Tiêu điểm
Mắt xích quan trọng nâng tầm chất lượng lao động
Theo Chủ tịch VCCI, một trong những điều quan trọng để phát triển thị trường lao động là tạo điều kiện và phát huy vai trò của doanh nghiệp, không chỉ là người sử dụng mà là chủ thể trực tiếp tham gia bồi dưỡng đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động.
Hai thách thức lớn
Theo Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công, cùng với phục hồi kinh tế, bức tranh quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động cũng có thay đổi lớn.
Dưới tác động kép của đại dịch Covid-19 và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thị trường lao động Việt Nam nổi lên hai thách thức lớn, bao gồm thiếu hụt lao động có kỹ năng, và những thay đổi rất nhanh về yêu cầu kỹ năng đối với người lao động dưới tác động của việc thay đổi công nghệ.
Các thay đổi này khiến cho việc khớp nối cung cầu trên thị trường lao động ngày càng khó hơn, nhất là ở những vị trí, yêu cầu kỹ năng cao, ông Công nhận định tại hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì mới đây.
Báo cáo PCI 2021 mới nhất do VCCI thực hiện cũng phản ánh, đánh giá về chất lượng lao động tại các địa phương từ góc nhìn của doanh nghiệp FDI tương đồng với nhận định trên.
Cụ thể, khi doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng thay thế hoặc mở rộng, nhóm lao động mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng tuyển dụng hơn cả là công nhân, lao động phổ thông, tiếp đến là nhóm kế toán, cán bộ kỹ thuật và quản lý, giám sát. Nhóm lao động có mức độ khó nhất khi tuyển dụng là giám đốc điều hành.
Đại diện VCCI nhấn mạnh thách thức nói trên cũng là nút thắt của doanh nghiệp Việt Nam trong phục hồi và phát triển, cũng như là nguy cơ Việt Nam sẽ để mất cơ hội thu hút dòng đầu tư FDI dịch chuyển sau đại dịch Covid-19 và các biến động của chính trị quốc tế.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn dân số vàng nhưng chất lượng lao động lại chưa phải là "vàng". Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt hơn 26%; cơ cấu lao động phần lớn có kỹ năng hạn chế, thu nhập thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường.
Ông Công phân tích việc thay đổi kỹ năng của lao động phụ thuộc vào công tác đào tạo, nhưng sự thay đổi chương trình đào tạo chính quy tại các trường giáo dục nghề nghiệp luôn có độ trễ so với nhu cầu trên trị trường lao động.
Vì vậy, các chương trình đào tạo ngắn hạn trực tiếp tại doanh nghiệp được coi là một trong những giải pháp tối ưu để có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt về kỹ năng lao động hiện tại.
Giải pháp nâng cao chất lượng lao động
Để khắc phục hạn chế trên, Chủ tịch VCCI cho rằng thứ nhất, trước mắt, chính sách hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động khi gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cần linh hoạt hơn trong cơ chế phối hợp giữa đơn vị sử dụng lao động với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm các phương án phù hợp với nhu cầu vị trí việc làm của doanh nghiệp.
Ông đề xuất kéo dài thời gian thực hiện chính sách và điều chỉnh các điều kiện để có thêm nhiều doanh nghiệp và người lao động được tham gia.
Tổng kinh phí dự kiến chi cho chính sách này là 4.500 tỷ đồng được trích từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Mặc dù được triển khai từ 1/7/2021, hạn cuối để các doanh nghiệp nộp hồ sơ là 30/6/2022, nhưng qua 1 năm, rất ít doanh nghiệp đăng ký tham gia và mới chỉ 17 tỉnh, thành phố phê duyệt cho 57 đơn vị, hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho gần 12.000 lao động.
“Một con số rất khiêm tốn so với mục tiêu 4.500 tỷ đồng đề ra để thực hiện chính sách”, ông lưu ý.
