Khởi nghiệp
Kì lân GoTo tặng tiền và cổ phiếu cho tài xế trước thềm IPO
Trong khi các đối tác tài xế tại Indonesia sẽ được nhận cổ phiếu với cam kết nắm giữ, thì đối tác tài xế của GoTo tại Việt Nam và Singapore sẽ được nhận tiền mặt.
Tiến tới phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), kì lân GoTo tặng hơn 20 triệu USD cho các đối tác tài xế tại Indonesia, Việt Nam và Singapore.
Ông Andre Soelistyo - CEO GoTo cho biết: "Chúng tôi đã luôn mơ ước rằng có thể chia sẻ các quyền lợi từ việc IPO đến với các đối tác trong hệ sinh thái. Thông qua Chương trình Gotong Royong Share, chúng tôi xin được được bày tỏ sự tri ân đối với các đối tác tài xế tận tuỵ - những người đã góp phần xây dựng hệ sinh thái GoTo từ những ngày đầu và đồng cam cộng khổ cùng chúng tôi".
Hầu hết tất cả các đối tác tài xế ở Indonesia đều có cơ hội tham gia vào chương trình này. Các tiêu chí để xác định các đối tác tài xế có đủ điều kiện để nhận quà tặng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm loại hình dịch vụ, khoảng thời gian hoạt động kể từ khi đăng ký trở thành đối tác và trạng thái hoạt động của đối tác tài xế.
Thông qua chương trình này, những đối tác tài xế tại Indonesia đăng ký hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2016 có cơ hội nhận được 4.000 cổ phiếu Series A của GoTo, và các đối tác tài xế đăng ký từ năm 2017 đến tháng 2 năm 2022 nhận được 1.000 cổ phiếu Series A. Các đối tác tài xế sẽ nhận được cổ phiếu sau giai đoạn cam kết nắm giữ là 8 tháng.
Đối với các đối tác tài xế của GoTo tại Việt Nam và Singapore, món quà tri ân được thể hiện dưới dạng tiền mặt.

Chương trình Gotong Royong Share của GoTo là một trong những chương trình sở hữu cổ phần toàn diện (trao tặng cổ phiếu cho nhiều thành phần liên quan) nhất trên thế giới hiện nay, không chỉ mang lại lợi ích cho các đối tác tài xế mà còn tạo cơ hội cho các đối tác nhà hàng, người tiêu dùng và nhân viên tham gia.
TạiIndonesia, các đối tác nhà hàng và khách hàng trung thành của GoTo cũng nhận đượcquyền ưu tiên đặt mua cổ phiếu của GoTo với số lượng phân bổ cố định trong thờigian dựng sổ (giai đoạn khảo sát giá cổ phiếu) diễn ra từ ngày 15 - 24/03/2022.
Nhân viên toàn thời gian cũng có cơ hội trở thành cổ đông củaGoTo, thông qua Chương trình Kế hoạch Thưởng Dài hạn của Tập đoàn, nhằm thu hútvà khen thưởng những nhân viên xuất sắc, đồng thời phát huy "tinh thần làm chủ"của nhân viên.
Gần đây nhất, GoTo huy động thành công 1,3 tỷ USD trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Lần rót vốn lần này được tham gia bởi các nhà đầu tư là: Abu Dhabi Investment Authority (ADIA), Avanda Investment Management, Fidelity International, Google, Permodalan Nasional Berhad (PNB), Primavera Capital Group, SeaTown Master Fund, Temasek, Tencent, và Ward Ferry với ADIA đóng vai trò là nhà đầu tư dẫn dắt.
Trước đó, Tokopedia được định giá 7 tỷ USD, còn Gojek trị giá khoảng 10,5 tỷ USD. Việc sáp nhập Tokopedia với Gojek được kỳ vọng tạo ra một GoTo có giá trị khoảng 18 tỷ USD, phủ sóng ở hầu hết những lĩnh vực khởi nghiệp như: gọi xe, giao đồ ăn, thanh toàn và thương mại điện tử...
Traveloka gia nhập thị trường gọi xe cạnh tranh Grab, GoTo
Lazada đang thụt lùi trong cuộc đua thương mại điện tử
Nếu như trước đây người ta thường so sánh cuộc đua giữa Shopee và Lazada như Grab và Gojek, thì hiện nay, vai trò và vị thế của 2 sàn TMĐT đã khác xa.
Còn nhiều hạt sạn trong lĩnh vực Blockchain
Mặc dù Blockchain đang dần có chỗ đứng, đồng thời chứng minh được vị thế và sức ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực kinh tế, nhưng vẫn còn đó những tác động tiêu cực cần được hạn chế.
Med247 nhận vốn 4,5 triệu USD vòng Series A
Trong 18 tháng vượt qua đại dịch, Med247 đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 500%, với khoảng hơn 50.000 khách hàng sử dụng các dịch vụ y tế trong hệ sinh thái.
Lộ diện đối thủ đáng gờm của Shopee, Tiki, Lazada tại Việt Nam
Theo các chuyên gia, tính năng TikTok Shop thực sự đe dọa tới thị phần của các ông lớn đang có mặt tại Việt Nam như: Shopee, Tiki, hay Lazada.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.