Leader talk
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, sẽ có hiệu lực từ ngày 27/3/2025.
Bà Đinh Mai Hạnh, Phó tổng giám đốc, dịch vụ tư vấn thuế và pháp lý, phụ trách toàn quốc về tư vấn giá giao dịch liên kết, Deloitte Việt Nam, cho biết Nghị định 20 đã góp phần gỡ bỏ các rào cản và tăng cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp Việt Nam khi loại bỏ mối quan hệ liên kết với ngân hàng thương mại.
Trong những năm qua, cơ quan thuế đã tăng cường giám sát các giao dịch vay vốn giá trị lớn, đặc biệt khi doanh nghiệp phát sinh vay vốn từ ngân hàng thương mại.
Nguyên do xuất phát từ trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế, cơ quan thuế phát hiện một số trường hợp tập đoàn cố tình dàn xếp các giao dịch vay vốn thông qua ngân hàng như một bên trung gian nhằm giảm nghĩa vụ thuế hoặc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Cụ thể, thay vì trực tiếp cho công ty con vay – đây là giao dịch liên kết – công ty mẹ chuyển tiền vào một ngân hàng thương mại, ngân hàng này sau đó cấp khoản vay cho công ty con tại Việt Nam với các điều khoản theo nguyên tắc giá thị trường.
Trên lý thuyết, công ty con vay từ một tổ chức tài chính độc lập, không liên quan đến công ty mẹ. Nhưng trên thực tế, ngân hàng chỉ là trung gian, dàn xếp khoản vay để giảm lợi nhuận và số thuế phải nộp của doanh nghiệp tại Việt Nam, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Do đó, tại điểm d, khoản 5, Nghị định số 132/2020/NĐ-CP (“Nghị định 132”) đã quy định: nếu khoản vay bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay thì bên đi vay và cho vay được xem là bên liên kết.
Thực tế đã phát sinh trường hợp doanh nghiệp đi vay từ ngân hàng thương mại với khoản vay giá trị lớn đạt ngưỡng trong quy định bị xem là phát sinh giao dịch liên kết.

Thưa bà, nhiều doanh nghiệp từng phản ánh rằng việc xem ngân hàng thương mại là bên liên kết chỉ vì phát sinh khoản vay lớn là chưa hợp lý. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
Bà Đinh Mai Hạnh: Đây là một trong những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động. Khi làm việc với các doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn đều có chung một khó khăn: họ cần nguồn vốn lớn, đặc biệt là từ các ngân hàng thương mại để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc vay vốn ngân hàng là nhu cầu thực tế, mang tính thương mại thông thường.
Tuy nhiên, theo quy định trước đây, nếu doanh nghiệp có khoản vay lớn từ ngân hàng thương mại, họ có thể bị xếp vào diện có quan hệ liên kết mặc dù không có quan hệ sở hữu về vốn, kiểm soát hay điều hành.
Việc bị xếp vào nhóm có quan hệ liên kết kéo theo nhiều hệ lụy. Đầu tiên, doanh nghiệp phải lập hồ sơ giao dịch liên kết, một yêu cầu tuân thủ phức tạp, đòi hỏi tốn kém thời gian và nguồn lực.
Quan trọng hơn, doanh nghiệp bị khống chế chi phí lãi vay ở mức 30% EBITDA. Điều này có thể gây ra áp lực tài chính lớn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư, chưa tạo ra lợi nhuận.
Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, EBITDA âm, toàn bộ chi phí lãi vay không được trừ, khiến gánh nặng tài chính càng trở nên nặng nề.
Điều này tạo ra rào cản trong việc tiếp cận vốn vay hợp pháp. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn là yếu tố sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp trẻ hoặc đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Nếu bị hạn chế về khả năng khấu trừ chi phí lãi vay, doanh nghiệp có thể đối diện với nguy cơ giảm hiệu quả kinh doanh, thậm chí là mất đi cơ hội phát triển.
Theo bà, việc Nghị định số 20/2025/NĐ-CP (“Nghị định 20”) loại bỏ mối quan hệ liên kết với ngân hàng thương mại có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?
Bà Đinh Mai Hạnh: Đây là một thay đổi rất tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Theo quy định mới trong Nghị định 20, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại không còn bị xem là có quan hệ liên kết nếu giữa họ không tồn tại mối quan hệ về vốn góp, điều hành, kiểm soát lẫn nhau hoặc bởi một bên thứ ba.
