Loạt cơ chế đặc thù cho các dự án đường sắt tỷ đô

Thái Bình Thứ tư, 07/05/2025 - 11:49
Nghe audio
0:00

Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.

Dự thảo nghị quyết của Quốc hội do Bộ Xây dựng trình thí điểm một số chính sách, cơ chế đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt, nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, hiện thực hóa mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo quy hoạch.

Hàng triệu tỷ đồng ngân sách dành cho đường sắt

Một trong những mục tiêu quan trọng của nghị quyết này là ban hành thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để áp dụng chung cho một số dự án đường sắt cấp bách đặc biệt như tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái và Thủ Thiêm – Long Thành. Đồng thời, giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện; tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư, rút ngắn tối đa trình tự, thủ tục, thời gian chuẩn bị đầu tư, tiến độ thực hiện.

Với tinh thần chỉ luật hóa các thủ tục liên quan để huy động mọi nguồn lực hợp pháp nhằm rút ngắn tối đa trình tự, thời gian chuẩn bị, tránh lãng phí trong đầu tư, nghị quyết khi đi vào thực hiện, sẽ cần khoảng 2,26 triệu tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án đường sắt quốc gia.

Để giải bài toán đầu tư hệ thống đường sắt đô thị của Hà Nội và TP.HCM sẽ cần tới 3,24 triệu tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho hai thành phố khoảng 509.602 tỷ đồng, Hà Nội bố trí ngân sách khoảng 1,17 triệu tỷ đồng, TP.HCM 1,56 triệu tỷ đồng.

Bộ Xây dựng cũng đề xuất các cơ chế chính sách về huy động vốn liên quan. Theo đó, nguồn lực thực hiện các dự án đường sắt liên quan sẽ đến từ nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng như nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hàng năm (nếu có). Những nguồn này, theo dự thảo nghị quyết, sẽ do Thủ tướng quyết định.

Giá trị đất đai dọc tuyến đường sắt quốc gia và các khu đô thị phụ cận ga đường sắt sẽ được khai thác tối ưu phục vụ quốc gia và địa phương. Ảnh minh họa: Hoàng Anh.

Bên cạnh đó, dự án đường sắt đô thị sẽ được huy động nguồn lực từ ngân sách địa phương trên cơ sở cân đối của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Theo Bộ Xây dựng, các dự án đường sắt có kỹ thuật phức tạp, công nghệ hiện đại, chưa có/chưa đầy đủ hệ thống đơn giá, định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Đồng thời, quá trình triển khai các dự án đường sắt thời gian qua gặp nhiều vướng mắc về đơn giá, định mức gây khó khăn cho lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán các gói thầu.

Vì vậy, dự thảo nghị quyết đã đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù như các dự án được áp dụng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư, dữ liệu về chi phí, vận hành và bảo trì do các tổ chức trong nước, nước ngoài công bố hoặc của dự án tương tự và được quy đổi về thời điểm tính toán.

Dự án được phép xác định chi phí theo suất vốn đầu tư của dự án tương tự trên thế giới và được quy đổi về thời điểm tính toán, áp dụng các khoản mục chi phí như các dự án đường sắt có tính chất, điều kiện triển khai tương tự trên thế giới.

Tối ưu nguồn lực từ quỹ đất tương lai

Một trong những nguồn lực đóng góp vào quá trình thực hiện các dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị là khai thác hiệu quả quỹ đất dọc tuyến và giá trị tăng thêm từ đất vùng phụ cận ga đường sắt quốc gia.

Đồng thời, đây cũng hứa hẹn là nguồn lực tác động tích cực trở lại với địa phương – thông qua việc phân cấp, trao quyền chủ động quy hoạch, triển khai các dự án cho UBND cấp tỉnh.

Dự thảo nghị quyết đề cập tới việc phát triển khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất vùng phụ cận ga đường sắt quốc gia, phát triển đô thị theo mô hình TOD đối với đường sắt đô thị để tạo thêm nguồn vốn đầu tư trở lại cho phát triển đường sắt.

Để đơn giản hóa thủ tục điều chỉnh quy hoạch khi phát triển đô thị theo mô hình TOD, Bộ Xây dựng đề xuất trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định các chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu sử dụng đất nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất.

Đáng chú ý, việc phân cấp, phân quyền cho địa phương được phát huy mạnh mẽ nhằm khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất vùng phụ cận ga đường sắt quốc gia.

Theo đó, UBND cấp tỉnh được trao quyền trong lập, điều chỉnh quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt để xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi.

Trong vùng phụ cận ga đường sắt, UBND cấp tỉnh được điều chỉnh chức năng sử dụng các khu đất trong vùng phụ cận ga đường sắt để khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất.

Đối với số tiền thu được từ khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt sau khi trừ đi các chi phí có liên quan theo quy định, chính quyền địa phương cấp tỉnh được giữ lại 50% và nộp 50% vào ngân sách trung ương để cân đối ngân sách nhà nước đầu tư cho dự án.

