Phát triển bền vững

Lo ngại rủi ro cản trở phát triển 'ngân hàng xanh'

Phạm Sơn Chủ nhật, 30/10/2022 - 08:51

Các lĩnh vực xanh như công trình xanh hay năng lượng tái tạo thường yêu cầu vốn đầu tư cao, thời gian hoàn vốn dài, dễ gây ra rủi ro trong khi nguồn vốn vay của các tổ chức tính dụng là vốn huy động ngắn hạn. Đây là một trong những rào cản phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam.

Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo Tín dụng xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế đi kèm với chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng kinh tế tuần hoàn là xu thế đang dần được định hình một cách rõ nét ở Việt Nam.

Thuận theo dòng chảy tất yếu này, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang nỗ lực chuyển mình, thay đổi dây chuyền sản xuất, mô hình kinh doanh theo hướng bền vững. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này vấp phải nhiều cản trở. Trong đó, cản trở về nguồn vốn là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững, tín dụng xanh là một trong những giải pháp hữu hiệu, đã chứng tỏ được hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nói về tín dụng xanh tại Việt Nam, TS. Nguyễn Xuân Bắc, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, cho biết, thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã có nhiều hoạt động thực chất hơn hướng đến tín dụng xanh, chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với các tổ chức quốc tế để cung cấp vốn xanh cho các hoạt động phát triển bền vững.

Trong giai đoạn 2017 – 2021, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 25% mỗi năm. Tính đến hết tháng 6/2022, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt gần 500 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, chủ yếu tập trung vào năng lượng sạch và nông nghiệp xanh.

Một số chương trình tín dụng xanh nổi bật trong giai đoạn vừa qua có thể kể đến như sản phẩm cho vay dự án hiệu quả năng lượng của SHB phối hợp cùng BIDV, TPBank, VietinBank… từ Quỹ khí hậu xanh của Ngân hàng Thế giới (WB); Sản phẩm cho vay công trình xanh của VPBank từ vốn của IFC…

Đánh giá cao những định hướng của Ngân hàng Nhà nước và nỗ lực của các tổ chức tín dụng, tuy nhiên, bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, nhận định, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dự nợ toàn nền kinh tế vẫn còn khá thấp, cần được thúc đẩy hơn nữa trong tương lai.

Ngân hàng xanh - Nền tảng phát triển kinh tế bền vững

Đồng quan điểm, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhận xét, tín dụng xanh ở Việt Nam chưa phát triển nhanh như kỳ vọng cũng như tiềm năng. Thực tế, tín dụng xanh vẫn còn vướng phải nhiều rào cản.

TS. Nguyễn Xuân Bắc cũng chỉ ra rào cản đến từ việc chưa có quy định chung về phân loại hay danh mục các dự án xanh, do đó các tổ chức tín dụng còn gặp lúng túng trong việc cấp tín dụng xanh. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng gặp khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ của khách hàng. Tổ chức tín dụng cũng khó giảm sát và quản lý rủi ro tín dụng vì thiếu tiêu chuẩn đánh giá.

Một rào cản khác phải kể đến là đặc thù của một số lĩnh vực xanh như năng lượng tái tạo, xây dựng công trình xanh thường đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu, trong khi vốn vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn hạn.

Bà Michele Wee nhìn nhận, để tín dụng xanh được phát triển, Việt Nam cần đảm bảo có một lộ trình nhanh chóng để chuyển đổi sang năng lượng xanh, đồng thời tạo ra một khuôn khổ tài chính hợp lý cho các dự án có tính chất “xanh” được vay vốn ngân hàng. Lãnh đạo Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đề xuất một số giải pháp.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về các dự án đầu tư, kinh doanh có tác động đến môi trường, xây dựng tiêu chuẩn tín dụng xanh cũng như danh mục lĩnh vực xanh để áp dụng thống nhất cho các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, ưu đãi cho các ngân hàng thương mại thực hiện tín dụng xanh. Bà Wee đề nghị có thể không tính khoản vay cho mục tiêu phát triển bền vững vào phân bổ tăng trưởng tín dụng (room tín dụng).

Cuối cùng, chỉ định một số ngân hàng làm cố vấn, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để kiểm soát chặt chẽ cũng như chuyển giao kinh nghiệm phát triển vốn vay xanh tới các tổ chức tín dụng.

Viettel IDC nhận tín dụng xanh tới 400 tỷ đồng phát triển trung tâm dữ liệu

Viettel IDC nhận tín dụng xanh tới 400 tỷ đồng phát triển trung tâm dữ liệu

Phát triển bền vững -  2 năm
Khoản tín dụng xanh từ HSBC Việt Nam này sẽ hỗ trợ Viettel IDC mua sẵm thiết bị và máy móc.
Viettel IDC nhận tín dụng xanh tới 400 tỷ đồng phát triển trung tâm dữ liệu

Viettel IDC nhận tín dụng xanh tới 400 tỷ đồng phát triển trung tâm dữ liệu

Phát triển bền vững -  2 năm
Khoản tín dụng xanh từ HSBC Việt Nam này sẽ hỗ trợ Viettel IDC mua sẵm thiết bị và máy móc.
Ngân hàng xanh - Nền tảng phát triển kinh tế bền vững

Ngân hàng xanh - Nền tảng phát triển kinh tế bền vững

Phát triển bền vững -  2 năm

Trong khuôn khổ hội thảo“Hợp tác phát triển tín dụng bền vững”, Nam A Bank ngày 19/10 đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty quản lý quỹ ResponsAbility (Thụy Sĩ) nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và tín dụng xanh tại Việt Nam.

100% tàu biển nội địa sử dụng năng lượng xanh vào 2050

100% tàu biển nội địa sử dụng năng lượng xanh vào 2050

Tiêu điểm -  2 năm

Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ đầu tư phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung, sau đó thực hiện chuyển đổi để đạt mục tiêu 100% sử dụng năng lượng xanh vào 2050.

Giải pháp trọng tâm cho tăng trưởng xanh

Giải pháp trọng tâm cho tăng trưởng xanh

Phát triển bền vững -  2 năm

Kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi sang năng lượng sạch là 2 giải pháp tạo ra tác động lan tỏa cho nền kinh tế, thúc đẩy cả nền kinh tế chuyển đổi vận hành theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Gian nan hành trình tới nông nghiệp xanh

Gian nan hành trình tới nông nghiệp xanh

Tiêu điểm -  2 năm

Khi mô hình tăng trưởng nông nghiệp dựa vào sản lượng và năng suất đã gần chạm ngưỡng, việc chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp xanh trở nên cấp bách và cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  17 phút

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  41 phút

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  47 phút

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  49 phút

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  1 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  3 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.