Doanh nghiệp
Lợi thế quỹ đất sạch của Văn Phú - Invest
Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm do nhu cầu toàn thị trường phục hồi chậm, Văn Phú – Invest vẫn duy trì được tiến độ của các dự án trọng điểm, đồng thời giữ vững được khả năng có thể chủ động điều chỉnh tiến độ các dự án.
Mới đây, FiinRatings đã cập nhật xếp hạng tín nhiệm mới nhất của Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest ở thang điểm “BB+” và triển vọng được nâng từ mức “Không thuận lợi” trong năm ngoái lên mức “Ổn định”.
Kết quả được FiinRatings đưa ra dựa trên kỳ vọng về việc Văn Phú – Invest sẽ phục hồi nhất định về kinh doanh, tương đồng với xu hướng hồi phục của một số doanh nghiệp phát triển bất động sản dân cư ở Việt Nam trong năm 2024.
Theo đó, FiinRatings cho rằng Văn Phú – Invest vẫn phải đối mặt với thị trường còn nhiều khó khăn và biến động nhưng công ty đã chủ động điều chỉnh chiến lược về tài chính, hoạt động trong trung và dài hạn.
Mặt khác, lợi thế cạnh tranh về năng lực triển khai pháp lý các dự án cũng như công tác chuẩn bị đầu tư để tích lũy quỹ đất, các dự án với tính pháp lý rõ ràng, nằm ở vị trí thuận lợi tại các khu đô thị vệ tinh, cùng với các dòng sản phẩm hướng tới phân khúc trung cấp vẫn sẽ là những yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ông Tô Như Toàn – Chủ tịch HĐQT Văn Phú - Invest cho biết, năm 2023 là năm khởi đầu thực hiện chiến lược 10 năm của doanh nghiệp.
Với dự báo thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, ông Toàn cho biết Văn Phú - Invest sẽ tập trung phát triển lĩnh vực kinh doanh bất động sản, không mở rộng các ngành nghề. Bên cạnh lĩnh vực chính là bất động sản nhà ở, doanh nghiệp phát triển thêm mảng bất động sản dịch vụ tạo thu nhập định kỳ.
Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm đến từ nhu cầu toàn thị trường còn đang phục hồi chậm, Văn Phú – Invest vẫn duy trì được tiến độ của các dự án trọng điểm, đồng thời giữ vững được khả năng có thể chủ động điều chỉnh tiến độ các dự án.
Công ty kế hoạch tập trung vào phát triển khoảng 10 dự án chính với quỹ đất có pháp lý rõ ràng nằm ở các khu vực tiềm năng phát triển lớn như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng... thông qua hệ thống các công ty con và công ty liên kết.

Trong năm nay, Văn Phú – Invest dự kiến ghi nhận doanh thu chính các dự án tại Bắc Giang với doanh thu mang lại khoảng 2.250 tỷ đồng, dự án Oakwood Residence Hà Nội mang lại 180 tỷ đồng, các dự án khác 350 tỷ đồng. Đồng thời, công ty thực hiện mở bán tại một số dự án mới như Vlasta Thủy Nguyên - Hải Phòng; khu nhà ở công nhân và dịch vụ thương mại Yên Phong, Bắc Ninh.
Tuy nhiên, FiinRatings đánh giá mức biên lợi nhuận của các dự án này sẽ khiêm tốn hơn so với các năm trước do chi phí phát triển dự án cao hơn. Do đó, ước tính tỷ lệ doanh thu hợp đồng/hàng tồn kho của Văn Phú – Invest sẽ cải thiện quanh mức 20 – 35% trong giai đoạn năm 2024 – 2025.
Trong điều kiện không xảy ra những biến động lớn về kinh tế – chính trị, FiinRatings ước tính doanh thu của Văn Phú – Invest trong giai đoạn 2024 – 2025, kể cả nguồn thu đều đặn từ nhóm bất động sản thương mại kể trên, sẽ phục hồi so với năm 2023.
Theo đó, công ty sẽ duy trì mức tăng trưởng trung bình vào khoảng 20 – 30%/năm, đạt khoảng 2.200 – 2.400 tỷ đồng vào năm 2024 và 2.700 – 3.000 tỷ đồng vào năm 2025, tương đương với mức kế hoạch thực hiện mà HĐQT Văn Phú - Invest đưa ra.
Tuy vậy, FiinRatings cũng nhận định Văn Phú – Invest sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong 12 – 24 tháng tới khi nhu cầu thị trường vẫn đang hồi phục chậm trong bối cảnh nền kinh tế - chính trị chưa thật sự ổn định.
Cùng với đó, rủi ro tài chính của Văn Phú – Invest được đánh giá vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nguồn vốn vay sẽ tiếp tục được sử dụng để tài trợ cho các dự án, dù mức đòn bẩy của công ty sẽ có sự cải thiện nhẹ phần lớn nhờ vào kế hoạch chuyển đổi một khoản trái phiếu đáo hạn thành vốn chủ trong năm nay.
Dù vậy, FiinRatings kỳ vọng thanh khoản của Văn Phú – Invest vẫn sẽ được kiểm soát ở mức phù hợp với tỷ lệ nguồn cung trên nguồn chi thanh khoản được ước tính ở mức 1,1 lần trong 12 – 24 tháng tới (theo kịch bản cơ sở).
Trong giai đoạn 2024 –2025, khoảng 50% – 70% nguồn thanh khoản của Văn Phú – Invest được ước tính đến từ dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh, đạt khoảng 3.800 – 5.800 tỷ đồng, trong đó bình quân 95% đóng góp bởi hoạt động bán hàng và 5% đến từ vận hành bất động sản thương mại.
Nguồn sử dụng thanh khoản của Văn Phú – Invest được ước tính bao gồm các dòng chi hoạt động từ việc đầu tư xây dựng dựa trên tiến độ bán hàng của các dự án, các chi phí hoạt động khác và dòng chi trả nợ gốc và lãi vay.
Văn Phú - Invest: Xây chắc nền tảng, hướng tới tương lai
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.