầu Nhật Bản - Creed Group.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.