Bất động sản
Bốn giải pháp tăng vốn cho đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Theo nhiều chuyên gia, để đáp ứng được nguồn vốn lớn cho phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ cần phối hợp nhiều giải pháp và có lộ trình phù hợp.

Sau hơn hai năm kể từ khi Nghị định 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội có hiệu lực, vừa qua, Ngân hàng Chính sách xã hội đã chính thức triển khai chương trình cho vay mua nhà ở xã hội trên phạm vi toàn quốc với lãi suất 4,8%/năm, đánh dấu việc đưa chính sách an sinh quan trọng này đi vào đời sống.
Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai chương trình này vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khiến người dân khó có thể tiếp cận được nguồn vốn vay mua nhà với lãi suất thấp.
Hiện việc phát triển nhà ở xã hội theo báo cáo của các địa phương đến tháng 10/2018, cả nước mới hoàn thành 1.189 dự án với diện tích hơn 3,9 triệu m2, chiếm 30% trong chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020.
Mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 12,5 triệu m2 đề ra trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khó có thể thành hiện thực nếu không có sự vào cuộc quyết liệu từ các cơ quan quản lý. Nguyên nhân chính của thực trạng này đã được chỉ ra là do thiếu nguồn vốn để thực hiện.
Về vấn đề này, dưới góc độ của ngân hàng, tại Toạ đàm "Cho vay mua nhà ở xã hội – hiện thực hóa ước mơ an cư lạc nghiệp" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam thừa nhận, từ khi Nghị định 100 ban hành vào tháng 10/2015 tới khi Ngân hàng Chính sách có vốn thì mất 2 năm 6 tháng.
"Hiện nay, khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn, đây là chương trình lớn nhưng trong lúc kinh tế còn khó khăn thì vốn sẽ có nhưng chưa thể có ngay”, ông Lý cho hay.

Theo ông Lý: "Từ nay tới 2020, Chính phủ sẽ bố trí 2.326 tỷ đồng nhưng theo khảo sát của Bộ Xây dựng thì nhu cầu tới 2020 lên tới 18.000 tỷ đồng. Vừa rồi Bộ Xây dựng có văn bản đề xuất Chính phủ bố trí thêm 3.000 tỷ đồng. Đó là điều mà chúng tôi trăn trở nhất, vì nguyện vọng người dân lớn nhưng nguồn vốn chưa đáp ứng".
Bên cạnh đó, về mặt thực thi, nhiều dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư đã gọi vốn ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội phải giải chấp mới cho vay được, chưa kể còn khó khăn trong giải chấp.
Về phía người vay cũng không đáp ứng được điều kiện của ngân hàng để vay vốn được như đất một nơi, hộ khẩu một nơi hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất cho thuê, đất được để lại, đất xây dựng không theo quy hoạch, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cho hay.
Mặt khác, ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban cề các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng, về phía các chủ đầu tư khi phát triển nhà ở xã hội cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sạch. Hầu hết các tỉnh từ TP. HCM, Hà Nội, Thái Nguyên, Bình Dương, giao đất thì có giao nhưng thành đất sạch để làm nhà thì rất khó khăn.
"Nhiều chủ đầu tư nói rằng, chúng tôi không cần gì hết, chỉ cần được giao đất sạch để thi công thì tiến độ sẽ được nhưng vẫn không đạt được mục tiêu đó", ông Lợi cho biết.
Bên cạnh đó, về ưu đãi cho chủ đầu tư, ưu đãi đã không cao nhưng lại quy định cho họ làm nhà ở xã hội với mức lợi nhuận thu được không quá 10%, tức không hấp dẫn. Như vậy thì làm sao thu hút được nhiều nhà đầu tư vào cuộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt câu hỏi.
Bốn giải pháp tăng vốn cho nhà ở xã hội
Trước những khó khăn về vốn cho phát triển nhà ở xã hội, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội cho rằng, có bốn phương thức để tăng vốn cho chương trình nhà ở xã hội.
Một là, ở các địa phương như Bắc Ninh khi có nguồn thu nhập tốt thì có thể dành khoản đó để chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hai là, bản thân các ngân hàng thương mại, cần có chính sách thực hiện bù lãi suất cho phù hợp, vừa đảm bảo an toàn, độ mở và độ chắc chắn để ngân hàng thương mại thấy được có lợi ích để tham gia vào thực hiện chính sách này.
