Doanh nghiệp
Kido Foods lãi hơn 200 tỷ đồng
Lợi nhuận tăng trong khi doanh thu giảm nhờ Kido Foods đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí, trong đó chi phí bán hàng năm 2020 giảm 22% so với năm 2019.

Công ty Thực phẩm đông lạnh KIDO (Kido Foods) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020 với doanh thu đạt 1.282 tỷ đồng, giảm 7,3% so với năm 2019 nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 200 tỷ đồng, tăng 8%. Lợi nhuận tăng nhờ Kido Foods đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2020 chỉ hơn 410 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2019.
Ban lãnh đạo Kido Foods cho biết để đối phó với giai đoạn dịch bệnh, Kido Foods đã thực hiện hàng loạt các biện pháp chuyển dịch kênh phân phối, làm cho sản phẩm gần với hộ gia đình hơn, rút tủ tại các kênh KA, các điểm du lịch, trường học, căn tin,… để đặt gần khu phố. Song song đó, công ty chủ động phân tích và rà soát để tối ưu hóa danh mục sản phẩm, chỉ sản xuất và kinh doanh đối với các sản phẩm có hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, KIDO Foods không ngừng phát huy những lợi thế về R&D trong việc nắm bắt xu hướng thị trường và trào lưu ăn vặt của giới trẻ nhằm phát triển sản phẩm cốt lõi và có lợi nhuận cao, đẩy mạnh hoạt động đa dạng hóa sản phẩm.
Nhờ vậy, công ty vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận trong hoàn cảnh khó khăn. Xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh, biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2020 đạt 15,3% tăng mạnh so với mức 13% của năm 2019.
Cuối tháng 12 năm 2020, Kido Foods đã chính thức sáp nhập với Tập đoàn Kido. Cụ thể, Tập đoàn Kido đã phát hành 23.088.000 cổ phiếu KDC để hoán đổi cổ phiếu KDF của Kido Foods nhằm thực hiện phương án sáp nhập vào Tập đoàn. Việc chuyển giao cổ phiếu dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý 1/2021.
Ban lãnh đạo công ty cho biết việc sáp nhập nhằm khẳng định và nâng cao vị thế, năng lực tài chính, quản lý, điều hành để tạo ra các giá trị cộng hưởng mạnh mẽ, đem lại lợi ích cho cổ đông. Với sự hỗ trợ từ tiềm lực của Tập đoàn, Kido Foods sẽ có những bước phát triển vững chắc, sự tăng trưởng đột phá, đưa Kido hướng đến trở thành Tập đoàn thực phẩm số 1 Việt Nam.
Trong năm 2021, Kido Foods dự kiến sẽ tập trung vào các chiến lược nhằm phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và lôi kéo các khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Cụ thể, công ty tiếp tục tận dụng những cơ hội về thị trường để phát triển hệ thống kênh phân phối, mở rộng hệ thống ra các vùng huyện lớn của tỉnh để tiếp cận nhiều hơn các đối tượng khách hàng mới.
Mở rộng danh mục sản phẩm, tạo ra những sản phẩm phân khúc có nhu cầu lớn và theo xu hướng thị trường; đầu tư và cải tiến máy móc phục vụ tối đa việc sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh đầu tư các hoạt động marketing thu hút người tiêu dùng, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm thông qua các kênh truyền thông hiện đại, bắt kịp trào lưu, thói quen mua sắm của khách hàng.
Tại sao KIDO trở lại cuộc chiến ngành bánh?
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.