Bất động sản
Kiến trúc đô thị của Việt Nam 'hỗn loạn, pha tạp và biến dạng'
Miêu tả diện mạo kiến trúc của những đô thị lớn tại Việt Nam, nhiều chuyên gia đã buộc phải so sánh với "nồi lẩu thập cẩm" do công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kiến trúc lỏng lẻo trong suốt một thời gian dài.

Khi nhắc đến nước Pháp, người ta thường nghĩ ngay đến thủ đô Paris hoa lệ, kinh đô ánh sáng của thế giới với tháp Eiffel như một công trình kiến trúc mang tính biểu tượng.
Nhắc đến nước Ý lại là những những hình ảnh về thành phố Rome nhuốm vẻ đẹp hùng tráng và tinh xảo, nơi khởi nguồn của đế quốc La Mã cổ đại - thành phố văn hóa, lịch sử nổi tiếng thế giới. Hay cũng có thể là Florence, miền đất yên bình mang đậm dấu ấn nghệ thuật Phục hưng Châu Âu.
Mỗi thành phố, quốc gia trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng trong cảnh quan đô thị. Ngoài giá trị về lịch sử, văn hóa, những thành phố này đều là những kiệt tác kiến trúc đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào của mỗi quốc gia.
Tầm quan trọng của kiến trúc là vậy nhưng phải đến thời gian gần đây, Việt Nam mới xây dựng dự án luật riêng cho vấn đề này, mặc dù chủ trương của Đảng đã có từ cách đây khá lâu.
Trong một thời gian dài, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kiến trúc của Việt Nam còn quá lỏng lẻo, hệ quả là kiến trúc đô thị hỗn loạn, pha tạp và biến dạng. Miêu tả diện mạo kiến trúc của những đô thị lớn tại Việt Nam, nhiều chuyên gia đã buộc phải so sánh rằng, thực chẳng khác nào một nồi "lẩu thập cẩm"!
Theo đó, chỉ ở một dãy phố tại Hà Nội cũng có đủ để có thể thấy được sự xô bồ, hỗn loạn theo kiểu mạnh ai nấy làm này. Các thành phố là sự hỗn hợp tất cả kiến trúc Đông, Tây, kim, cổ. Nhiều tuyến phố không phải là hình ảnh của những ngôi nhà mà là một dãy các biển hiệu, quảng cáo "trăm hoa đua nở".
Chưa hết, bộ mặt kiến trúc của Việt Nam còn thiếu trật tự do việc sử dụng đất tùy tiện. Tại Hà Nội, nhan nhản những căn nhà siêu mỏng, siêu méo, tam giác, tứ giác đủ mọi hình thù. Nghiêm trọng hơn là những công trình kiến trúc sai phép, phá vỡ cảnh quan văn hoá lịch sử, thẩm mỹ của thành phố.
Còn nhớ tại Hội nghị triển khai công tác năm 2006 của ngành xây dựng, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nhận xét: "Từ trên máy bay nhìn xuống, tôi có cảm tưởng như ông trời vô tình ném xuống một nắm đá vụn và đống đất đá ấy trở thành Hà Nội của chúng ta". Còn kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng thì miêu tả: "TP. HCM là hình ảnh của một đống hộp quẹt nằm lung tung không theo đường lối rõ ràng".
Việt Nam có 2 công trình đoạt giải thưởng Festival Kiến trúc Thế giới 2017
Trong phiên làm việc chiều 14/11 của Quốc hội thảo luận về dự án Luật Kiến trúc, nhiều đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những bất cập trong kiến trúc của Việt Nam và tán thành sự cần thiết phải ban hành Luật Kiến trúc nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển kiến trúc; góp phần hình thành đội ngũ kiến trúc sư có đức, có tài, xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.
Theo đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên), kiến trúc đô thị của Việt Nam hiện nay đang đứng trước thực trạng cóp nhặt, sao chép máy móc, chưa chú trọng đến yếu tố về khí hậu, văn hoá và quan tâm nhiều đến kiến trúc xanh. Điều này cần sớm được chấn chỉnh kịp thời để mang lại diện mạo mới cho các đô thị.
Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cũng cho rằng, trong kiến trúc hiện nay dễ dàng nhận thấy còn nhiều bất cập.
Ông Thắng chỉ ra bảy hạn chế của kiến trúc Việt Nam là hỗn loạn trong kiến trúc tại các đô thị, kiến trúc nông thôn thì bị biến dạng, nhiều kiến trúc truyền thống tại các di sản văn hóa bị xâm hại, tính bền vững trong thiết kế kiến trúc Việt Nam còn hạn chế, không gian công cộng bị lãng quên, quá chú trọng vào các tòa nhà trọc trời, tư duy kiến trúc còn lạc hậu, việc tiếp cận với các xu hướng kiến trúc tiên tiến còn hạn chế và chưa quan tâm đúng mức tới yếu tố khí hậu đặc trưng trong kiến trúc.
Trong khi đó, theo vị đại biểu này, đội ngũ kiến trúc sư Việt Nam không phải là không đủ khả năng, thậm chí là nhiều tài năng. Ngược dòng lịch sử, từ khi đất nước còn bị chia cắt, kiến trúc của Dinh độc lập (nay là Dinh thống nhất), biểu tượng quyền lực của Ngụy quyền Sài Gòn là do một kiến trúc sư người Việt Nam - ôngNgô Viết Thụ xây dựng. Sau hơn nửa thế kỷ, công trình này vẫn khẳng định được giá trị về kiến trúc và kết cấu cùng với giá trị lịch sử đã được nhà nước đã xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Hay như hiện nay, nhiều công trình là sản phẩm của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và cộng sự theo hướng kiến trúc xanh, vận dụng các yếu tố kiến trúc truyền thống, sử dụng vật liệu từ thiên nhiên, giành được nhiều giải thưởng Quốc tế.
Chính vì vậy, ông Thắng đề nghị sớm hoàn thiện Luật Kiến trúc nhằm khắc phục được những bất cập của thực trạng quản lý kiến trúc hiện nay, tạo điều kiện để kiến trúc Việt Nam và đội ngũ kiến trúc sư phát triển.
Giải pháp nào cho kiến trúc đô thị của Việt Nam?
Trước thực trạng nan giải của kiến trúc đô thị tại Việt Nam, ông Thắng cho rằng, Luật Kiến trúc cần được xây dựng, bổ sung theo hướng "kế thừa kiến trúc truyền thống, phù hợp với tập quán, văn hóa Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các yếu tố kiến trúc ưu việt của thế giới". Đồng thời, cần bảo vệ cảnh quan môi trường, sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên, có giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, những năm gần đây ở nhiều thành phố lớn đã xuất hiện các khu đô thị, những tòa nhà cao tầng được xây dựng dày đặc nhưng lại thiếu gắn kết với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và giao thông đô thị, thiếu hạ tầng xã hội, dịch vụ công như trường học, cơ sở y tế, không gian sinh hoạt cộng đồng.
Theo quy hoạch, các xã, phường đều có quỹ đất hợp lý để làm khu vui chơi cho thiếu nhi. Tuy nhiên, hiện không ít quỹ đất dành cho sân chơi, vườn hoa đang bị sử dụng sai mục đích, trở thành nơi kinh doanh, buôn bán. Ví dụ như khu đô thị Linh Đàm từng là khu đô thị kiểu mẫu với các tòa nhà chung cư dưới 20 tầng, với không gian xanh, vườn hoa, thảm cỏ.
Tuy nhiên, từ năm 2009 quy hoạch này dần bị băm nát khi hàng loạt tổ hợp chung cư cao tầng mọc lên, khiến giao thông khu vực phía Nam thành phố Hà Nội bị quá tải. Vì vậy, vị đại biểu quốc hội này đề nghị kiến trúc đô thị cần phải quy định bắt buộc phải bảm bảo đủ hạ tầng xã hội, các dịch vụ công cộng phục vụ nhu cầu dân cư.