Liên quan tới phát triển đô thị theo mô hình TOD đối với đường sắt đô thị, Bộ Xây dựng đề xuất UBND tỉnh được điều chỉnh chức năng sử dụng các khu đất trong khu vực TOD để khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất, phát triển các tuyến đường sắt đô thị, phát triển đô thị trong khu vực TOD.

Việc điều chỉnh các nội dung trên phải đảm bảo nguyên tắc không vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực TOD.

Căn cứ quy hoạch khu vực TOD được phê duyệt, tỉnh được quyết định việc chuyển nhượng chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch giữa các dự án, công trình trong khu vực TOD.

Dự kiến, dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt đầu tư phát triển hệ thống đường sắt sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Theo dự thảo nghị quyết, các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt theo Danh mục do Thủ tướng quyết định được bảo đảm đầu ra theo cơ chế đặt hàng khi đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, tổng thầu, nhà thầu phải ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà trong nước có thể sản xuất, cung cấp.

Trước đó, tại phiên họp thứ 16 của Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm ngành giao thông, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn Hòa Phát chịu trách nhiệm sản xuất đường ray, Tập đoàn Trường Hải (Thaco) đảm nhận chế tạo toa tàu, Tập đoàn Vingroup triển khai hệ thống tàu điện ngầm từ nội đô TP.HCM đến Cần Giờ.

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng phát sinh điểm nghẽn

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng phát sinh điểm nghẽn

Tiêu điểm -  3 tuần

Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng đang “mắc” tại đoạn qua tỉnh Lào Cai do khó khăn phát sinh trong giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Thủ tướng chỉ đạo nóng về loạt dự án đường sắt

Thủ tướng chỉ đạo nóng về loạt dự án đường sắt

Tiêu điểm -  4 tuần

Thủ tướng yêu cầu cụ thể về một số dự án đường sắt trọng điểm như Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, đường sắt đô thị Hà Nội.

Hoà Phát, Thaco, Vingroup cùng làm đường sắt, tàu điện ngầm ở TP. HCM

Hoà Phát, Thaco, Vingroup cùng làm đường sắt, tàu điện ngầm ở TP. HCM

Tiêu điểm -  1 tháng

Chính phủ thúc đẩy đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông. Hòa Phát sản xuất đường ray, Thaco chế tạo toa tàu, Vingroup triển khai tàu điện ngầm kết nối TP. HCM với Cần Giờ.

Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'

Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'

Tiêu điểm -  40 phút

Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.

Lấn biển làm sân bay Lý Sơn 2.000 tỷ đồng

Lấn biển làm sân bay Lý Sơn 2.000 tỷ đồng

Tiêu điểm -  4 giờ

Sân bay Lý Sơn được tỉnh Quảng Ngãi dự kiến triển khai trong giai đoạn 2026 - 2035, với mức đầu tư 2.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách trung ương.

Quảng Ninh trong nhóm dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2024

Quảng Ninh trong nhóm dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2024

Tiêu điểm -  5 giờ

Với điểm số 73,2, đây là năm thứ 12 tỉnh Quảng Ninh liên tục đứng trong nhóm năm tỉnh, thành phố đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Gần 14 tỷ USD vốn ngoại đăng ký vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm

Gần 14 tỷ USD vốn ngoại đăng ký vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm

Tiêu điểm -  19 giờ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn FDI trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc sang Mỹ, chạy đua trước thuế quan

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc sang Mỹ, chạy đua trước thuế quan

Tiêu điểm -  21 giờ

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược, tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng và đa dạng hóa thị trường để giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Quân bài tẩy giúp Hodeco tự tin tăng lãi gấp 6 lần

Quân bài tẩy giúp Hodeco tự tin tăng lãi gấp 6 lần

Doanh nghiệp -  17 phút

Hodeco đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 424 tỷ đồng năm 2025, tăng 633% so với thực hiện năm ngoái. Cơ sở nào để doanh nghiệp địa ốc này đặt mục tiêu “khủng”?

Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'

Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'

Tiêu điểm -  40 phút

Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.

21 ngân hàng sẵn sàng cho gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng

21 ngân hàng sẵn sàng cho gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng

Tài chính -  55 phút

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.

Vietnam Airlines mở đường bay thẳng từ Hà Nội tới kinh đô thời trang châu Âu

Vietnam Airlines mở đường bay thẳng từ Hà Nội tới kinh đô thời trang châu Âu

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam - châu âu, Vietnam Airlines chính thức công bố khai trương đường bay thẳng kết nối Hà Nội và Italy.

Vua Nệm muốn lên UPCOM, mục tiêu lãi gấp đôi 2024

Vua Nệm muốn lên UPCOM, mục tiêu lãi gấp đôi 2024

Doanh nghiệp -  3 giờ

Vua Nệm sau khi có lãi trở lại đã đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2025 tăng gấp đôi, đồng thời trở thành công ty đại chúng.

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Phát triển bền vững -  3 giờ

Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Loạt cơ chế đặc thù cho các dự án đường sắt tỷ đô

Loạt cơ chế đặc thù cho các dự án đường sắt tỷ đô

Tiêu điểm -  4 giờ

Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.