Kinh tế thế giới trên bờ vực suy thoái vì giá dầu leo thang

Hường Hoàng Thứ tư, 01/06/2022 - 19:13

Thị trường dầu vẫn không ngừng leo thang. Cho đến hôm thứ ba vừa rồi, giá dầu đã tăng lên mức 120 USD/thùng. Thị trường năng lượng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những vấn đề về chuỗi cung ứng do cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Các nền kinh tế có nguy cơ suy thoái do giá dầu leo thang (Ảnh: Kitco)

Do xung đột, các nhà lãnh đạo châu Âu đã và đang đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề đối với Nga, đồng thời tuyên bố rằng khu vực này sẽ cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay.

Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng giá năng lượng tăng cao đã đẩy áp lực lạm phát lên mức chưa từng có, từ đó làm gia tăng nguy cơ suy thoái. Trong một báo cáo hôm thứ Sáu vừa rồi, ông Francisco Blanch (người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa và phái sinh toàn cầu của Ngân hàng Hoa Kỳ - America Bank) cho rằng: một khi giá dầu đạt kỷ lục mới, rất có khả năng một cuộc suy thoái hàng hóa tồi tệ như những năm 1980 sẽ xảy ra.

Ông nói: "Liệu nền kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục mở rộng khi nguồn cung dầu bị thắt chặt?”

Ông Blanch lưu ý rằng trước chiến tranh, Nga xuất khẩu khoảng 8 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ông cho biết: "Chúng tôi tin rằng trong năm tới, nhu cầu dầu trên thế giới có thể đạt mức trước khi Covid diễn ra. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi Nga có thể xuất khẩu ở mức gần 10 triệu thùng/ngày, cũng như khối OPEC và các đối tác (OPEC +) tăng thêm nguồn cung.

Ông cho biết thêm: “Với mục tiêu 120 USD/thùng dầu Brent trong tầm tay, chúng tôi tin rằng việc Nga giảm mạnh sản lượng dầu xuất khẩu có thể gây ra một cuộc khủng hoảng dầu tương tự với những năm 1980, khiến giá dầu Brent bị đẩy lên vượt ngưỡng 150 USD/thùng."

Giá xăng dầu trong nước đạt đỉnh lịch sử mới

Mặc dù thị trường dầu và GDP toàn cầu có mối tương quan thấp hơn so với 40 năm về trước, nhưng Blanch cho rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục phải dựa vào năng lượng để mở rộng và phát triển.

Blanch cho biết: “Trước đây, chúng tôi đã đo lường GDP của Hoa Kỳ thông qua các số liệu như lượng ô tô bán ra, số chuyến bay không đã được thực hiện hoặc số lượng trung tâm dữ liệu mới được xây dựng trong một năm nhất định. Chẳng một nền kinh tế lớn nào có thể mở rộng nếu không có năng lượng. Theo quan điểm của chúng tôi, bất kể nguồn năng lượng đó là gì, là năng lượng nhiệt hay năng lượng tái tạo, chỉ cần có sẵn nguồn năng lượng thì các quốc gia có thể mở rộng và phát triển nền kinh tế."

Mặc dù cuộc chiến giữa Nga với Ukraine đã làm những vấn đề trên thị trường năng lượng ngày càng trở nên trầm trọng, Blanch cũng lưu ý rằng nguồn cung năng lượng vốn đã có vấn đề trong một thời gian dài. Cả hai yếu tố này đều khiến cho giá dầu tăng cao hơn.

Blanch nói: "Trọng tâm của vấn đề nguồn cung trên thị trường dầu là sự thay đổi độ co giãn của nguồn cung theo giá dầu. Nói chung, số lượng giàn khoan của các nước không thuộc nhóm OPEC đã không còn phản ứng như trước đây khi giá dầu toàn cầu tăng. Kết quả là giá dầu phải điều chỉnh gấp đôi để cân bằng khi thị trường đối mặt với cú sốc nguồn cung tiêu cực."

Ngân hàng Hoa Kỳ nhận thấy rằng đồng USD mạnh hơn cũng gây tác động đến thị trường dầu mỏ. Ông Blanch cho rằng sự thay đổi gần đây trong mối quan hệ giữa dầu mỏ và đồng đô la Mỹ là một điều đáng kinh ngạc.

