Tiêu điểm
Chuyển đổi số không phải là cây đũa thần mùa dịch Covid-19
Một trong những thay đổi lớn nhất mà đại dịch Covid-19 mang lại cho các doanh nghiệp không phải là chuyển đổi số mà là ý thức về chuyển đổi số, để rồi hướng đến giá trị vật chất mang tính hữu hình và cả giá trị hạnh phúc.
Trong một thời kỳ được nhận định là kỷ nguyên “cá nhanh nuốt cá chậm”, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp dù nhỏ bé và non trẻ trên thị trường cũng có thể lật đổ các gã khổng lồ nhờ vào tốc độ nhanh chóng của mình. Tốc độ là thứ quan trọng, và những bước chuyển của doanh nghiệp lại được tăng tốc hơn bao giờ hết trước sức ép kinh khủng của đại dịch Covid-19.
Ông Trần Văn Viển, Giám đốc khu vực phía Nam của Base.vn nhớ lại thời điểm khi dịch chưa diễn ra, kế hoạch chuyển đổi nền tảng từ đào tạo trực tiếp sang đào tạo trên nền tảng trực tuyến của Base mất hàng năm trời cũng không thể hoàn thiện được. Thế nhưng do không có sự lựa chọn nào khác trong mùa dịch, chỉ trong hai tuần, kế hoạch này đã được hoàn thành.
Một tập đoàn lớn là khách hàng của Base thực hiện một dự án mất hàng năm trời nhưng trong mùa dịch Covid-19 đã “làm ngày, làm đêm” nên thời gian hoàn thành dự án cũng chỉ tính bằng tuần, bằng tháng.
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Trung tâm Khoa học tư duy CTS, tại hội thảo trực tuyến với chủ đề Doanh nghiệp số - Giải pháp tình thế hay xu hướng tất yếu do TheLEADER phối hợp với John&Partners và Base.vn tổ chức cũng nhìn nhận, rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang hoạt động, kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến vì không thể vận hành theo cách thông thường trong điều kiện bất thường. Kể cả những người từ lâu vốn dĩ bảo thủ, rất truyền thống, chưa bao giờ muốn đụng đến công nghệ cũng đã buộc phải chuyển đổi số.
Tuy nhiên, ông Hòa lưu ý, chuyển đổi số không phải là cây đũa thần, đừng kỳ vọng có thể thay đổi ngay lập tức ở quy mô toàn doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp tìm các phần mềm, ứng dụng và nền tảng 4.0 rồi cho rằng đó là chuyển đổi số nhưng trên thực tế, đó chỉ là bước cuối cùng trong câu chuyện chuyển đổi số sau khi đã hoàn thành rất nhiều bước khác liên quan đến chuẩn bị, số hoá, kết nối...
Điều đầu tiên doanh nghiệp cần xem xét là từng cá nhân đã thay đổi hay chưa, đặc biệt là tư duy của người lãnh đạo bởi tư duy của lãnh đạo là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong sự thành công của câu chuyện chuyển đổi số.
Nói về chuyển đổi số, ai cũng cho rằng khó khăn lớn nhất là yếu tố công nghệ thuần tuý, trong khi đó ông Hòa chỉ ra, hai yếu tố tạo nên sự bất ổn lớn nhất là pháp luật và văn hoá.
Trong đó, hệ thống pháp luật không theo kịp sự phát triển của công nghệ, và tư duy của nhiều người lãnh đạo còn quá truyền thống, vẫn đang chống lại công nghệ.
Ông Hòa lấy ví dụ, các hãng taxi công nghệ như Grab, Uber vào thị trường Việt Nam, phải mất tới 5 năm kiện tụng mới ra được một nghị định để đưa thị trường vào khuôn khổ vì công nghệ quá mới.
Tương tự, hành lang pháp lý cho các sàn thương mại điện tử hiện nay cũng chưa được hoàn thiện, tự những người kinh doanh quản lý giữa đúng và sai, nên tạo nên một văn hoá, một thế giới hoạt động khác biệt.
Vị chuyên gia này cho rằng, trong sự dịch chuyển của cuộc cách mạng 4.0, cần có sự cân bằng giữa các yếu tố gồm pháp luật, xã hội và văn hoá.