Thứ hai, đại diện VCCI đề nghị Chính phủ xem xét có những quy định hướng dẫn về đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp (thời gian, nội dung, yêu cầu về giáo viên và cơ sở vật chất), có cơ chế hợp tác giữa nhà trường – cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong việc xây dựng, và thẩm định chương trình đào tạo tại doanh nghiệp, cũng như ban hành cơ chế công nhận về mặt văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận cho người lao động được đào tạo tại doanh nghiệp.
Điều này vừa tạo điều kiện cho phát triển thị trường lao động linh hoạt, vừa khuyến khích người lao động liên tục học tập trau dồi kỹ năng để đạt được những vị trí và cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.
Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện và đầu tư thỏa đáng vào việc đào tạo kỹ năng cho người lao động một cách căn cơ, toàn diện.
Thứ ba, ông Công đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét có ưu đãi giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ tại doanh nghiệp đáp ứng đúng tiêu chuẩn.
Hiện tại, Luật Giáo dục nghề nghiệp chỉ quy định các ưu đãi cho doanh nghiệp có thành lập trung tâm/trường/cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp, và các cơ sở này phải hoạt động như một đơn vị đào tạo chuyên nghiệp.
Điều này hạn chế và bỏ sót một hình thức đào tạo phổ biến của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay là chương trình đào tạo nội bộ cho người lao động của doanh nghiệp.
Thứ tư, tăng cường hiệu quả hợp tác doanh nghiệp, nhà trường. VCCI đề xuất áp dụng đánh giá ở Việt Nam mô hình giáo dục nghề nghiệp do ngành dẫn dắt, trong đó việc xác định các kỹ năng, cập nhật các kỹ năng mới, thiết kế chương trình cho học viên của một ngành nhất định được thực hiện với sự tham gia của chính các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong ngành đó thông qua Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề.
Việt Nam đang có mục tiêu và khát vọng trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Chìa khóa vàng để mở cánh cửa đầu tiên đến với mục tiêu này là nhanh chóng xây dựng lực lượng lao động chất lượng vàng, có năng suất cao, thu nhập cao.
Ông Công nhấn mạnh thêm để thực hiện điều này, cần có những giải pháp mạnh và đột phá, trong đó có việc tạo điều kiện và phát huy vai trò của doanh nghiệp không chỉ là người sử dụng, mà là chủ thể trực tiếp tham gia bồi dưỡng đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động.
Đồng thời quan tâm tạo môi trường phát triển nhanh, bền vững vì một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập chỉ có thể có được khi doanh nghiệp phát triển phát triển hiện đại, bền vững, hội nhập.
Theo Nghị quyết 54, để phát triển thị trường lao động, Bộ Lao động – thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương:
- Nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về phát triển thị trường lao động, nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm theo hướng phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ.
- Đề án xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp tham gia vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
- Xây dựng Đề án nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.
- Xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào quá trình đào tạo và đào tạo lại lao động; có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc ở Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai và nhân rộng đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề cao, trong đó tập trung đào tạo theo các bộ chương trình chuyển giao từ nước ngoài.
Điệp khúc doanh nghiệp thiếu lao động, trường nghề vắng học viên
3 việc doanh nghiệp cần làm để hồi phục 'sức khoẻ' người lao động hậu Covid-19
Hầu hết người lao động cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng do Covid-19 và có xu hướng cân nhắc đến việc cắt giảm thời gian làm việc, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thách thức mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%
Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021 - 2025 trên 6,5% là mục tiêu thách thức của Chính phủ. Trong đó, năm 2021 đã tăng khiêm tốn 4,71% do Covid-19, nên 4 năm tiếp theo cần sự đột phá mạnh mẽ để đạt mức tăng bình quân lịch sử trên 6,95%.
Thị trường lao động đang dần phục hồi
Trong quý I/2022, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thị trường lao động đang dần phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá. Số người lao động có việc làm và thu nhập bình quân đã tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp ‘khát’ lao động sau mở cửa
Trong khi doanh nghiệp chưa kịp vui mừng khi các hoạt động sản xuất, dịch vụ trở lại trạng thái bình thường, tình trạng thiếu hụt lao động đã ập đến và tiếp tục kéo dài.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.