Kinh doanh khu công nghiệp hốt bạc

An Chi Thứ tư, 20/05/2020 - 08:15

Giá thuê và tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tại nhiều địa phương đã tăng cao trong bối cảnh nguồn cung đất công nghiệp bị hạn chế.

Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam rất sôi động với sự gia tăng yêu cầu thuê đất và nhà máy từ cả khách thuê hiện hữu lẫn khách thuê mới. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn nhất để trở thành một trung tâm sản xuất mới của thế giới. 

Hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc do chi phí tăng; xung đột thương mại với Hoa Kỳ; và chiến lược của các nhà sản xuất nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, đặc biệt là sau COVID-19.  

Tỷ lệ lấp đầy bất động sản công nghiệp tăng cao kỷ lục

Theo nghiên cứu của CBRE, giá thuê và tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tại các thành phố và tỉnh sản xuất lớn đã tăng cao trong bối cảnh nguồn cung đất công nghiệp bị hạn chế. 

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố công nghiệp lớn đã tăng cao kỳ lục. Tại TP. HCM, tỷ lệ lấp đầy là 90%. Các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, tỷ lệ lấp đầy là khoảng từ 80 - 90%. Trong khi trước đó, giai đoạn 2017 -2018, tỷ lệ lấp đầy là từ 70 - 80%.

Tại các tỉnh phía Bắc, Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Dương là các tỉnh có tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp cao nhất, đạt gần 100%. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại Hải Phòng đạt 80%, Hưng Yên đạt gần 90%.

Về giá chào thuê, TP. HCM đang là địa phương có mức giá chào thuê cao nhất, đạt 300 USD/m2 trong một chu kỳ thuê, tiếp theo là Hà Nội đạt 250 USD. Tại các tỉnh khác như Bắc Ninh, Bình Dương, Hải Phòng, giá chào thuê cao nhất khoảng trên 100 USD.

Trong đó, đất công nghiệp cho thuê vẫn là sản phẩm phổ biến và được ưa chuộng nhất trên thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức tăng trưởng của nguồn cung đất công nghiệp tại các tỉnh và thành phố lớn đang chậm lại. 

Dù giá thuê và tỷ lệ lấp đầy khả quan nhưng CBRE vẫn cho rằng, có nhiều quan ngại về khả năng của Việt Nam trong việc hấp thụ làn sóng di dời sản xuất mới này, khi vẫn tồn tại nhiều thách thức như rủi ro chuyển tải, nguy cơ bị áp thuế cao do mất cân bằng thương mại, hạn chế về cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái các nhà sản xuất thiết bị gốc.

Thời gian và chi phí vẫn là các yếu tố chính được xem xét. Đối với các nhà doanh nghiệp mới hoạt động tại Việt Nam, nguồn vốn, chi phí và thời gian cho việc xây dựng một nhà xưởng tiêu chuẩn ở một đất nước mới có thể sẽ cao hơn nhà xưởng được xây dựng sẵn và tích hợp với các tiện ích hỗ trợ.

Tỷ lệ lấp đầy bất động sản công nghiệp tăng cao kỷ lục 2

Theo CBRE, với những diễn biến mới nhất của thị trường bất động sản công nghiệp, vấn đề giờ đây làm sao để Việt Nam tận dụng được lợi thế của việc dịch chuyển chuỗi cung ứng và chuyển dịch sản xuất. 

Điều này không chỉ đòi hỏi sự hỗ trợ toàn diện từ chính quyền trung ương về các chính sách ưu đãi, quản lý rủi ro và đầu tư công vào cơ sở hạ tầng mà còn là cả sự thích ứng nhanh chóng của các chủ đầu tư nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau từ các đơn vị sản xuất.

Đánh giá về nguồn cầu của thị trường bất động sản công nghiệp, bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn, CBRE Việt Nam cho rằng: “Những nỗ lực xoa dịu căng thẳng thương mại và các chính sách ngăn ngừa thuế quan có thể làm suy yếu nguồn cầu, đặc biệt từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông trong ngắn hạn. 

Những lợi ích từ các hiệp định thương mại mới là động lực bền vững hơn cho nhu cầu của thị trường. Trong bối cảnh nguồn cầu tăng từ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, loại hình bất động sản công nghiệp xây sẵn đang nhận được phản ứng khá tốt từ thị trường.”

Kinh doanh khu công nghiệp hốt bạc 2

Trong dài hạn, theo bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, sự phát triển nguồn cung đất công nghiệp sẽ dịch chuyển về các tỉnh, thành phố công nghiệp cấp 2 nhờ vào mức giá thuê cạnh tranh hơn cùng với tỷ lệ lấp đầy còn thấp. 

Tuy nhiên, nhu cầu bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn tại các khu vực này vẫn thấp do cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Đồng thời, nguồn cung mới dự đoán sẽ đi vào hoạt động trong tương lai sẽ hạn chế sự tăng trưởng mạnh của giá thuê trung bình. Những khu công nghiệp có kết nối tốt với các cụm cảng biển quan trọng sẽ có tỷ lệ lắp đầy tăng nhanh chóng.

Việt Nam có muốn trở thành công xưởng của thế giới?

Việt Nam có muốn trở thành công xưởng của thế giới?

Leader talk -  4 năm
Một khi các nhà máy, công xưởng làm gia công cho Mỹ và các nước đồng minh dời ra khỏi Trung Quốc sau đại dịch, cái mác “công xưởng của thế giới” cũng có thể chia sẻ thêm cho nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam - một ứng cử viên nặng ký nhất vì nằm sát với Trung Quốc nên việc di dời rất thuận tiện.
Việt Nam có muốn trở thành công xưởng của thế giới?

Việt Nam có muốn trở thành công xưởng của thế giới?

Leader talk -  4 năm
Một khi các nhà máy, công xưởng làm gia công cho Mỹ và các nước đồng minh dời ra khỏi Trung Quốc sau đại dịch, cái mác “công xưởng của thế giới” cũng có thể chia sẻ thêm cho nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam - một ứng cử viên nặng ký nhất vì nằm sát với Trung Quốc nên việc di dời rất thuận tiện.
Vingroup nhảy vào bất động sản khu công nghiệp

Vingroup nhảy vào bất động sản khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  4 năm

Ngành bất động sản khu công nghiệp hiện đang có xu hướng tăng trưởng ổn định nhờ vào viễn cảnh tích cực của nền kinh tế Việt Nam và sự chuyển dịch sản xuất.

Bất động sản công nghiệp vẫn tốt trong 2020

Bất động sản công nghiệp vẫn tốt trong 2020

Bất động sản -  4 năm

Phân khúc bất động sản công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng gấp 10 lần của vốn FDI trong thập kỷ qua.

CNN: Virus Corona có thể phá hủy ngành công nghiệp ô tô toàn cầu

CNN: Virus Corona có thể phá hủy ngành công nghiệp ô tô toàn cầu

Tiêu điểm -  4 năm

Vấn đề chi phí nhân lực do dịch Corona tại Trung Quốc gây ra rất đáng lo ngại. Chi phí này đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng có thể trở nên nghiêm trọng trong những tuần tới.

Đi tìm hệ sinh thái cho xe, máy công nghiệp

Đi tìm hệ sinh thái cho xe, máy công nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm

Ra đời từ những nhọc nhằn, vất vả nhiều năm trời của người đứng đầu trong lĩnh vực xe, máy công nghệ, Hanoma không chỉ là nơi mua bán các sản phẩm mà còn là hệ sinh thái rộng mở cho cả những người mong muốn tìm kiếm việc làm.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  5 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  16 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  20 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  20 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  21 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?