"Nhìn vào mối tương quan trong quá khứ, có thể thấy rằng khi đồng USD mạnh hơn thì giá dầu sẽ giảm và khi đồng USD yếu đi, giá dầu sẽ tăng lên. Theo quan điểm của chúng tôi, việc Mỹ chuyển đổi vai trò từ một nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới thành một nhà xuất khẩu ròng chính là nguyên nhân lớn nhất của sự thay đổi này. Kết quả là cùng với khủng hoảng đang lan rộng, hầu hết những nền kinh tế lớn trên thế giới hiện đang phải đối mặt với việc giá dầu diesel tính bằng nội tệ đang cao hơn rất nhiều so với mức giá 100USD/thùng vào tháng 6 năm 2014.

Mặc dù giá năng lượng tăng làm khả năng suy thoái kinh tế tăng lên, Blanch cho biết suy thoái vẫn không phải là viễn cảnh của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhu cầu của người tiêu dùng vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ, từ đó hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng.

“Mỹ khó có khả năng rơi vào suy thoái vì giá năng lượng tăng. Trong khi đó các nước khác đang phải đối mặt với vấn đề đó là năng lượng đang bị đánh thuế nhiều hơn.”

Cùng với giá năng lượng tăng, các nhà phân tích hàng hóa đã nhận thấy tiềm năng tăng giá của vàng. Giá năng lượng cao sẽ tiếp tục đẩy lạm phát cao hơn. Đồng thời, tỷ lệ tăng trưởng thấp sẽ tạo ra một môi trường lạm phát kéo dài, nhu cầu tiêu dùng bị đình trệ và tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao.

Ngân hàng Hoa Kỳ không phải là ngân hàng duy nhất đưa ra nhận định về suy thoái kinh tế. Trong một bản báo cáo vào hôm thứ ba vừa rồi, ông Jan Hatzius (nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Goldman Sachs) cho biết ngân hàng này không cho rằng nền kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái.

Ông cho biết: “Mặc dù theo dự báo tăng trưởng của chúng tôi, nền kinh tế sẽ không tăng trưởng được như kỳ vọng, nhưng chúng tôi tin rằng người ta đã thổi phồng quá mức về khả năng suy giảm nền kinh tế trong năm nay. Suy thoái chỉ có thể xảy ra nếu trên thế giới tiếp tục xuất hiện những sự kiện tiêu cực mới”.

Điều gì đang đợi các startup trong cuộc suy thoái?

Điều gì đang đợi các startup trong cuộc suy thoái?

Khởi nghiệp -  3 năm

Bản thân startup đã mang đầy tính rủi ro, giờ đây còn đặt cạnh “suy thoái kinh tế”, hẳn điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là một bức tranh u ám.

Ngành sản xuất suy thoái trầm trọng vì đợt Covid-19 lần thứ tư

Ngành sản xuất suy thoái trầm trọng vì đợt Covid-19 lần thứ tư

Tiêu điểm -  3 năm

Tâm lý kinh doanh ngành sản xuất trong tháng 8 đạt mức thấp của 15 tháng khi tình trạng trầm trọng của đợt bùng phát Covid-19 hiện nay đã khiến một số công ty dự đoán thời gian hạn chế hoạt động vẫn kéo dài.

Khôi phục hệ sinh thái đang bị suy thoái ở Đồng bằng sông Cửu Long

Khôi phục hệ sinh thái đang bị suy thoái ở Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển bền vững -  4 năm

Các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nỗ lực bảo tồn toàn cầu bằng cách chứng minh cam kết xã hội của họ đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái.

Chậm gia hạn biểu giá FiT có thể khiến ngành điện gió suy thoái

Chậm gia hạn biểu giá FiT có thể khiến ngành điện gió suy thoái

Phát triển bền vững -  4 năm

Theo Hiệp hội Điện gió toàn cầu (GWEC), sự chậm trễ trong việc gia hạn biểu giá FiT sẽ cản trở sự phát triển của chuỗi cung ứng và gây trở ngại cho việc giảm chi phí tại thị trường điện gió của Việt Nam.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  15 phút

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 ngày

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  1 ngày

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  15 phút

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  1 giờ

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  1 giờ

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 giờ

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.

Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng

Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.