Điều này giúp giảm bớt áp lực tuân thủ cho doanh nghiệp, đặc biệt là yêu cầu lập hồ sơ giao dịch liên kết và khống chế chi phí lãi vay, đảm bảo tính hợp lý và minh bạch của chính sách thuế, phù hợp với nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức”.
Việc loại bỏ mối quan hệ liên kết này không chỉ giúp doanh nghiệp được khấu trừ chi phí lãi vay hợp lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tiếp cận vốn, giúp doanh nghiệp có thêm dư địa tài chính để tái đầu tư, mở rộng hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đây là một bước tiến quan trọng, góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch hơn và hỗ trợ sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới.
Nếu không còn mối quan hệ liên kết với ngân hàng thương mại, phần chi phí lãi vay vượt mức khống chế những năm trước sẽ được xử lý như thế nào, thưa bà?
Bà Đinh Mai Hạnh: Theo quy định, nếu doanh nghiệp không còn phát sinh giao dịch liên kết, phần lãi vay vượt mức khống chế từ các năm trước 2024 sẽ được phân bổ đều và chuyển tiếp sang các năm tiếp theo, theo thời hạn còn lại trong khung 5 năm.
Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trong việc được tiếp tục khấu trừ chi phí lãi vay chưa chuyển tiếp hết trong giai đoạn trước.
Nếu doanh nghiệp vẫn có các hình thức liên kết khác, phần lãi vay vượt mức sẽ tiếp tục được chuyển tiếp theo nguyên tắc khống chế 30% EBITDA như trước đây.
Do đó, việc rà soát lại tình trạng giao dịch liên kết là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt nhất các quyền lợi thuế, đồng thời đảm bảo tuân thủ theo quy định mới.
Ngoài các điểm thay đổi vừa nêu trên, Nghị định 20 còn điểm thay đổi nào đáng chú ý nữa không, thưa bà?
Bà Đinh Mai Hạnh: Nghị định còn bổ sung hình thức liên kết (loại m) của tổ chức tín dụng với công ty con, hoặc với công ty kiểm soát, hoặc với công ty liên kết theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo đó, hình thức quan hệ liên kết của các tổ chức tín dụng quy định tại Nghị định 20 đã được thắt chặt hơn, tham chiếu theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp cung cấp các thông tin về người có liên quan trọng các tổ chức tín dụng cho mục đích quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết với các tổ chức tín dụng khi cơ quan thuế yêu cầu.
Ngoài ra, quy định cũng bổ sung thêm trường hợp chi nhánh hạch toán độc lập cũng thuộc đối tượng phải kê khai thông tin giao dịch liên kết và thuộc phạm vi áp dụng quy định về giao dịch liên kết.
Do đó, doanh nghiệp cần rà soát và tiến hành kê khai và chuẩn bị hồ sơ chứng minh tính tuân thủ nguyên tắc giá thị trường cho các giao dịch phát sinh với chi nhánh hạch toán độc lập nếu có.
Nghị định cũng ban hành Phụ lục I - thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết thay thế cho mẫu hiện tại. Nghị định 20 có hiệu lực thi hành từ ngày 27/3/2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp nên nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Ngân hàng trước áp lực 'hy sinh' lợi nhuận
Deloitte vinh danh 3 doanh nghiệp được quản trị tốt nhất 2023
Các doanh nghiệp ứng viên được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí cốt lõi: chiến lược kinh doanh, năng lực cạnh tranh và sự đổi mới, văn hóa doanh nghiệp và cam kết, quản trị công ty và tài chính.
Deloitte chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho VACO
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam khẳng định, Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) là công ty duy nhất trong 5 công ty của Bộ Tài chính chuyển đổi một cách thành công mô hình sở hữu và quản lý để duy trì được giá trị của những người làm nghề, duy trì được giá trị thương hiệu.
Từ mối lương duyên với Quảng Ngãi đến ra mắt Deloitte Private
Deloitte Việt Nam vừa chính thức ra mắt Deloitte Private - khối dịch vụ có tính "may đo" cấp độ cao, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, pháp lý, kiểm toán và đảm bảo cho các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân vào đúng dịp kỷ niệm 30 năm thành lập.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Châu Âu đề xuất giảm yêu cầu bền vững, doanh nghiệp Việt dễ thở hơn?
Khi phạm vi điều chỉnh của các quy định liên quan đến phát triển bền vững thu hẹp lại, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chịu tác động cũng ít đi.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.