Lộ trình chuyển đổi số của Tập đoàn Hòa Phát

Quỳnh Chi Thứ hai, 12/07/2021 - 10:44

Gặt hái thành công lớn khi vượt qua Formosa trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á vào đầu năm 2021, song Tập đoàn Hòa Phát cũng đứng trước những thách thức của cách mạng công nghệ 4.0.

Chuyển đổi số giúp Hòa Phát thay đổi mô hình quản trị công nghệ thông tin theo hướng tinh gọn hiệu quả và đảm bảo các mục tiêu chiến lược trong tương lai.

Tập đoàn Hòa Phát ra đời tháng 8/1992, tiền thân là công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng. Sau gần ba thập kỷ phát triển, năm 2020, Hòa Phát là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, kinh doanh bốn lĩnh vực chính: gang thép, sản phẩm thép, bất động sản, nông nghiệp.

Đầu năm 2021, Hòa Phát vượt qua Formosa trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á với sản lượng 2 triệu tấn thép thô. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 của doanh nghiệp này đạt trên 13.500 tỷ đồng trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19.

Gặt hái thành công lớn song Tập đoàn Hòa Phát cũng đứng trước những thách thức của cách mạng công nghệ 4.0.

Cuối năm 2020, dự án Hòa Phát Dung Quất giai đoạn 1 bắt đầu khai thác tối đa công suất nhà máy. Trong khi nhà máy của Hòa Phát vẫn duy trì nhiều công đoạn thủ công, chưa được số hoá hoàn toàn dẫn đến sự không đồng đều giữa các dây chuyền sản xuất, sản phẩm.

Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ và chưa tối ưu quy trình hoạt động với quy mô một nhà máy thép lớn nhất Việt Nam.

Hòa Phát đứng trước những câu hỏi quan trọng: tiếp tục mở rộng hay thu hẹp, làm cách nào để xây dựng năng lực cạnh tranh trong tương lai. 

Để đáp ứng sự thay đổi của mô hình kinh doanh, Hoà Phát đã đưa ra chiến lược xây dựng năng lực cạnh tranh dự trên nền tảng công nghệ số.

Theo đó, tập đoàn này quyết định thay đổi mô hình quản trị công nghệ thông tin theo hướng tinh gọn hiệu quả và đảm bảo các mục tiêu chiến lược. 

Bên cạnh đó, để phát triển kinh doanh, sự minh bạch quy trình và kết nối khoa học với chuỗi cung ứng logistic toàn cầu là điều quan trọng. Nội bộ tập đoàn này hướng đến tự động hóa và quản trị vận hành chuyên nghiệp bằng dữ liệu.

Cuối năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Công nghệ CMC nhằm xây dựng lộ trình chuyển đổi số toàn diện. Dự án kéo dài nửa năm, đặt mục tiêu giúp các công ty và khối sản xuất thép của tập đoàn số hóa quy trình sản xuất kinh doanh, hướng đến mục tiêu trở thành một trong 50 nhà sản xuất thép lớn nhất toàn cầu và tập đoàn đa ngành.

Ông Lương Tuấn Thành, Giám đốc Công nghệ CMC cho biết, phương pháp luận khoa học của CMC để giải bài toán vận hành của Hòa Phát dựa trên quan điểm: vạch ra tầm nhìn dài hạn, khả thi và thực tiễn, phù hợp với ngành sản xuất thép và công nghiệp nặng, hướng tới mô hình tập đoàn đa ngành.

“CMC đã tập trung sự đồng bộ của chiến lược xây dựng năng lực số với chiến lược và hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ nhận diện, lựa chọn và đánh giá một vài sáng kiến có thể ưu tiên thực hiện trước theo công thức: tăng doanh thu, giảm chi phí, tối ưu tài sản và hạn chế rủi ro”, ông Thành nói.

