Diễn đàn quản trị
Lãnh đạo kế nghiệp trước làn sóng công nghệ mới
Thế hệ kế nghiệp trong các doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam xem công nghệ mới là cơ hội tạo ra thay đổi đáng kể, chủ động áp dụng và ưu tiên quản trị nhân tài.
Ưu tiên quản trị nhân tài, áp dụng công nghệ
Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, công nghệ liên tục phát triển và bối cảnh hoạt động thay đổi, Biti’s đã triển khai nhiều giải pháp để điều hướng sự thay đổi, chuẩn bị cho tương lai được dẫn dắt bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
Bà Vưu Lệ Quyên, CEO của Biti’s, cho biết, thúc đẩy phát triển kinh doanh vẫn là ưu tiên hàng đầu, đi cùng với đó là cam kết mạnh mẽ với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm.
Hiểu được việc kháng cự trước những thay đổi thường xảy ra trong tổ chức, bà Quyên cho rằng, quản trị thay đổi hiệu quả rất quan trọng.
Theo đó, ngoài việc xây dựng quy trình và các chương trình đào tạo bài bản, bà đề cao việc thay đổi tư duy. Vì vậy, một chương trình truyền đạt thông tin rõ ràng, có sự tham gia của đội ngũ lãnh đạo có thể giúp nhân viên quan tâm và nhận thức được lợi ích của việc thích ứng với thay đổi.
Trong bối cảnh kinh doanh và công nghệ đang thay đổi liên tục, sự thích nghi là cực kỳ quan trọng.
Vưu Lệ Quyên, CEO của Biti’s
CEO Biti’s
Một khi nhân viên nhận ra các giá trị và lợi ích mang lại, họ trở nên chủ động trong việc tự học, thử nghiệm và tích hợp kiến thức mới vào các nhiệm vụ hàng ngày của mình.
Kinh nghiệm này được bà Quyên chia sẻ trong khảo sát mới đây của PwC Việt Nam về thế hệ kế nghiệp.
Cùng với đó, khi Biti’s bắt đầu áp dụng các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) vào hoạt động của doanh nghiệp, vị nữ lãnh đạo cho rằng, việc thu hút thế hệ sáng lập tham gia là rất cần thiết.
CEO Biti’s cho biết, bà thường xuyên chia sẻ với bố mẹ về các ứng dụng thú vị của công nghệ, những lợi ích cụ thể và cơ hội được tạo ra từ các công nghệ mới, từ đó có thể đạt được sự thấu hiểu và ủng hộ từ thế hệ trước.
“Nhìn lại quá trình Biti’s bắt đầu thử nghiệm áp dụng các công nghệ mới như GenAI, tôi nhận thấy sự cần thiết của việc bắt tay vào hành động. Trong bối cảnh kinh doanh và công nghệ đang thay đổi liên tục, sự thích nghi là cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại”, bà Quyên chia sẻ.
Không chỉ bà Quyên, nhiều lãnh đạo thuộc thế hệ kế nghiệp trong các doanh nghiệp gia đình ưu tiên quản lý nhân tài và áp dụng công nghệ trong hai năm tới, bên cạnh mục tiêu về tăng trưởng kinh doanh.
PwC trong khảo sát Thế hệ kế nghiệp mới nhất cho biết, gần 40% người được hỏi cho biết họ ưu tiên các sáng kiến nhằm xây dựng và củng cố đội ngũ nhân tài trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố nền tảng công nghệ và đảm bảo rằng nhân viên có những kỹ năng cần thiết để nắm bắt công nghệ mới.
Khi giải quyết những thách thức mà doanh nghiệp và xã hội đang phải đối mặt, thế hệ kế nghiệp tại Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của việc tận dụng công nghệ để hỗ trợ năng suất của con người.
Tư duy cầu tiến của họ phản ánh cam kết mạnh mẽ trong việc xây dựng và đổi mới doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững trong bối cảnh đổi mới.
Tiếp cận công nghệ mới nổi
Trên toàn cầu, những vấn đề về biến đổi khí hậu và tiến bộ công nghệ, đặc biệt là những công nghệ mới như GenAI, đã tăng cường thúc đẩy các CEO điều chỉnh chiến lược kinh doanh của họ.
