Giải bài toán động lực tăng trưởng 2021

Phạm Sơn Thứ sáu, 22/01/2021 - 08:29

Theo nhiều chuyên gia, gói hỗ trợ, kích thích kinh tế tiếp theo là điều cần thiết khi tác động của đại dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài và diễn biến khó lường.

Đầu tư công có thể không tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ như trước nhưng vẫn phải đảm bảo vai trò dẫn dắt hướng đi cho nền kinh tế.

Đầu tư công đóng vai trò dẫn dắt

Bước vào năm 2021, một vấn đề được nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu đặt ra là liệu đầu tư công có còn là động lực cho tăng trưởng, khi nguồn vốn tồn đọng được giải ngân hết.

Lý giải về động lực tăng trưởng năm 2021, ông Đỗ Thành Trung, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, đầu tư công là cấu phần rất quan trọng nhưng tỷ trọng đang ngày càng giảm trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này thể hiện phần nào thành công trong việc tái cơ cấu nền kinh tế.

Tuy nhiên, ông Trung nhận định, đầu tư công có thể không tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ như trước nhưng vẫn phải đảm bảo vai trò dẫn dắt hướng đi cho nền kinh tế. Điều này được thể hiện tương đối rõ nét trong chiến lược kinh tế, xã hội trung hạn (2021 – 2025).

Theo đó, trong thời gian tới, vốn ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục đổ vào các dự án về cơ sở hạ tầng như hệ thống cầu đường, đường cao tốc và cảng biến, cũng như các dự án về đổi mới sáng tạo, năng lượng sạch, ứng phó biến đổi khí hậu, giải quyết ô nhiễm môi trường theo quy hoạch từng địa phương.

Đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận xét, việc giải ngân đầu tư công năm 2021 có thể sẽ không cao được như năm 2020, tuy nhiên vấn đề này không quá quan trọng.

Theo ông Trung, điều cần lưu tâm hiện nay là hiệu quả của các dự án đầu tư trong dài hạn để tạo đà cho tiến trình phát triển bao trùm và bền vững. Đây cũng là lý do Bộ quyết định không vay thêm vốn để đầu tư ồ ạt trong thời điểm chi phí vốn vay xuống thấp vào năm 2020.

Hình hài gói kích thích kinh tế mới

Trong bối cảnh kinh tế thiệt hại nặng nề, Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa thực sự đạt được như kỳ vọng.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, gói cứu trợ được Chính phủ ban hành trong thời gian nhanh, chưa từng có tiền lệ và đầy thách thức, do đó khó tránh khỏi những điểm chưa thành công.

Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực, những điểm chưa thành công đó có thể trở thành bài học kinh nghiệm quý giá để thiết kế gói hỗ trợ tiếp theo vào năm 2021. Theo nhiều chuyên gia, gói hỗ trợ tiếp theo là điều cần thiết để tạo đà cho nền kinh tế khi tác động của đại dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài và diễn biến khó lường.

Viện phó CIEM nhận định, gói cứu trợ tiếp theo sẽ phục vụ cho 2 mục đích, bao gồm phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, từ đó được thiết kế với 2 cấu phần rõ ràng.

Đối với mục tiêu phục hồi, Chính phủ cần tập trung vào những chính sách chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó tuyệt đối tránh những chính sách gây ra “tác động ngược” có thể làm tình thế trở nên trầm trọng hơn.

“Gói hỗ trợ đầu tiên đặt ra tiêu chí phải mất bao nhiêu, thiệt hại bao nhiêu mới được hỗ trợ, vô tình khiến một số doanh nghiệp cố gắng giảm bớt doanh thu đi để hưởng chính sách. Đây là bài học cần tránh”, ông Hiếu nhận định.

Cùng với đó, chính sách hỗ trợ cần xác định đúng đối tượng, dựa theo kết quả đầu ra, không nên hỗ trợ cho những doanh nghiệp yếu kém, không có khả năng phát triển, những “doanh nghiệp xác sống”, đáng ra sớm bị loại bỏ khỏi thị trường nếu không có dịch bệnh nhưng lại tồn tại lay lứt nhờ hưởng chính sách.

Đối với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo ông Hiếu, có 2 từ khóa được quan tâm chú trọng là năng suất và năng động. Trong đó, năng suất là yếu tố tạo dư địa cho doanh nghiệp, còn năng động là yêu cầu để doanh nghiệp thích ứng trong bối cảnh bất định.

Để thực hiện được điều này, chính sách tài khóa nên hướng tới lợi ích của toàn dân, tập trung đầu tư vào y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng, bên cạnh việc cải cách thể chế tạo được tính cạnh tranh cho thị trường.

Ông Hiếu nhấn mạnh, cốt lõi của cải cách là giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào những hoạt động của thị trường cũng như đơn giản hóa quy trình, thủ tục để tránh gây ra sự tốn kém, thiếu hiệu quả.

Đồng quan điểm với đại diện CIEM, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho biết, bài học từ ứng phó với Covid-19 đem lại là việc tập trung cao nguồn lực vào một ban chỉ đạo duy nhất, tránh dàn trải, phức tạp hóa để nâng cao hiệu quả, tạo dựng niềm tin.

Ý kiến trái chiều về trung tâm tài chính quốc tế

Ý kiến trái chiều về trung tâm tài chính quốc tế

Tiêu điểm -  9 giờ

Phía cơ quan trung ương theo hướng thận trọng, trong khi doanh nghiệp và địa phương muốn cơ chế nới lỏng, ưu đãi.

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Tiêu điểm -  9 giờ

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế

Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế

Tiêu điểm -  3 ngày

Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.

Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance

Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance

Tiêu điểm -  3 ngày

Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.

Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới

Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới

Tiêu điểm -  3 ngày

Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.

Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính

Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính

Doanh nghiệp -  8 giờ

VNG đang đầu tư toàn diện vào AI, từ việc xây dựng hạ tầng, phát triển nền tảng và ứng dụng thực tế, với sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Ý kiến trái chiều về trung tâm tài chính quốc tế

Ý kiến trái chiều về trung tâm tài chính quốc tế

Tiêu điểm -  9 giờ

Phía cơ quan trung ương theo hướng thận trọng, trong khi doanh nghiệp và địa phương muốn cơ chế nới lỏng, ưu đãi.

Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản

Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản

Doanh nghiệp -  9 giờ

Bên cạnh mảng bất động sản truyền thống, Sunshine Group đang từng bước hiện thực hóa tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu.

Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM

Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Ngày 12/4, Samsung Việt Nam chính thức tổ chức sự kiện công nghệ SIC Tech Day 2025 lần đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Tài chính -  9 giờ

Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Diễn đàn quản trị -  9 giờ

Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Tiêu điểm -  9 giờ

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.