Phát triển bền vững
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.

Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn, Chiến lược đa dạng hóa sinh học hay Cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới là những chính sách được Liên minh châu Âu (EU) ban hành thời gian gần đây, với mục đích điều chỉnh thương mại, đầu tư theo hướng phát triển bền vững.
Thách thức lớn đè nặng lên cộng đồng doanh nghiệp Việt khi phải gấp rút chuyển đổi sang kinh tế xanh, bất chấp những bất ổn dai dẳng, những rủi ro khó lường của nền kinh tế, địa chính trị toàn cầu.
Tốc độ chuyển đổi vẫn quá chậm so với những biến chuyển của thế giới, khi quy mô của nền kinh tế xanh tại Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng 2%, theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Bộ Tài nguyên và môi trường.
“Mặc dù tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế xanh đạt 12 – 13% mỗi năm trong thời gian qua nhưng mức độ cải thiện về vị thế, cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế xanh vẫn rất thấp so với thế giới”, ông Thọ nhận xét.
Với tình trạng này, Viện trưởng ISPONRE cảnh báo, các quốc gia phát triển và các đối tác thương mại có thể sẽ sẵn sàng hy sinh thị trường, đối tác doanh nghiệp Việt Nam để đảm bảo chuỗi cung ứng đáp ứng tiêu chí xanh.
Nếu điều đó xảy ra, thiệt hại là không thể đo đếm được bởi Việt Nam nằm trong top quốc gia có độ mở lớn hàng đầu thế giới và có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, đánh giá, các nhóm ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể bị suy giảm năng lực cạnh tranh nếu không có giải pháp giảm phát thải.
Tránh viễn cảnh này, doanh nghiệp bắt buộc phải có sự chuyển đổi, thông qua những giải pháp như đánh giá cường độ phát thải trong chuỗi cung ứng, lên phương án thay đổi quy trình, công nghệ, chuyển sang sử dụng năng lượng sạch, xử lý hiệu quả phát thải phát sinh ra môi trường.
Đây cũng là chìa khóa nâng cao lợi thế, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, thực hiện những giải pháp kể trên đòi hỏi nguồn lực không nhỏ, từ tài chính, công nghệ, quy trình kỹ thuật cho đến nguồn nhân lực. Không nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng những nguồn lực phục vụ cho kinh tế xanh trong một sớm một chiều.
Giải quyết một phần vấn đề nguồn lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam gợi ý, doanh nghiệp có thể nghiên cứu phát hành trái phiếu xanh và tiếp cận một số tổ chức, quỹ đầu tư quốc tế đang dành sẵn nguồn vốn cho phát triển kinh tế xanh.
Mặt khác, một số chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cũng đang và sẽ được triển khai, chẳng hạn như chương trình hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sỹ giai đoạn 2025.
Thông tin thêm tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh do Bộ Công thương tổ chức, ông Andri Meier, Phó trưởng ban hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam, cho biết, Chương trình hợp tác kinh tế Việt Nam – Thụy Sĩ sẽ được triển khai từ cuối năm 2025, với mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam hướng đến thu nhập cao và tăng khả năng chống chịu.
“Chương trình hợp tác tập trung vào thúc đẩy thương mại, đổi mới, tài chính bền vững, tăng cường phát triển công nghiệp, đô thị thông minh và ứng phó với biến đổi khí hậu”, ông Andri Meier nói.
Vượt rào cản: Doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận tài chính xanh
Khi chi phí cho xanh hóa không còn là gánh nặng
Cũng như đầu tư cho thực phẩm hữu cơ, con đường xanh hóa thường tốn kém hơn so với cách thức thông thường nhưng lại mang lại hiệu quả lâu dài.
Nhà đầu tư ngày càng chuộng các startup xanh
Startup xanh chỉ là xu hướng phát triển nhất thời hay sẽ là một khoản đầu tư dài hơi, có tác động đến môi trường và xã hội?
Tài chính xanh sẽ trở thành thị trường hấp dẫn
Tài chính xanh đang dần trở nên hấp dẫn với những quy định, chính sách sắp được ban hành cũng như nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội
Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.
Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt
Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.
Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh
Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.
Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm
Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép
Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.
Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.