Loạt siêu dự án rùa bò, chờ phá sản ở Phú Thọ

Nguyễn Cảnh Thứ sáu, 21/06/2024 - 09:12

8 dự án trọng điểm của tỉnh Phú Thọ đang nằm chờ phá sản, chờ được gỡ vướng.

Dự án khu du lịch Đảo Ngọc Xanh. Ảnh: thanhthuy.phutho.gov.vn

UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo tòa án nhân dân tỉnh đẩy nhanh tiến độ thụ lý hồ sơ, thực hiện xử lý theo quy trình phá sản doanh nghiệp, sớm giải quyết dứt điểm các dự án khách sạn Bãi Bằng, nhà máy xi măng Hữu Nghị tại khu công nghiệp Thụy Vân, hai nhà máy sản xuất phôi thép liên hoàn và nhà máy cán thép liên hoàn Sông Hồng cùng tại cụm công nghiệp Bạch Hạc.

Trong số này, đáng chú ý là hai trường hợp nhà máy thép với quy mô lớn và thời gian thực hiện kéo dài gần 20 năm nay.

Được UBND tỉnh Phú Thọ chấp thuận đầu tư vào các năm 2002, 2006, dự án nhà máy cán thép liên hoàn Sông Hồng do Công ty CP Thép Sông Hồng làm chủ đầu tư. Giai đoạn 1 dự án đi vào sản xuất từ năm 2009 và tạm dừng tại đây. 

Tính đến tháng 11/2023, chủ đầu tư nợ thuế gần 50 tỷ đồng và đã vay tổng cộng 638 tỷ đồng từ năm ngân hàng. Lý do của việc đình trệ dự án, theo chủ đầu tư là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài.

Về dự án này, UBND tỉnh Phú Thọ đề nghị các sở ngành, đơn vị địa phương xử lý dứt điểm, hoàn thành trong năm nay.

Bi đát hơn là dự án nhà máy sản xuất phôi thép liên hoàn do Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát triển khai đã dừng đầu tư từ 14 năm trước nhưng hiện địa phương vẫn đang trong quá trình đẩy nhanh công tác xử lý dự án này.

Được cấp chứng nhận đầu tư năm 2007, công suất 500.000 tấn/năm, nằm trên diện tích 20ha đất, dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 lên tới 1.230 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2011, chủ đầu tư đã san lấp mặt bằng khoảng 6,2ha và xây dựng dở dang một số hạng mục.

Theo xác định của UBND tỉnh Phú Thọ, nhà đầu tư đã vay ngân hàng 8 triệu USD và 691 tỷ đồng. Hiện tại, công ty không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký theo kết quả xác minh của cơ quan thuế.

Ở lĩnh vực xây dựng, ghi nhận bốn trường hợp gặp khó khăn kéo dài nhiều năm qua, dẫn đến trì trệ tiến độ.

Cụ thể, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy quy mô 87ha, do Công ty TNHH Sông Thao thực hiện, được chấp thuận chủ trương từ 22 năm trước, tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng.

Tiến độ hoàn thành dự án là năm 2003, nhưng suốt 20 năm qua tiến độ dự án rất ì ạch, nhà đầu tư thế chấp tài sản tại các ngân hàng, có pháp nhân mua nhận nợ. Với việc nợ đọng thuế kéo dài, dự án được xác định không đảm bảo các điều kiện ưu đãi.

Được biết, cơ quan thuế đã truy thu số tiền thuế phải nộp theo quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và các khoản thuế, phí có liên quan. Tính đến hết tháng 11/2022, nhà đầu tư đã nộp khoảng 7 tỷ đồng tiền thuê đất, số tiền còn lại đang áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế theo quy định.

Yếu tố “hồi sinh” cho dự án đã xuất hiện vào cuối năm vừa qua, khi Công ty CP Tập đoàn Ecopark bắt tay chủ đầu tư Công ty TNHH Sông Thao để cùng gỡ khó, triển khai tiếp tục dự án khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng La Phù.

Về phương án liên kết, UBND tỉnh “gợi mở” hai đơn vị chuyển nhượng cổ phần hoặc tài sản và thành lập doanh nghiệp quản lý, điều hành dự án tại tỉnh Phú Thọ để thực hiện các bước thủ tục, tiếp tục đầu tư dự án.

Một dự án khác có chặng đường phát triển gần 20 năm chưa hoàn thiện là khu du lịch Đảo Ngọc Xanh tại bãi nổi thị trấn Thanh Thủy. Được cấp chứng nhận đầu tư năm 2008 với quy mô gần 67ha, tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, dự án đã hoạt động một số dịch vụ như ăn nghỉ, hội họp, vui chơi giải trí nhưng làm ăn thua lỗ vì không thu hút được khách.

Đáng chú ý, dự án vẫn chưa đạt được mục tiêu là khu nghỉ dưỡng cao cấp vì chưa được phép khai thác nước khoáng nóng. 

Chủ đầu tư Công ty CP Ao Vua đã có hồ sơ xin điều chỉnh quy hoạch 1/500 dự án và đang chờ tỉnh xem xét, quyết định. Vấn đề này đang được xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn do liên quan tới hành lang thoát lũ của dự án (khi điều chỉnh quy hoạch).

Ngoài ra, còn ghi nhận hai dự án quy mô khác đang gặp trở ngại về giải phóng mặt bằng, đền bù được địa phương đang tập trung vào cuộc gỡ vướng.

Cụ thể là dự án khu nhà ở cao cấp Vương Cường tại TP. Việt Trì của Công ty CP Tập đoàn Vương Cường, tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng, quy mô khoảng 13ha. 

Dự án tiếp theo là khu đô thị Tây Nam, Việt Trì giai đoạn 1 của Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu, tổng mức đầu tư 1.365 tỷ đồng, quy mô 28ha.

Phú Thọ lọt tầm ngắm của nhà đầu tư bất động sản

Phú Thọ lọt tầm ngắm của nhà đầu tư bất động sản

Bất động sản -  8 tháng
Nhà đầu tư đang có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm bất động sản dòng tiền và giá đang ở chân sóng tại các tỉnh “sân sau của Hà Nội”.
Phú Thọ lọt tầm ngắm của nhà đầu tư bất động sản

Phú Thọ lọt tầm ngắm của nhà đầu tư bất động sản

Bất động sản -  8 tháng
Nhà đầu tư đang có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm bất động sản dòng tiền và giá đang ở chân sóng tại các tỉnh “sân sau của Hà Nội”.
Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  59 phút

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  1 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  1 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  3 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  3 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  13 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.