“Thay đổi lớn nhất mùa dịch không phải là chuyển đổi số mà là ý thức về chuyển đổi số, đó là sự vỡ lẽ về việc đang có một kênh tương tác khác với thế giới. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, điều quan trọng là phải quay trở lại giá trị hữu hình và đặc biệt giá trị hạnh phúc - giá trị mang tính vô tận nhưng đôi khi lại vô cùng đơn giản với mỗi người”, ông Hòa nói.
Ông Hòa cho rằng thông điệp lúc này cần là: “Hạnh phúc mới là chỉ số quan trọng, hãy coi công nghệ, chuyển đổi số là công cụ để tìm đến hạnh phúc”.
Có cùng quan điểm, tiến sĩ Ngô Công Trường - sáng lập và Giám đốc chuyên môn Công ty CP Tư vấn và giáo dục John&Partners cho rằng, đợt dịch này là “ông thầy” tuyệt vời để giáo dục cho nhân loại về chuyển đổi số và các giá trị khác. Tư duy truyền thống, bảo thủ của nhiều vị lãnh đạo doanh nghiệp đã thay đổi bởi nó liên quan đến câu chuyện cơm áo gạo tiền.
Tuy nhiên ông Trường cũng nhận định rằng, nhiều dự án được đề ra trong mùa dịch này, bị ép thực hiện với tốc độ quá gấp và mang tính khẩn cấp nên nhiều khi kết quả không tốt, và không công bằng với chuyển đổi số. Do đó, cần thực sự tách biệt câu chuyện trong mùa dịch và việc chuyển đổi số.
Cụ thể, doanh nghiệp cần tính đến hai bài toán. Thứ nhất, nên liệu cơm gắp mắm, cái gì chuyển đổi số được thì làm luôn để tồn tại, vượt qua khủng hoảng. Thứ hai, lên kế hoạch cho một quá trình chuyển đổi số bài bản và dài hơi vì nó liên quan đến chiến lược của doanh nghiệp.
Mọi kế hoạch phải làm đúng ngay từ đầu vì nếu làm sai có thể phải trả giá rất đắt về lâu dài.
Mùa dịch này là giai đoạn doanh nghiệp tỉnh giấc về câu chuyện chuyển đổi số, đưa dự án vào trạng thái khởi động bắt đầu từ 2020 với các bước đi được vạch ra cụ thể.
Ông Hòa lưu ý thêm, thay vì nghĩ chuyển đổi số là bắt buộc thì hãy tư duy rằng những việc làm trong mùa dịch sẽ trở thành giá trị gia tăng rất lớn, kết hợp các giá trị đó với tính truyền thống của trước đây, doanh nghiệp sẽ vươn lên mạnh mẽ. Cần giữ được một tư duy tích cực trong mùa dịch.
Chuyển đổi số: Giải pháp tình thế Covid-19 hay chiến lược dài hạn?
Chuyển đổi số để sống chung với Covid-19
Những thách thức hiện tại không chỉ là khó khăn mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp chuyển mình và tạo ra sự thay đổi lớn trong tương lai.
Góc nhìn chuyển đổi số từ ngành y
Nhà sáng lập & CEO của Smile Care tự nhận mình sáng tạo và có khá nhiều ý tưởng, nhưng lại không phải là người giỏi về quản trị. Do đó, anh chọn sử dụng phần mềm như là một công cụ hỗ trợ đắc lực để vận hành và phát triển kinh doanh.
Dịch Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số
Theo lãnh đạo đứng đầu Bộ TT&TT, đây chính cơ hội để Việt Nam nhanh hoạt động chuyển đổi số. Bởi dịch Covid-19 lây lan là do tiếp xúc, trong khi đó, công nghệ số hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp.
Lợi thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng chuyển đổi số
Trong quá trình chuyển đổi số, Việt Nam có một lợi thế là không bị áp lực và tổn thất lớn do phải chuyển đổi từ mô hình cũ, công nghệ cũ như những quốc gia sớm phát triển công nghiệp. Hiện tại, các công ty công nghệ thông tin, hạ tầng công nghệ và tỷ lệ sử dụng công nghệ tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh.
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.