Mặc dù lãi suất có thể thấp hơn vốn thương mại khác nhưng ngân hàng thương mại vẫn có thể tham gia. Ngân hàng thương mại không có nghĩa là chỉ đi kinh doanh mà còn thực hiện chính sách xã hội. Thực tế có nhiều ngân hàng thương mại đã thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Ba là, cần làm sao để lồng ghép được các chương trình khác. Các địa phương đô thị hóa nhiều, chúng ta có vốn giảm nghèo, vốn xây dựng nông thôn mới, vậy tại sao không điều chỉnh nguồn vốn này chuyển một phần vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện nhà ở xã hội.
Bốn là, hiện tính đến năm 2020, chúng ta thiếu 15.764 tỷ đồng vốn cho phát triển nhà ở xã hội. Hiện giờ chỉ còn một “khe cửa hẹp”, đó là chúng ta cần xem xét khả năng bố trí được một phần vào vốn dự phòng được không?
Vừa qua, trên diễn đàn Quốc hội, có nhiều đại biểu đã phát biểu, nhà ở xã hội, nhà ở khu công nghiệp là vấn đề rất cấp bách giống như lũ lụt, lở đất. Vậy có thể cắt được ra vài nghìn tỷ từ vốn dự phòng cho thực hiện vấn đề này thì cũng giải quyết được vấn đề.
Đây là bốn khía cạnh có tính nhân văn, nếu Chính phủ và Quốc hội quyết tâm được thì việc tăng vốn cho chương trình nhà ở xã hội sẽ thành công, ông Nhưỡng nhấn mạnh.
Còn theo ông Bùi Sĩ Lợi, chính sách phải đi liền với ngân sách. Để có vốn cho phát triển nhà ở xã hội, đầu tiên phải ra soát lại hệ thống chính sách đối với nhà ở cho thu nhập thấp và nhà ở xã hội. Qua đó, từ thực tiễn cơ sở để đánh giá quá trình xây dựng chính sách. Chính sách phải có tính hấp dẫn, thông thoáng, thủ tục phải gọn nhẹ và thuận lợi, hấp dẫn thì mới có tính thu hút, khả thi.
Mặt khác, muốn có nguồn lực phải xây dựng được đề án, hay nói cách khác là chiến lược nhà ở phải cụ thể và xuất phát từ thực tế. "Tôi đi khảo sát, giám sát ở những doanh nghiệp, có những doanh nghiệp cho biết, nếu Chính phủ có mục tiêu, có điều kiện và chủ trương xây nhà hỗ trợ cho công nhân thu nhập thấp bằng nguồn của Nhà nước thì doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp một phần đề thu hút, hỗ trợ cho người lao động hoặc vay hộ cho người công dân với thời hạn dài hơn và thậm chí không có lãi suất", ông Lợi cho hay.
Quan trọng nhất, theo ông Lợi, muốn có ngân sách, Chính phủ phải chỉ ra được nguồn lực cần bao nhiêu, phải tính toán cụ thể và phải có báo cáo ngay Quốc hội để cân đối nguồn vốn dự phòng, nguồn vốn vay phù hợp với chiến lược phát triển chung của đất nước.
Khát vốn cho đầu tư nhà ở xã hội
Sắp có nhà ở xã hội giá dưới 13 triệu đồng/m2 tại Đông Anh, Hà Nội
Sau khi hoàn thành, dự án Thăng Long Green City sẽ cung cấp ra thị trường 1.588 căn hộ nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp và công nhân trên địa bàn thành phố.
Khánh thành chung cư nhà ở xã hội - thương mại An Phú Đông
Được khởi công vào ngày 09/03/2017 và dự kiến hoàn thành vào ngày 31/12/2018, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại dự án đã hoàn thành vượt tiến độ thi công 3 tháng và đã sẵn sàng chào đón các cư dân vào sinh sống tại chung cư An Phú Đông.
Bài học từ Hàn Quốc, Thái Lan về thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng nhà ở xã hội bị khống chế khung lợi nhuận chỉ ở mức 10% thì ở Thái Lan, con số này là khoảng 30%.
Bộ Xây dựng kiến nghị cấp 3.000 tỷ đồng ưu đãi cho vay nhà ở xã hội
Theo Bộ Xây dựng, hiện Nhà nước đang gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn cho vay mua nhà ở xã hội sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng kết thúc.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.