Gần 80% lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán rằng, GenAI sẽ ảnh hưởng và tạo những thay đổi đáng kể trong cách thức doanh nghiệp của họ sản xuất, phân phối và nắm bắt giá trị trong vòng ba năm tới, theo Khảo sát CEO của PwC châu Á – Thái Bình Dương năm nay.
Trong khi đó, có tới 82% lãnh đạo thế hệ kế nghiệp Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tích cực trong việc tìm hiểu về GenAI, phản ánh sự công nhận rộng rãi về tầm ảnh hưởng của GenAI đối với thế hệ lãnh đạo trẻ.
Đáng chú ý, họ xem GenAI không chỉ đơn thuần là một sự đổi mới công nghệ mà còn là chất xúc tác để tái định hình hoạt động kinh doanh, chiến lược và trải nghiệm của khách hàng.
Phần lớn cho rằng AI sẽ mang lại cơ hội lớn để các doanh nghiệp gia đình tiên phong trong việc sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm. Họ hình dung doanh nghiệp của mình không chỉ thích ứng với thời đại kỹ thuật số mà còn tiên phong thực hành đạo đức và bền vững trong việc triển khai AI.
Khoảng trống cần lấp đầy
Mặc dù các lãnh đạo thuộc thế hệ kế nghiệp cho thấy sự chủ động trong áp dụng GenAI cũng như các công nghệ mới, có sự khác biệt đáng kể giữa mục tiêu cá nhân và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các sáng kiến.
Theo PwC, các doanh nghiệp gia đình Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn đầu áp dụng những công nghệ mới này, với phần lớn (64%) doanh nghiệp vẫn chưa bắt đầu tìm hiểu về AI.
Cùng với đó, các lãnh đạo trẻ cũng nhận ra những thách thức vốn có gắn liền với những tiến bộ của AI, sự phức tạp khi tận dụng hiệu quả từ công nghệ này vào kinh doanh.
Không chỉ vậy, nhiều người bày tỏ lo ngại về nguy cơ gia tăng rủi ro an ninh mạng liên quan đến áp dụng GenAI.
Điều này phản ánh nhận thức ngày càng cao về các lỗ hổng có thể phát sinh từ việc sử dụng các công nghệ mới này, chẳng hạn như vi phạm dữ liệu, vi phạm quyền riêng tư và an ninh mạng.
Vì các hệ thống GenAI thường dựa trên một lượng lớn dữ liệu nhạy cảm nên yêu cầu về việc đảm bảo các biện pháp an ninh là cấp thiết để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ các tài sản quan trọng.
Trong bối cảnh đó, các lãnh đạo kế nghiệp tại doanh nghiệp gia đình thừa nhận sự cần thiết của các khuôn khổ quản trị để sử dụng AI một cách có trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Hệ thống quản trị rõ ràng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hướng dẫn thực hành AI có đạo đức, giảm thiểu rủi ro và củng cố niềm tin giữa các bên liên quan, PwC khuyến nghị.
Dữ liệu và công nghệ sẽ tạo ra thế hệ lãnh đạo tương lai
Để doanh nghiệp gia đình 'dám buông tay để con bay'
Thế hệ kế thừa của doanh nghiệp phải đi lên từ những vị trí thấp nhất trong doanh nghiệp mới có thể xây dựng doanh nghiệp hiệu quả.
Hai bài toán doanh nghiệp gia đình lơ mơ và lúng túng
Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương nhìn nhận, bên cạnh việc quản trị lỏng lẻo, nhiều doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam không có chiến lược kế thừa phù hợp mà đặt nặng vấn đề "cha truyền con nối".
Khủng hoảng niềm tin trong doanh nghiệp gia đình
Nhiều doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt niềm tin giữa các thành viên trong gia đình.
Nguyên nhân thúc đẩy chuyển giao trong doanh nghiệp gia đình
Dịch Covid-19 và những biến động chính trị xảy ra trên thế giới gây đứt gãy chuỗi cung ứng buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình chuyển giao tại các doanh nghiệp gia đình diễn ra nhanh chóng hơn.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.