Diễn đàn quản trị
Khủng hoảng niềm tin trong doanh nghiệp gia đình
Nhiều doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt niềm tin giữa các thành viên trong gia đình.
Trong bối cảnh kinh tế nhiều bất ổn, đòi hỏi các doanh nghiệp gia đình Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tạo dựng niềm tin.
Cụ thể, theo khảo sát của PwC, các doanh nghiệp gia đình đang đề cao niềm tin của khách hàng (75%), nhân viên (61%) và nhà đầu tư (61%). Bởi vì, họ đánh giá đây chính là các nhân tố chủ chốt đảm bảo sự phát triển và thành công của công ty trong tương lai.

Nhưng còn yếu tố nữa là xây dựng niềm tin giữa các thành viên trong gia đình thì chỉ có 28% nhận thấy đây là việc quan trọng, thấp hơn nhiều so với nhân tố khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và thấp hơn mức trung bình của Châu Á – Thái Bình Dương (54%), toàn cầu là (63%).
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến xung đột gia đình trong doanh nghiệp hay xảy ra, đặc biệt là giữa thế hệ đương nhiệm và thế hệ kế nghiệp, giữa các thành viên hội đồng quản trị với những người khác.
Ông Sew Quan Ng, lãnh đạo dịch vụ doanh nghiệp tư nhân và gia đình của PwC khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đánh giá, hiện nay sự thiếu niềm tin giữa các thành viên trong doanh nghiệp gia đình đang được thu hẹp lại. Tuy nhiên sự thiếu niềm tin đã ảnh hưởng đến việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo trong doanh nghiệp gia đình giữa người đương nhiệm và người kế nghiệp.
Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu niềm tin một phần là do thế hệ sáng lập ra doanh nghiệp (F1) cũng gặp phải sự lúng túng, chưa biết làm cách nào để chuyển giao cho thế hệ kế nghiệp (F2) một cách bài bản nhất.
Do đó, ông Sew Quan Ng cho rằng, các doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm chuyển giao của các doanh nghiệp đi trước ở châu Âu, châu Á. Đơn cử, một số doanh nghiệp ở Singapore họ cho con mình đi làm trong doanh nghiệp khác để học hỏi kinh nghiệm điều hành trước. Sau đó khi về điều hành doanh nghiệp gia đình mình họ sẽ biết đâu là cách thức quản trị phù hợp. Hầu hết vị trí thế hệ F2 đảm nhiệm là phó tổng giám đốc, phó giám đốc điều hành hoặc có thể là một mảng mới trong hệ sinh thái của doanh nghiệp gia đình mình để được làm việc với các thành viên không phải trong gia đình.
Nếu mô hình mà thế hệ F2 áp dụng thành công thì dần dần họ sẽ nhận rộng ra với các phòng ban khác trong doanh nghiệp gia đình mình. Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp gia đình thường hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực.
Bằng cách chuyển giao thế hệ như vậy sẽ giúp F2 hiểu được môi trường kinh doanh, hiểu được khách hàng và đặc biệt là giúp cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp có thời gian để tiếp nhận.
Quá trình chuyển giao này sẽ mất từ 5 đến 10 năm trước khi F2 đóng vai trò là một nhân tố lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp gia đình. “Bằng cách chuyển giao này sẽ giúp mâu thuẫn giữa thế hệ F1 và F2 được giảm thiểu tối đa, do đó niềm tin giữa các thế hệ, các thành viên trong gia đình cũng tăng lên”, ông Sew Quan Ng nói thêm.
Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Holdings, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp gia đình Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp gia đình phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng niềm tin với nhiều bên.
Không chỉ bao gồm khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư mà còn cả các thành viên trong gia đình, đối tác kinh doanh và xã hội. Niềm tin được xây dựng dựa trên những cái thật của doanh nghiệp bằng cách thực hiện những điều đã hứa, đề cao các giá trị như tính chuyên nghiệp, minh bạch, đạo đức và tôn trọng quyền của người lao động.
Những giá trị này luôn được Phú Thái Holdings thực hiện tốt nên từ lúc thành lập đến nay, tập đoàn chưa để mất đối tác kinh doanh nào, kể cả những đối tác hợp tác kinh doanh từ những năm 1995.
“Các doanh nghiệp gia đình Việt Nam nên áp dụng tư duy công ty cổ phần để minh bạch, đồng thời có cấu trúc quản trị phù hợp để tạo dựng niềm tin”, ông Đoàn nhìn nhận.
Doanh nghiệp gia đình và bài toán trường tồn
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình
Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
AppotaPay liên minh BIDV thúc đẩy thanh toán số
Với sự hậu thuẫn của BIDV, AppotaPay tự tin có thể tăng trưởng gấp sáu lần trong vòng hai năm tới, thông qua các dịch vụ chiến lược SmartPOS và SoftPOS.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.