Về vấn đề này, bà Mai cũng cho rằng, để xử lý các vấn đề tồn tại của kiến trúc Việt Nam hiện nay, việc tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước là một đòi hỏi tất yếu. Ban soạn thảo Luật Kiến trúc cần nghiên cứu, bổ sung thêm quy định yêu cầu đối với kiến trúc đô thị như phù hợp với đặc điểm khí hậu của vùng miền, ưu tiên phát triển kiến trúc xanh, cập nhật xu hướng sử dụng các vật liệu mới cho phù hợp.
Tuy nhiên, khác với các lĩnh vực khác, kiến trúc vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Kiến trúc sư không phải chỉ kê đơn, khám bệnh mà còn là một sự sáng tạo nghệ thuật. Chính vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước là cần thiết, song cũng cần cân nhắc quản lý ở mức nào, ở khâu nào để vẫn còn khoảng không gian sáng tạo, vẫn động viên sức sáng tạo của kiến trúc sư.
Chính điều đó mới làm nên sự độc đáo, khác biệt của một công trình kiến trúc. Tránh trường hợp để vượt qua sự kiểm duyệt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các kiến trúc sư rập lại khuôn theo các bản thiết kế đã được phê duyệt trước đó, tạo ra hàng loạt công trình có kiến trúc na ná nhau và tẻ nhạt, bà Mai chia sẻ.
Băn khoăn về những quy định trong quản lý nhà nước về kiến trúc yếu kém là nguyên nhân những bất cập trong thời gian qua, đại biểu Nguyễn Việt Dũng (TP. HCM) cho rằng, dự Luật Kiến trúc phải làm sao không chồng chéo với Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng. Làm sao vừa bảo vệ được di sản kiến trúc, kể cả nhân tạo, tự nhiên; vừa phát huy được quyền tự do sáng tạo về mặt kiến trúc.
Còn theo đại biểu Trần Anh Tuấn (TP. HCM), kiến trúc của Việt Nam vẫn dựa vào những công trình kiến trúc phương Tây, thể hiện rõ nhất ở Hà Nội, TP. HCM. Nguyên nhân là do giá trị văn hóa của Việt Nam không được lồng trong ý tưởng kiến trúc, quy hoạch, phát triển đô thị.
Do đó, cần thiết phải xây dựng Luật Kiến trúc theo hướng vừa kế thừa những nét đẹp truyền thống, vừa tiếp thu có chọn lọc kiến trúc thế giới. Bên cạnh đó, cũng cần quy định rõ, khu vực kiến trúc cổ nào cần gìn giữ, trùng tu, khu vực nào cần phát triển theo hướng hiện đại.
Lưu giữ di sản kiến trúc qua ký hoạ đô thị
Bốn giải pháp tăng vốn cho đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Theo nhiều chuyên gia, để đáp ứng được nguồn vốn lớn cho phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ cần phối hợp nhiều giải pháp và có lộ trình phù hợp.
Tập đoàn CEO khánh thành hạ tầng kỹ thuật khu đô thị hiện đại nhất Hà Nam
Với vị trí trung tâm, hạ tầng đồng bộ, quy hoạch bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế, chủ đầu tư uy tín, River Silk City hiện là dự án được đầu tư chất lượng nhất tại tỉnh Hà Nam.
Giấy phép con 'đất ở hợp pháp' làm khó doanh nghiệp bất động sản
Quy định đất ở hợp pháp theo hướng dẫn mới của Bộ Xây dựng về thủ tục đầu tư dự án bất động sản đang làm khó nhiều doanh nghiệp và các cơ quan chức năng.
Nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng mác 'công trình xanh' để kiếm lời
Để phát triển công trình xanh tại Việt Nam rất cần sự đồng thuận của cả xã hội, sự vào cuộc của chính quyền, doanh nghiệp và sự thay đổi tư duy của chính người dân.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm
Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.
Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha
Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.