Nội lực là chìa khoá cho tăng trưởng kinh tế 2021
Trong bối cảnh các yếu tố bên ngoài còn nhiều bất lợi cho tăng trưởng kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam cần tìm mọi cách duy trì tăng trưởng từ các động lực trong nước.
Việt Nam là một trong hai nền kinh tế trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương phục hồi theo hình chữ V sau hơn 1 năm trải qua đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến được nâng lên từ khoảng 1,2% năm 2020 lên 7,5% trong 2021. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế có thể sẽ diễn ra với 3 tốc độ khác nhau.
Tăng trưởng của Trung Quốc và Việt Nam năm 2021 dự kiến lần lượt ở mức 8,1% và 6,6% so với 2,3% và 2,9% năm 2020.
Do ảnh hưởng của đại dịch, các nền kinh tế lớn còn lại sẽ chỉ tăng trưởng bình quân ở mức khoảng 4,6%, thấp hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng trước khủng hoảng. Sự phục hồi của các nền kinh tế quốc đảo vốn phụ thuộc vào du lịch dự kiến đặc biệt khó khăn.
WB ước tính gói kích cầu của Mỹ có thể nâng tốc độ tăng trưởng năm 2021 của các quốc gia trong khu vực thêm 1 điểm phần trăm, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi lên trung bình khoảng 3 tháng. Triển vọng trên vẫn có rủi ro nếu vắc-xin Covid-19 bị triển khai chậm, khiến cho tăng trưởng giảm đến 1 điểm phần trăm ở một số quốc gia.
Cơ quan này đã đưa ra cảnh báo rằng với khối lượng và cách phân bổ vắc-xin như hiện nay, trên 80% dân số các quốc gia phát triển sẽ được tiêm vắc-xin vào cuối năm 2021, trong khi mức độ bao phủ vắc-xin tại các quốc gia đang phát triển chỉ đạt khoảng 55%.
Bên cạnh đó, bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra chặn đứng việc giảm nghèo và làm gia tăng bất bình đẳng.
Trong năm 2020, tỷ lệ nghèo của khu vực lần đầu tiên ngừng giảm sau vài thập kỷ. Khoảng 32 triệu người dân trong khu vực mất đi cơ hội thoát nghèo (theo chuẩn nghèo 5,5 USD/ ngày) vì đại dịch.
Đại dịch kèm theo cách ly khiến cho bất bình đẳng gia tăng. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu công bằng trong cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và công nghệ số.
Tại một số quốc gia, cơ hội đi học của trẻ em ở các hộ gia đình thuộc nhóm 40% dân số nghèo nhất vẫn thấp hơn 20% so với những trẻ ở các hộ gia đình thuộc nhóm 20% thu nhập cao nhất.
Nữ giới phải chịu bạo lực nhiều hơn so với trước: 25% người được hỏi ở Lào và 83% người được hỏi ở Indonesia cho biết bạo lực gia đình trở nên tồi tệ hơn do Covid-19.
Do đó, "khi bước vào giai đoạn phục hồi năm 2021, các quốc gia cần hành động khẩn trương để phòng vệ cho những người dễ bị tổn thương, đồng thời phải đảm bảo phục hồi bao trùm, xanh và bền vững", theo bà Victoria Kwakwa.
Ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của World Bank cũng cho rằng, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để ngăn chặn dịch bệnh, hỗ trợ kinh tế và xanh hóa quá trình phục hồi.
"Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách gia tăng xuất khẩu các sản phẩm y tế, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa và tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn về khí hậu. Họ cũng sẽ được hưởng lợi khi thế giới an toàn hơn và tăng trưởng cân bằng hơn", ông nói.
Cuối cùng, WB kêu gọi hợp tác quốc tế trong sản xuất, phê chuẩn và phân phối vắc-xin dựa trên nhu cầu để giúp ngăn chặn Covid-19. Phối hợp trong chính sách tài khóa sẽ làm tăng tác động tập thể vì một số chính phủ có xu hướng hỗ trợ chưa đầy đủ.
Bên cạnh hợp tác trong giảm phát thải, các quốc gia đang phát triển còn nghèo cũng cần hỗ trợ quốc tế để tiến hành các biện pháp có chiều sâu hơn về khí hậu.
Trong bối cảnh các yếu tố bên ngoài còn nhiều bất lợi cho tăng trưởng kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam cần tìm mọi cách duy trì tăng trưởng từ các động lực trong nước.
Theo nhiều chuyên gia, gói hỗ trợ, kích thích kinh tế tiếp theo là điều cần thiết khi tác động của đại dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài và diễn biến khó lường.
Thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và tiêu dùng nội địa là những yếu tố quan trọng nhất góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021.
Kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới bất định do rủi ro từ đại dịch Covid-19. Tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1 và 6,46% theo kịch bản 2.
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.
Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt trở nên hấp dẫn nhà đầu tư khi Luật Đường sắt (sửa đổi) hứa hẹn mở ra một số chính sách đặc thù về thủ tục, chi phí giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.
TP.HCM dự kiến thí điểm bỏ cấp giấy phép xây dựng cho các dự án nhà ở, chủ yếu tại quận 7, TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.
Điều làm nên sức bền của một doanh nghiệp không chỉ là công nghệ, hệ thống hay quy trình tối ưu, mà là những con người cảm thấy mình được lắng nghe, được thấu hiểu.
Theo thông tin vừa công bố của ngân hàng Eximbank, ông Nguyễn Hoàng Hải sẽ rời ghế quyền Tổng giám đốc từ ngày 1/7/2025. Cùng ngày, HĐQT Eximbank đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc, Phó tổng giám đốc ngân hàng giữ chức quyền Tổng giám đốc.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước.
Masterise Homes đã ghi trọn dấu ấn của người dẫn đầu tại diễn đàn bất động sản hàng hiệu khu vực với nhiều chia sẻ giá trị.
Không chỉ là những con số đầu tư hay công suất sản xuất, thành quả lớn nhất mà TH mang đến chính là niềm tin và sinh kế cho hàng trăm người dân địa phương – những người đã cùng TH kiến tạo nên một phần mới mẻ, hiện đại hơn trong bức tranh chung của nền nông nghiệp Nga.
Nhằm trang bị cho doanh nghiệp những công cụ thực tiễn, chiến lược chuyển đổi hiệu quả, ngày 28-29/6, Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT Việt Nam) phối hợp với VietinBank tổ chức chuỗi hội thảo chuyên đề “ESG - chuyển đổi số - đổi mới sáng tạo - tài chính xanh”.
Kinh tế học trần trụi: Khám phá những nguyên tắc cơ bản, không màu mè của kinh tế, giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới tài chính và các quyết định kinh tế.