Lộ trình 3 giai đoạn chuyển đổi số của Hòa Phát
Ông Lương Tuấn Thành, Giám đốc Công nghệ CMC

Hòa Phát là tập đoàn đa ngành. Để chuyển đổi toàn diện, CMC đề xuất tạo ra một nhóm chuyên trách làm việc với các bên liên quan chủ chốt, để tạo sự đồng thuận trong toàn tập đoàn ở mọi thời điểm.

Theo đó, lộ trình chuyển đổi số chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một sẽ xây dựng nền tảng công nghệ và quản trị. Giai đoạn thứ hai tập trung khai thác số hoá hiệu quả cho vận hành và sản xuất với trải nghiệm người dùng xuất sắc. Giai đoạn thứ ba sẽ từng bước giúp ban lãnh đạo Hòa Phát quản trị và điều hành toàn diện bằng dữ liệu và mở rộng cho các lĩnh vực kinh doanh khác.

Việc chuyển đổi số trong vận hành sẽ tạo ra các kênh tương tác mới giữa đại lý và tập đoàn để tự động hóa quá trình đặt hàng, theo dõi giao nhận hàng hóa tăng trải nghiệm khách hàng. Ban lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát cũng sẽ hiểu rõ hơn cách ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp để bộ máy quản trị và điều hành hoạt động hiệu quả.

Ông Từ Thanh Hải, Trưởng ban dự án chuyển đổi số của Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ, việc chuyển đổi giúp tập đoàn này nâng cao hiệu quả và phát triển tạo ra giá trị mới, tăng cường sự hài lòng của khách hàng cũng như tìm kiếm thị trường mới dễ dàng hơn, rộng rãi hơn, nhanh chóng hơn. 

Chiến lược chuyển đổi số của Hòa Phát lần này sẽ giúp giảm chi phí, kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả kinh doanh.

Tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát giảm 3 tháng liên tiếp

Tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát giảm 3 tháng liên tiếp

Doanh nghiệp -  3 năm
Tập đoàn Hòa Phát cho biết tiêu thụ thép xây dựng giảm do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 trên toàn quốc, đặc biệt là TP.HCM và các tỉnh phía Nam cộng với mùa mưa đã bắt đầu.
Tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát giảm 3 tháng liên tiếp

Tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát giảm 3 tháng liên tiếp

Doanh nghiệp -  3 năm
Tập đoàn Hòa Phát cho biết tiêu thụ thép xây dựng giảm do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 trên toàn quốc, đặc biệt là TP.HCM và các tỉnh phía Nam cộng với mùa mưa đã bắt đầu.
Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động

Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động

Doanh nghiệp -  4 năm

Bốn tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Hòa Phát bao gồm: Tổng công ty gang thép, Tổng công ty ống thép và tôn mạ màu, Tổng công ty phát triển nông nghiệp, Tổng công ty phát triển bất động sản sẽ phụ trách 4 lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn.

Tập đoàn Hòa Phát lãi hơn 5.000 tỷ đồng sau nửa năm

Tập đoàn Hòa Phát lãi hơn 5.000 tỷ đồng sau nửa năm

Doanh nghiệp -  4 năm

Trong nửa đầu năm 2020, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước 1,51 triệu tấn thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao.

Bất chấp dịch Covid-19, Hòa Phát báo lãi 2.300 tỷ đồng

Bất chấp dịch Covid-19, Hòa Phát báo lãi 2.300 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  5 năm

Kết quả kinh doanh tích cực nhờ sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát tăng vọt trong quý vừa qua.

Dây chuyền HRC của thép Hòa Phát chậm tiến độ vì dịch Covid-19

Dây chuyền HRC của thép Hòa Phát chậm tiến độ vì dịch Covid-19

Doanh nghiệp -  5 năm

Do đại dịch Covid-19, nước Ý ban hành chính sách phong tỏa, Việt Nam cũng dừng miễn và cấp thị thực cho công dân Ý từ ngày 2/3, các chuyên gia người Ý không thể sang Việt Nam để chạy thử dây chuyền HRC vào 1/4 như kế hoạch.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  19 phút

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  1 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  2 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  2 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  2 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.

Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng

Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.