Tiêu điểm
Làm gạo sạch, gạo ngon cho người tiêu dùng Việt
Nhiều doanh nghiệp lúa gạo đã có sự thay đổi linh hoạt để thích ứng nhanh khi đại dịch bùng phát, nỗ lực hoàn thiện chuỗi sản xuất để tạo nên những sản phẩm ngon - sạch - tiện dụng nhất cho mọi khách hàng.
Làm gạo sạch từ tâm huyết
Tân Long trước đây đạt được nhiều thành công trong mảng xuất - nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm như gạo, điều. Từ thế của một “nhà buôn”, Tân Long nhận ra thị trường nội địa là địa hạt rất giàu tiềm năng phát triển. Do đó, tập đoàn đang tập trung đẩy mạnh phát triển sản phẩm phục vụ thị trường trong nước, tiên phong là nhãn gạo A An. A An vừa chú trọng yếu tố tiện dụng và trải nghiệm mua sắm, tiêu dùng tốt; vừa hướng đến phục vụ nhóm gạo thơm, gạo đặc sản đóng túi nhỏ chất lượng cao.
Nỗ lực lớn nhất của nhãn gạo nội địa này là cam kết không đấu trộn và bình ổn giá cho khách hàng. Đây là câu chuyện gian truân với bất cứ doanh nghiệp làm gạo nào bởi để không đấu trộn thì chất lượng gạo phải đồng đều và ngon. Muốn vậy phải chuẩn bị nguồn lực rất lớn về cả lượng và chất: nguồn lúa thu mua đầu vào ổn định, hệ thống sấy trữ quy mô lớn và xử lý kịp lúa tươi ngay sau khi thu hoạch, phải có nhà máy công nghệ cao để đảm bảo nguồn lúa và gạo tồn kho giữ được chất lượng, gạo đóng gói phải là gạo mới xát…
Doanh nghiệp phải đủ kiên trì, đủ năng lực để xây dựng và quản trị toàn bộ chuỗi lúa gạo từ sản xuất lúa trên cánh đồng đến phát triển các điểm bán để cung ứng ra thị trường, mỗi quy trình đều chủ động kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Nhưng quan trọng nhất, tất cả còn phải xuất phát từ tâm huyết làm gạo ngon, gạo sạch từ nguồn lúa chất lượng cao của nông dân và để phục vụ người dân.
Ghi nhận tăng trưởng tốt sau 2 năm ra mắt, ngay cả khi phải trải qua nhiều đợt bùng dịch kéo dài từ năm 2020 đến nay, đại diện lãnh đạo nhãn gạo A An không ngại chia sẻ mục tiêu lớn nhất trong 5 năm tới là cán mốc 10% tổng sản lượng gạo túi nhỏ, truy suất nguồn gốc và chất lượng cao của thị trường nội địa.
Không phải ngẫu nhiên mà nhãn gạo này đặt mục tiêu lớn như thế bởi cuối năm nay, tập đoàn sẽ đưa nhà máy gạo Hạnh Phúc lớn nhất Đông Nam Á với quy mô sấy trữ đến 240.000 tấn vào hoạt động. Trong tương lai, hệ thống gạo A An dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng thêm các nhà máy gạo khác tại 2 vựa lúa lớn nhất cả nước ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, đưa 100% gạo túi nhỏ 5kg, 10kg có thương hiệu về sản xuất và đóng gói trên những dây chuyền hiện đại tại các nhà máy triệu đô.
Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại mới
Covid-19 và những ảnh hưởng nặng nề của chúng đến nền kinh tế không phải là câu chuyện của riêng Việt Nam hay một quốc gia nào. Đó là câu chuyện của toàn cầu. Trước khi có đủ vắc-xin để đạt đến ngưỡng miễn dịch toàn cộng đồng, doanh nghiệp phải học cách “sống cùng đại dịch”, tổ chức các hoạt động sản xuất - kinh doanh đồng thời đảm bảo được cả 2 yếu tố an toàn song song với tăng trưởng hiệu quả.
Hoàn cảnh đó đặt ra cho doanh nghiệp bài toán về sự nhạy bén, chuyển đổi linh hoạt để đáp ứng xu thế tiêu dùng online đang tăng trưởng mãnh liệt và số hóa trong kinh doanh đang thực sự lên ngôi. Ngành hàng thiết yếu và vốn được xem là truyền thống như gạo cũng cần phải thay đổi mới đáp ứng kịp thời nhu cầu và yêu cầu tiêu dùng mới của khách hàng.
Doanh nghiệp ứng xử và thay đổi như thế nào trong trạng thái “bình thường mới”? Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long, điều hành nhãn gạo A An chia sẻ, dịch bệnh là một thử thách nhưng cũng là “lửa thử vàng”, đưa doanh nghiệp đứng trước thế khó nhưng cũng là cơ hội để đón đầu xu hướng tiêu dùng mới, biến nguy thành cơ.
“Sau khi Việt Nam đạt được miễn dịch cộng đồng, các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng tốc để nhanh chóng trở lại trạng thái hồi phục, kích thích tiêu dùng bán lẻ, nội tiêu tăng cao. Do đó trong thời gian qua, Tân Long đã tập trung đẩy mạnh các nền tảng online, công nghệ, đặt hàng qua hotline, quản trị tồn kho trên kênh bán hàng, quản lý dịch vụ giao hàng tận nơi… giúp mảng bán lẻ thực phẩm không bị đứt gãy, ghi nhận tăng trưởng tốt. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ triển khai thêm các tiện ích cho khách hàng thông qua các nền tảng quản lý và phục vụ online, gia tăng trải nghiệm tốt hơn nữa cho người tiêu dùng”, ông Nguyễn Chánh Trung cho biết thêm.
Gạo A An đang phục vụ các sản phẩm gạo thơm túi nhỏ 5kg - 10kg như: gạo giống Nhật Japonica, thơm lài, Đài thơm từ 19.000 - 22.000 đồng/kg; gạo thơm đặc sản Sóc Trăng ST21, ST24 giá từ 22.000 - 29.000 đồng/kg. Đặc biệt mới đây vừa ra mắt sản phẩm gạo ngon nhất thế giới ST25, được cam kết là sử dụng giống xác nhận của tác giả giống - Kỹ sư Hồ Quang Cua với mức giá niêm yết 160.000 đồng/ túi 5kg.
Fanpage: https://www.facebook.com/gaoaan
Hotline: 1900 6869
Từ biến cố gạo ST25 nhìn về chiến lược thương hiệu và thị trường cho nông sản Việt
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.