Doanh nghiệp
Lợi nhuận Vĩnh Hoàn giảm mạnh
Mỹ - nước nhập khẩu chính sản phẩm của Vĩnh Hoàn giảm tới 65% xuống 117 tỷ đồng, thị trường châu Âu cũng sụt giảm tới 28%.
Thủy sản Vĩnh Hoàn vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 1 với doanh thu xuất khẩu giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 462 tỷ đồng, thấp nhất kể từ tháng 3/2021 và là tháng thứ ba liên tiếp ghi nhận doanh thu tăng trưởng âm.
Trong đó, tất cả các ngành hàng đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, trong đó cá tra giảm 44% xuống 273 tỷ đồng, sản phẩm phụ giảm 54% còn 54 tỷ đồng. Các mảng chăm sóc sức khỏe, bánh phồng tôm và sản phẩm giá trị gia tăng lần lượt giảm 74%, 42% và 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét về thị trường xuất khẩu, Mỹ (nước nhập khẩu chính sản phẩm của Vĩnh Hoàn) giảm tới 65% xuống 117 tỷ đồng, thị trường châu Âu cũng sụt giảm tới 28%. Doanh thu tại thị trường nội địa cũng đi xuống 34% còn 140 tỷ đồng. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc có sự cải thiện 22% lên 32 tỷ đồng nhờ chính sách mở cửa, song tỷ trọng đóng góp vào doanh thu chung không lớn.
Trong nửa đầu tháng 2 (không có ngày làm việc do nghỉ Tết), sản lượng xuất khẩu sang Mỹ của Vĩnh Hoàn tiếp tục giảm 33% so với cùng kỳ và kim ngạch xuất khẩu giảm 55% so với cùng kỳ. Giá bán bình quân xuất sang Mỹ giảm xuống 2,8 USD/kg (giảm 37% so với cùng kỳ, giảm 6% so với tháng trước).
Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gấp đôi và kim ngạch xuất khẩu tăng 76%. Giá bán trung bình sang Trung Quốc đạt 2,5 USD/kg (tương đương năm trước và tăng 10% so với tháng trước).
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng 1 đạt 83,6 triệu USD (giảm 61% so với cùng kỳ, giảm 44% so với quý trước). Kim ngạch xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều giảm, trong đó xuất khẩu sang Mỹ giảm 81% so với cùng kỳ.
Sản lượng xuất khẩu sang Mỹ giảm 76% so với cùng kỳ và giảm 44% so với tháng trước. Giá bán bình quân xuất khẩu sang Mỹ đạt 2,97 USD/kg trong tháng 1 (giảm 34% so với cùng kỳ và đi ngang so với tháng trước). Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 62% so với cùng kỳ và giảm 70% so với tháng trước.
Mặc dù số liệu tháng 1 bị tác động do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sớm hơn thường lệ (hầu hết các công ty chỉ hoạt động trong nửa tháng) nhưng vẫn phản ánh nhu cầu suy yếu tại các thị trường xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu có lạm phát cao và mức tồn kho giá cao có áp lực rất lớn vào cuối năm.
Trong báo cáo phân tích về CTCP Vĩnh Hoàn, SSI Research dự phóng doanh thu thuần công ty đạt 11.124 tỷ đồng giảm 16%, lợi nhuận ròng là 1.442 tỷ đồng giảm 27% so với cùng kỳ.
Đơn vị phân tích kỳ vọng, năm nay, sản lượng tiêu thụ của Vĩnh Hoàn sẽ ổn định, giá bán bình quân cá tra đạt 3,9 USD/kg. Sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ bù đắp một phần cho sự sụt giảm sản lượng xuất khẩu sang Mỹ trong nửa đầu năm nay. Trong khi đó, giá bán bình quân sang Trung Quốc thấp hơn so với giá bán sang Mỹ khoảng 15%, cho thấy áp lực lên tỷ suất lợi nhuận gộp vẫn còn.
Trong trường hợp, chi phí thức ăn thủy sản giảm 13% so với cùng kỳ, giảm ít hơn đáng kể so với mức giảm giá bán bình quân thì tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ giảm 260 điểm cơ bản trong năm nay.
Dấu hiệu tiêu cực về xuất khẩu cá tra
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.